NHỮNG NGÔI CHÙA Ở NGŨ HÀNH SƠN
Cư sĩ Trần Kiêm Đạt
---o0o---
4.2 – Những ngôi chùa
Trong quá trình hình thành đồng bằng Quảng Nam, các hòn đảo
dần dần được nối vào đất liền, như người xưa thường nói: "Phù
nhất thiên niên tiền Ngũ Hành nhất đảo; nhất thiên niên hậu vị
Ngũ Hành Sơn" (Một nghìn năm trước Ngũ Hành là hải đảo; một nghìn năm
sau là Ngũ Hành Sơn).
Nhưng Ngũ Hành Sơn cũng chỉ mới được nối vào đất liền,
vì hiện nay, ở ngoài sông Trường Giang, một con sông chảy dài theo ven biển
Quảng Nam, nối liền sông Thu Bồn với sông Tam Kỳ. Giữa Trường Sơn Bắc và
Trường Sơn Nam có nhiều khác biệt rõ rệt. Chẳng hạn, có thể nói hai
bên đèo Hải Vân là hai "bầu trời" khác hẳn nhau. Có những ngày,
đứng ngay trên đèo Hải Vân nhìn về phía Thừa Thiên - Huế thì mưa mù đầy
trời, nhưng quay về hướng Nam, vùng Quảng Nam - Đà Nẵng, khí lạnh
mây mù đã không còn nữa, cảnh vật rực rỡ dưới bầu trời xanh ngắt, trải
rộng trên vịnh Hàn và thành phố Đà Nẵng.
Núi Tam Thai
Thủy Sơn là hòn núi nằm về phía bắc trong Ngũ Hành Sơn, ở vị trí đầu tiên
trên con đường chạy từ Đà Nẵng đến Hội An. Trong dãy này, đây là hòn núi
lớn nhất và đẹp nhất, thường được du khách đến viếng thăm quanh
năm. Thủy Sơn nằm trên môt dải đất hình thuẩn, theo hướng đông - tây, rộng
khoảng 15 mẫu tây. Đỉnh núi có ba ngọn nằm ở ba tầng, trông giống
như ba ngôi sao Tam Thai ở chuôi chòm sao Đại Hùng Tinh, cho
nên, thường được gọi tên là núi Tam Thai. Ngọn cao nhất trong hệ thống này là 106 mét ở
phía tây bắc, gọi là Thượng Thai; ngọn phía nam thấp nhất gọi là Trung Thai;
ngọn phía đông cao hơn môt chút gọi là Hạ Thai.
Trong vùng Thủy Sơn có
nhiều chùa chiền và hang động, có thể phân chia ra làm 3 cụm, theo
ba ngọn núi này: Cụm Thượng Thai phiá tây bắc có Vọng Giang Đài,
tháp Phổ Đồng, chùa Từ Tâm, chùa Tam Tôn, chùa Tam Thai, hành Cung, động Hoa
Nghiêm, động Huyền Không, động Linh Nham và động Lăng Hư. Cụm Trung Thai nằm
ở giữa, có hai cổng Động Thiên Phước Địa và Vân Căn Nguyệt
Quật, các động Vân Thông, động Thiên Long và hang sáng Vân
Nguyệt. Cụm Hạ Thai ở phía đông có
Vọng Hải Đài, chùa Linh, động Tàng Chân (với các động Tam Thanh,
động Chiêm Thành, hang Ráy, hang Gió, động Bàn Cờ, chùa Linh Ứng,
động Chơn Tiên), động Ngũ Cốc và phía dưới núi Giếng Tiên và động Âm Phủ.
Lên thăm chùa chiền hang động Thủy
Sơn, có thể men theo hai đường sau đây: đường cấp phía tây nam:
dẫn đến chùa Tam Thai có 156 bậc; đường cấp phía
đông: dẫn đến chùa Linh Ứng, có 108 bậc. Thông
thường, du khách đi lên theo đường cấp phía tây nam, đi
xuống lại theo đường hướng đông để có thể thăm toàn bộ cảnh quan toàn vùng
này. Đường cấp phía tây nam là con đường ven theo vách núi, lát bằng
đá Trà Kiệu hoặc La Vân, rộng quãng 4 mét, hai bên có lan cao cao khoảng 60 cm.
Các bậc đá ở đây tương đối cao, bước lên khó, cho nên từng quãng có
những chỗ cho khách nghỉ chân. Nhưng qua khỏi hẽm núi vách thẳng đứng như
thành vại ở gần cuối đường, thì mọi mỏi mệt đều tiêu tan, vì trước mặt mọi
người là một quang cảnh kỳ thú, nhiều chùa chiền và nhiều hang động. Quãng
nửa đường cấp, có những trụ đá to, chạy chỉ vuông, chuốt hình
hoa sen, là biểu hiện cửa ngoài của chùa Tam Thai.
Lên khỏi đường cấp, truớc khi vào
chùa Tam Thai, du khách có thể đến thăm chùa Từ Tâm, chùa Tam
Tôn và Vọng Giang Đài.
Vọng Giang Đài
Vọng Giang Đài là môt điểm cao
trước ngôi chùa Tam Thai, nằm về phía bên phải. Tại đây có
một tấm bia bằng đá Trà Kiệu, chiều cao 2 mét, chiều rộng 1
mét, dựng lên trên môt đế xây lớn. Trên mặt bia có khắc
"Vọng Giang Đài" bằng chữ Hán; bên cạnh có dòng chữ nhỏ, ghi
ngày tháng xây bia nầy "Minh Mạng thập bát
niên, thất nguyệt, cát nhật".
Du khách đứng trước Vong
Giang Đài, có thể nhìn bao quát được cả môt vùng đồng bằng bao la
của vùng Quảng Nam - Đà nẵng, con sông Trường Giang, sông Cẩm Lệ. Tháp
Phổ Đồng là một cái tháp xây bằng đá có tường bao
chung quanh; Nơi đây, ngày trước tập trung hài cốt của những
người chết rải rác trong núi; chùa Từ Tâm là nơi thờ vọng vong linh của họ;
chùa Tam Tôn là môt ngôi chùa mới xây dựng về sau này.
Động Hóa Nghiêm
Động Hóa Nghiêm: Động này nằm
ở phía ngoài chùa, không cao lắm, được xem như tiền sảnh của chùa
Huyền Không. Trong động này, có tấm bia cổ khắc ba chữ "Phổ Sơn Đà".
Trong môt hốc đá có tượng đức Quan Thế Âm Bồ Tát, chiều cao lên gần đến vòm,
hướng mặt về phiá cửa động. Nét điêu khắc của chạm hài hòa tự nhiên,
tưởng chừng như những thạch nhũ tạo nên. Vào năm Thiệu Trị thư sáu (1846), được
đổi tên thành động Trang Nghiêm.
Động Huyền Không
Động Huyền Không: Bên phiá trái của động Hóa Nghiêm là cửa đi vào động Huyền Không. Khi
mới đi vào, cửa động tối tăm, tuy nhiên khi đã đi thêm khoảng mươi mét,
động mở ra rộng rãi, thênh thang. Động Huyền Không là một hang động
lộ thiên, nằm gọn trong núi Huyền Không, ngay trên đỉnh núi này. Núi
Huyền Không hình tròn, cho nên động là một vòm cao rộng.
Động Linh Nham: Ra khỏi động Huyền Không, trở lại phía sau của Tam Thai, men theo
đường cấp bên phía trái về hướng đông bắc sẽ đến động Linh Nham
ngay trên đỉnh núi. Chặng đường này quanh co, đi lại khó khăn hơn trước.
Trên cửa động, có một hòn đá, trông như hòn non bộ nhỏ.Trước
khi, trong động này thờ đức Quan Thế Âm Bồ Tát; ngôi tượng của ngài bị
sụp đổ, cho nên về sau thờ Ngọc Hoàng; thành thử động này còn có tên là động
Ngọc Hoàng.
Động Linh Nham
Động Lăng Như: Động Lăng Như nằm ở phía trên của động Linh
Nham, nằm ở lưng chừng núi, vách đá cheo leo. Lối vào khó khăn, khi
lên trên đỉnh nhìn xuống thì dường như không còn có nẻo trở về nữa.
Hang Vân Nguyệt
Hang Vân Nguyệt: Từ phía sau của chùa Tam Thai, đi về hướng đông là
khu vực của chùa động vùng Trung Thai. Đến đây, bắt
đầu đi vào bằng cổng "Động
Thiên Phước Địa" (chỗ trời tiên đài phúc). Hang này rất
sáng khó nhận biết, thậm chí có người ở ngay trong động nhưng vẫn không
nhận biết được. Hang Vân Nguyệt là một lòng chảo rộng
khoảng 100 mét, chiều dài khoảng vài trăm mét, nẳm giữa dãy núi
Thanh Sơn bên phải, dãy núi có hang Thiên Long bên trái.
Động Thiên Phước Địa phía tây và cổng Văn Căn Nguyệt Quật phía đông.
Ở nơi đây thường có hiện tượng hơi nước bốc lên như mây
khói, lại có ánh trăng dọi vào, thành những vầng sáng lung linh,
huyền ảo, nên có tên là Vân Nguyệt.
Động Vân Thông
Ở phía bên phải của hang Vân
Nguyệt, trên sườn núi Thanh Sơn là động Vân Thông. Động này nằm gọn trong
lòng núi, hình tròn, trông giống như một đường ống hướng chếch lên phía
ngọn núi. Trước cửa hang động có một chiếc đỉnh đồng to xây bằng xi măng để thờ
vọng. Trong động có một tấm bia xưa nhất, khắc ba chữ "Ngũ
Uẩn Sơn". Tại trung tâm có môt tượng Phật rất lớn.
sau lưng tượng này là con đường đi lên động. Mới đi vào, đường khá rộng
rãi, nhưng càng đi sâu vào, con đường lại hẹp dần; hướng lên đỉnh
núi khó khăn, du khách phải bám vào các tảng đá mới bò lên được.
Cuối động là một khoảng tròn, để thông ra bên ngoài. Ánh sáng từ trên động
rọivào, những những hào quang từ trên không trung chiếu xuống. Người ta thường
gọi đây là "đường lên trời". Trên đỉnh động có thể đi
theo sườn núi Thanh Sơn xuống đến ngã ba đi lên Vọng Hải Đài và chùa
Linh Ứng phía ngoài cổng Vân Căn Nguyệt Quật.
Hang Thiên Long
Hang Thiên Long còn
gọi là Hang Rồng, nằm bên trái hang Vân Nguyệt, phía gần động
Vân Căn Nguyệt Quật. Hang này hình tròn, ăn sâu xuống lòng đất, có nhiều
tảng đá lởm chởm. Lòng hang sâu thăm thẳm, trông như miệng con rồng cho
nên có tên là Hàm Rồng. hang Thiên Long thông với Hang Gió trong động Tàng
Chân ơ khu Hạ Thai.
Vân Căn Nguyệt Quật: Vân căn có nghĩa là gốc mây; nguyệt quật là hang
trăng. Ngụ ý nói: Trăng núp trong gốc mây. Cũng có
thể giải thích là: Cội gốc của mây trăng; hay là: Trăng soi thấy chân
mây. Du khách bước vào đây như đi vào một thế giới huyền bí, sau đó chuyển sang
vùng trời biển bao la. Bên nầy Vân Căn Nguyệt Quật là
thế giới của nhiều hang động; bên kia là vùng duyên hải, biển trời mênh
mông.
Vùng Hạ Thai: Vùng này có Vọng
Hải Đài, chùa Linh Ứng, động Tàng Chân với 5 động nhỏ
(Tam Thanh, Hang Gió, động Chiêm Thành, Hang Ráy, động Bàn Cờ), động
Ngũ Cốc, Giếng Tiên, động Âm Phủ.
Vọng Hải Đài
Vọng Hải Đài là điểm cao
nằm bên phải chùa Linh Ứng. Đứng tại đây, có thề nhìn bao
quát cả một vùng trời biển. Ngoài xa, thấy được rõ cụm đảo Cù
Lao Chàm, với những đảo: Lao, Dài, Khô, Lá, Lôi, Tai, Mận. Những đảo
này thường có loài chim Hải Yến, nên dân chúng thường đến đây khai thác loại
hải sản quý này.
Chùa Linh Ứng được xây vào
khoảng thế kỷ XVI, tương truyền là do một vị Tiên hiền khai sáng làng
Khải Đông đến ẩn tu tại động Tàng Chân lập ra ngôi chùa này. Lúc
đâu, nơi đây được gọi là Dưỡng Chơn Am; sau đổi là Dưỡng Chơn
Đường. Đến đời vua Minh Mạng, đã kiến tạo lại để trở thành ngôi
chùa, có tên là "Ứng Chơn Tự" do Hòa thượng Quang Chánh đạo
hiệu là Bảo Đài trụ trì. Tên Linh Ứng ngày nay được đổi từ đời vua
Thành Thái. Hiện nay trong chùa có bộ Thập Bát La Hán rất
quý, được tạc công phu bằng
đá tại Ngũ Hành Sơn, theo mẫu của chùa Phước Lâm ở thị xã Hội An. Tượng
cao 0,34m, ngang gối 0,23m, đế 0,04m. Trải qua gần 4 thế kỷ tồn tại, chùa
Linh Ứng bị hư hại nhiều lần và cũng được trùng tu. Gần đây
nhất là lần trùng tu năm 1993, Thượng tọa Thích Thiện Nguyện
đã ra sức vận động, quyên góp công sức tín hữu, đồng thời cũng
đã xây dựng thêm một số công trình khác nữa, có đúc tượng Bổn Sư
Thích Ca Mâu Ni và tượng đức QuanThế Âm Bồ Tát. Bức phù điêu
ghi lại cuộc đời của đức Thích Ca. Điều đáng tiếc là hiện
nay, việc khai thác đá tại Ngũ Hành Sơn một cách xô bồ,
vô tổ chức, cho nên đã gây những hư hại trầm trọng tại chùa
này cũng như nhiều chùa và động khác nữa.
Động Tàng Chân
Đàng sau chùa Linh Ứng là động Tàng
Chân. Theo nguyên nghĩa, Tàng Chân là nơi "chứa thiên nhiên chân
thật" của vũ trụ. Động cũng là một thung lũng hình chữ nhật, chiều
dài khoảng 10m, chiều ngang khoảng 7m. Ánh sáng mặt trời thường
chiếu thẳng vào. Đàng truớc có một cổng cấu tạo theo hình thể tự
nhiên bằng đá, tiếp đến là một hành lang ngắn. Trên vách đá,
phía bên phải có khắc "Tàng Chân Động". Phía sau hành
lang là chiếc cổng thứ 2, tiếp đến cùng là động. Từ cuối động Tàng
Chân, trông vào có 3 hốc đá, có cấp đi lên xuống; đó là
những động: Tam Thanh, Chiêm Thành và Hang Gió. Động Tam Thanh
khá dài và hình tròn, ngày trước thờ Thượng Thanh,
Trung Thanh và Hạ Thanh (nên có tên Tam Thanh). Động Chiêm Thành ở giữa,
còn có tên là hang Hời, có thờ thần Vichnu. Động này hình bán
nguyệt, khá sâu và dài. hang Gió hỉnh bán nguyệt, đá long
lanh đủ sắc màu. Gió tứ phía thổi vào mát rượi nên có tên này.
Nơi đây, phía trên thì thông lên đỉnh bằng nhiều lỗ trống, phía dưới
thì thông với hang Thiên Long.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét