Cuộc đời khổ cực ở lò gạch Ấn Độ (1/2)
---o0o---
Tuy trời nóng bức,
công việc nặng nhọc và bẩn thỉu. Nhưng người dân ở lò gạch Andhra Pradesh, Ấn
Độ vẫn làm miệt mài vì công việc này đem đến nguồn thu nhập chính nuôi sống gia
đình của họ.
Chạy suốt chiều dài
khoảng 80km là hàng trăm nhà máy gạch san sát.
Chủ yếu làm bằng thủ
công và trẻ em được tận dụng triệt để trong lò gạch.
Ngoài việc sử dụng lao động bản địa, ở đây còn tuyển dụng cả những lao
động nhập cư từ các tiểu bang lân cận như Orissa.
Mỗi năm có khoảng 2 triệu người từ Orissa đến Andhra Pradesh tìm việc.
Có nguồn cung lao động dồi dào nên các chủ nhà máy gạch giả lương cho họ rất rẻ
mạt.
Tiểu bang Orissa là nơi thường xuyên xảy ra hạn hán và lũ lụt. Người
nông dân trở thành những kẻ trắng tay và phải bỏ quê hương ra đi làm thuê ở các
nhà máy gạch.
Các lò gạch ở đây đều sử dụng nhiên liệu là gỗ, than đá, thậm chí là rác
thải. Nên khói bụi do các lò gạch này thải ra toàn là các loại khí độc hại cho
cả con người và môi trường. Cứ một triệu viên gạch ra lò thì có 200 tấn than bị
đốt.
Họ làm việc theo nhóm từ bảy đến chin người cả phụ nữ và trẻ em. Mỗi
người được trả 5 đô la cho 1000 viên gạch họ làm ra.
Vì luôn phải đội, và gánh với khối lượng lớn nên người lao động có thể
bị chấn thương cột sống.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét