Những bài thuốc quý không ngờ từ rau má
giaocduc.net.vn
- Tấn Vĩnh
---o0o---
Từ lâu, rau má đã được dùng làm rau ăn, nước giải khát và làm thuốc chữa
nhiều bệnh. Rau má là vị thuốc quý, chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt,
rôm sảy, sốt nóng, thiếu sữa sau sinh, táo bón, hư lao, nhuận gan mật, bí tiểu
tiện...
Rau má là một loại thảo dược lâu năm, mọc lan trên mặt đất có lá trông
giống như những đồng tiền tròn tạo hình quạt. Rau má là một thứ rau dại ăn được
thường mọc ở những nơi ẩm ướt như thung lũng, bờ mương thuộc những vùng nhiệt
đới như Việt Nam, Lào, Cambuchia, Indonesia, Malasia, Srilanka, Ấn Độ... Lá có
cuống dài mọc ra từ gốc hoặc từ các mấu. Lá hơi tròn, có mép khía tai bèo.
Phiến lá có gân dạng lưới hình chân vịt. Hoa mọc ở kẻ lá. Cánh hoa màu đỏ hoặc
tía.
Tốt cho các bệnh tim mạch
Rau má có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất
là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch.
Một nghiên cứu được công bố năm 2001 cho biết, bệnh nhân có tĩnh mạch tăng
huyết áp dùng giả dược hoặc rau má trong khoảng thời gian 4 tuần thì đến tuần
cuối cùng thấy giảm đáng kể phù mắt cá chân, sưng, đau, chuột rút và mỏi ở chân
so với giả dược.
Làm lành vết thương
Rau má có chứa hóa chất được gọi là triterpenoidscó công dụng tăng tốc
độ chữa lành vết thương, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương,
tăng cường da và tăng cung cấp máu cho khu vực bị thương.
Một nghiên cứu năm 2006 đã kiểm tra tác động của rau má vào vết thương ở
chuột. Các nghiên cứu cho thấy rằng các vết thương được điều trị với nước chiết
xuất từ lá rau má lá có thể chữa lành nhanh hơn đáng kể hơn so với các vết
thương không được điều trị bằng chiết xuất này. Mặc dù thử nghiệm trên người
chưa được thực hiện đầy đủ nhưng bằng chứng này xuất hiện có thể xác nhận việc
sử dụng loại thảo dược rau má như là một thảo dược có tá dụng chữa lành vết
thương.
Giảm lo âu
Triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường
chức năng tâm thần trong một số cá nhân. Theo một nghiên cứu, xuất bản trong
tạp chí Journal of Clinical Psychopharmacology năm 2000, những người tiêu thụ
rau má có thể giảm sự giật mình đi rất nhiều. Trong khi những phát hiện này cho
thấy rau má có thể có hoạt động chống lo âu ở người, các nhà nghiên cứu nhận
thấy rằng hiệu quả điều trị các triệu chứng lo âu vẫn còn chưa rõ ràng.
Các lợi ích khác
Từ hàng ngàn năm nay, các thầy lang đã biết dùng rau má để điều trị cho
các bệnh như bệnh vẩy nến, eczema, nhiễm trùng hô hấp, viêm loét, cảm lạnh,
viêm gan, động kinh, mệt mỏi, sốt, hen suyễn và bệnh giang mai...
Trong y học Trung Quốc, rau má cũng được biết đến là loại thảo dược
"nguồn mạch sự sống" bởi vì nó giúp làm tăng tuổi thọ. Mặc dù nghiên
cứu khoa học vẫn chưa chứng minh hiệu quả của của loại thảo dược này đối với
các rối loạn trong cơ thể, nhưng người ta cũng không phủ nhận tác dụng của rau
má trong việc điều trị chứng mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn,
tăng huyết áp, mất trí nhớ, liền sẹo và giảm nốt cục trên da cellulite.
Một số bài thuốc từ rau má
1. Chữa mụn nhọt: Rau má 50g, lá gấc 50g. Cách dùng:
Rửa cả hai thứ thật sạch, giã nhỏ, cho ít muối vào trộn đều, đắp lên chỗ đau
rồi băng lại. Ngày thay thuốc hai lần. Đắp đến khi khỏi.
2. Chữa vàng da, vàng mắt: Rau má 50g, lá ngải
cứu 50g. Đem hai thứ rửa sạch, đun nước uống hàng ngày.
3. Chữa kiết lỵ: Bài 1 (rau má 150g, muối ăn 10g).
Rửa rau má thật sạch, để ráo nước, cho vào cối sạch, bỏ muối vào, giã
thật nhỏ, sau chế thêm một bát nước sôi, quấy đều, để lắng, gạn lấy nước
trong uống. Người lớn uống cả một lần, trẻ em tuỳ theo tuổi mà giảm liều lượng.
Khi uống thuốc nên ăn cháo, kiêng các thứ khó tiêu, kiêng mỡ, các thức ăn tanh,
cay, nóng; Bài 2, rau má, rễ cây ngải cứu, rễ cỏ may, rễ mơ lông, liều lượng
bốn vị bằng nhau (khoảng 100g), sao vàng, hạ thổ, sắc uống ngày hai lần cho tới
khi khỏi.
4. Chữa chảy máu cam: Rau má giã nhỏ, vắt lấy nước, uống mỗi ngày 2 - 3 lần trong 5 ngày liền.
4. Chữa chảy máu cam: Rau má giã nhỏ, vắt lấy nước, uống mỗi ngày 2 - 3 lần trong 5 ngày liền.
5. Chữa sốt xuất huyết nhẹ tại nhà: Rau má 30g, cỏ nhọ
nồi 30g, lá và bông mã đề 20g (hay lá cối xay, rễ cỏ tranh). Đem các vị rửa
sạch, giã nhỏ, cho nước sôi vào vắt lấy nước uống, hoặc sắc uống.
Rôm sẩy không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn có thể gây biến chứng viêm cầu thận, nhiễm trùng lan rộng rất nguy hiểm. Đông y có vài bài thuốc trị rôm sảy mang lại kết quả tốt.
Rôm sẩy không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn có thể gây biến chứng viêm cầu thận, nhiễm trùng lan rộng rất nguy hiểm. Đông y có vài bài thuốc trị rôm sảy mang lại kết quả tốt.
Tác dụng phụ có thể có khi
dùng rau má
Trong một số trường hợp, rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng
đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên
tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.
Thảo mộc này cũng có thể dẫn đến sẩy thai nếu sử dụng quá nhiều trong thời kỳ mang thai. Do vậy, trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng nên tránh dùng loại rau này.
Thảo mộc này cũng có thể dẫn đến sẩy thai nếu sử dụng quá nhiều trong thời kỳ mang thai. Do vậy, trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng nên tránh dùng loại rau này.
Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co
giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm...
Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác,
cũng như các thuốc hạ cholesterol.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét