Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

TƯỢNG THỜ PHẬT GIÁO (2)



MỸ THUẬT PHẬT GIÁO
GS Trẩn Kiêm Đạt
(ĐH Đông Phương – California – USA)
-o0o-
2 - PHONG CÁCH VÀ BÀI TRÍ TƯỢNG THỜ PHẬT GIÁO
Tiền đưởng.
Bát Bộ Kim Cương
1- Bát Bộ Kim Cương (Vajrapani) gồm có: Thanh  Trừ Tai, Tích Độc Nhãn, Hoàng Tùy Cầu, Bạch Tĩnh Thủy, Xích Thanh Hóa, Định  Trừ Tai, Tử Hiền và Đại Thần Học .

2- Hộ Pháp (Paladharma): ông Thiện và ông Ác 
 

3- Thổ Thần, Long Thần, Đức Ông, Thánh Tăng (Ananda) Giám Trai.
 
Thập Điện Diêm Vương
4- Thập điện Diêm Vương: Tân Quảng Vương, Sở Giang Vương, Diêm La Vương, Ngũ Quan Vương, Biến Thành Vương, Thái Sơn Vương, Bình Đẳng Vương, Đô Thị Vương, Chuyển Luân Vương. 
Hành lang :
Thờ những vị Tổ: Ma Ha Ca Diếp, A Nan Đà, Giá Na Hòa Tu, Ưu Ba Cầu Đa, Đề Ca Đa, Ba Tu Mật, Phật Đà Nan Đề, Phụng Đà Mật Đa, Hiếp Tôn Giả, Mã Minh, Ca Tỳ Ma La, Long Thụ Tôn Giả, La Hầu Ha, Tăng Già Nan Đề, Gia gia Đa Xá, Cưu Ma La Đa, Đồ Dạ Đa. Một trong những yếu tố tạo  nên khung cảnh trang nghiêm của một ngôi chùa  là quang cảnh bên trong. Không gian của chùa  vốn dĩ thường đóng kín, ánh sáng chiếu vào rất hạn chế. Khi ánh sáng tỏa vào chùa theo con đường khúc xạ và phản  quang, cho nên cường độ cũng rất yếu, khác hẳn không gian nội thất của đình làng. Đã thế, việc trang trí điện thờ ở chùa lại khá phức tạp, nhiều tầng lớp, đủ thể loại, đã gia tăng thêm  cảnh u tịch, huyền bí, oai nghiêm.  Bên trong, với không gian chùa như thế, những khối tròn, nhẳn bóng thường đọng ánh sáng và nổi lên  rất rõ nét. Do đó, khi tạo hình, những pho tượng thường có bề mặt rất nhẵn, những  khối rất căng tròn.
Thập Bát La Hán
Những dãy tượng trong chùa  thường xếp thành hàng như Di Đà Tam Tôn,  Quần tượng Tam Thế,  những tượng Quan Thế  Âm Chuẩn Đề, Tống tử, Niệm  hương, Tượng  Ngọc Hoàng,  Đế Thích,  Thập Bát La Hán... cân xứng, đăng đối. Tất cả những tượng này thường bằng gỗ, sơn son thếp  vàng lộng lẫy. Cho nên khi  ánh sáng dọi vào, những  khối vàng sơn đặt cạnh bên nhau nổi lên rất rõ nét. Cả không gian chung quanh tràn ngập toàn màu vàng. Chỗ sáng, chỗ tối, chỗ đậm, chỗ nhạt, hư hư, thực thực, mờ mờ ảo ảo, biểu hiện nét sắc sắc, không không của đạo Phật. Màu vàng theo quan  niệm triết lý Đông Phương là  Hành Thổ, là trung  tâm điểm, là màu sắc của những gì quý giá,  sang trọng, oai nghiêm.  Tất cả cảnh vật, màu sắc, ánh sáng đã tạo nên không khí linh thiêng của cảnh chùa.  Đã thế, trong những buổi lễ bái,  đèn nến, khói hương là ánh sáng nhân tạo được đặt xen kẽ các bức tượng,  khiến cho không gian trong chùa bừng lên thứ ánh sáng màu vàng của lễ nghi.  Phân tách kiến trúc và điêu khắc trong chùa, thường nói đến tính hướng nội và  tính hướng ngoại. Một bên là  kiến trúc, một bên là điêu khắc.  Hai mặt đối lập  nhau. Nếu không gian  bên trong kiến trúc nội thất của chùa có tính hướng nội,  do cách bài trí tượng thờ, thì  điêu khắc lại có tính hướng  ngoại, do khả  năng chiếm không gian ba chiều trên bề mặt của mọi vật bài biện. Mối quan hệ giữa kiến trúc và điêu khắc được  giao hòa giữa tính hướng nội và hướng ngoại đó.  Tóm lại, trong chùa Việt Nam, điêu khắc trong chùa tương xứng với kiến trúc,  do ảnh hưởng của không gian,  ánh sáng, trang trí đồ tượng.
Tất cả ảnh  hưởng đến tâm  lý cảm thụ  tầm mắt của con người.
---ooo0ooo---

Không có nhận xét nào: