VẺ ĐẸP CỦA THIẾU NỮ DÂN TỘC VIỆT NAM (6/9)
Hình ảnh sưu tầm từ Google
---o0o---
31.
Người Nùng
Dân tộc Nùng (các nhóm
địa phương: Nùng Xuồng, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Lòi, Nùng Phàn Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh, Nùng Quy Rịn,
Nùng Dín) sống tập trung ở các
tỉnh đông bắc Bắc Bộ như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ka5n, Thái Nguyên, Tuyên
Quang, Bắc Giang. Hiện tại, một lượng lớn đã di cư vào các tỉnh Tây Nguyên, chủ
yếu tại Đăk Lăk. Người Nùng có quan hệ gần gũi với người Tày và người Choang
(Zhuang) sống dọc biên giới với Trung Quốc. Tại Trung Quốc, người Nùng cùng với
người Tày được xếp chung vào dân tộc Choang.
32.
Người Ê-Đê
Người Ê Đê được gọi là Rađê. Ngoài ra, người Êđê họ còn gọi toàn bộ cộng
đồng họ bằng từ có nguồn gốc từ tiếng Phạn Ấn Độ là Đêgar, Êđê Êga, Đêga nghĩa
là Cao Nguyên. Anak Đêgar cũng được hiểu là những người sống trên Cao Nguyên.
Ước tính hiện nay có khoảng hơn 300 000 người Ê Đê cư trú tập trung ở tỉnh Đăk
Lăk, phía nam của tỉnh Gia Lai và miền tây của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên.
33.
Người Pà Thẻn
Người Pà Thẻn còn có tên gọi khác là Pá Hưng
hay Tống.
Người Pà Thẻn ở Việt Nam có dân số khoảng 6.800 người, cư trú tập trung
tại các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Đồng Nai.
34. Người Phù Lá
( Phu La )
Dân tộc
Phù Lá còn có tên gọi
khác là Xá Phó, Bồ Khô Pạ, Mú Dí Pạ, Phổ, Va Xơ Lao, Pu Dang, là một dân tộc thiểu số cư trú tại Việt Nam và Trung
Quốc. Ở Việt Nam, người Phù Lá cư trú tập trung tại các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái,
Hà Giang, Điện Biên.
35. Người Pu Péo
Dân tộc Pu Péo (tên gọi khác Ka
Beo, Pen ti lô lô, La quả) là một dân tộc thiểu số cư trú
tập trung ở vùng biên giới Việt-Trung thuộc các huyện Đồng Văn, Yên Minh, Mèo
Vạc tỉnh Hà Giang.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét