Các thành ngữ, tục ngữ, điển tích,
điển cố Đông Tây nói về ngựa
Theo hanoi.vnn.vn
-4/4-
-o0o-
- Thẳng ruột ngựa: Khi nói về tính tình của một con người bộc trực, thẳng thắn, nghĩ sao
nói vậy, không giấu giếm... người ta hay ví với câu "thẳng như ruột
ngựa". Đó là do sự quan sát trực quan về cơ sở giải phẫu cơ quan tiêu hóa
của ngựa mà người ta đã đi tới sự so sánh ví von đó. Ngựa là con vật hay ăn cỏ
như trâu bò, nhưng dạ dày ngựa thuộc loại dạ dày đơn không có nhiều ngăn. Ruột
ngựa rất dài, đặc biệt là đoạn nối ruột non với dạ dày còn gọi là manh tràng
đoạn này dài tới một mét, thẳng và to. Ruột ngựa thẳng đã được xem là một đặc
điểm đối chứng với tính chất cong mang ý nghĩa biểu thị tính tình của con
người. Người thẳng ruột ngựa được xem là người tốt, mộc mạc, không lất léo,
không có ác tâm.
- Kiếp ngựa trâu: Trong ý thức dân gian, ngựa và trâu thường được coi là biểu tượng của
những thân phận thấp hèn, gắn liền với sự lao động cực nhọc (cho nên còn có
cách nói khác: thân trâu ngựa). Vì vậy, kiếp ngựa trâu thường được dùng trong
dân gian để chỉ thân phận nô lệ, bị áp bức.
- Lên xe xuống
ngựa: Xe và ngựa là những phương tiện
giao thông tân tiến của con người, thay thế cho sức đi bộ. Thành ngữ: lên xe
xuống ngựa biểu tượng cho sự thay thế tân tiến đó và dần dần nó còn là biểu
tượng cho sự xung mãn của từng tầng lớp trên khá giả, thường là tầng lớp thống
trị chuyên "ăn trắng mặc trơn, lên xe xuống ngựa"
- Một con ngựa đau
cả tàu không ăn cỏ: Câu này còn có thể nói: Một con
ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. "Tàu" ở đây là từ chỉ chuồng để nuôi ngựa.
Dân gian đã mượn vật
nuôi là con ngựa - một con vật vốn thân thiết với người để nói lên một cách sâu
sắc một vấn đề về đạo lý con người. "Một con ngựa đau" - Hàm ý chỉ sự
hoạn nạn cửa một cá thể. "Cả tàu không ăn cỏ" biểu thị sự sẻ chia của
đồng loại. Câu thành ngữ đã nêu truyền thống tương thân tương ái, chia sẻ hoạn
nạn của cộng đồng con người một cách cụ thể và hết sức có hình ảnh.
- Ngưu tầm ngưu, mã
tầm mã: Câu tục ngữ có nguồn gốc Hán -
Việt: ngưu = trâu, mã = ngựa, tầm = tìm. Nghĩa của nó là: trâu tìm trâu, ngựa
tìm ngựa. Nhằm đúc kết một kinh nghiệm trong cuộc sống có giá trị như là một
chân lý về quan hệ giữa người với người: người tốt sẽ tìm đến người tốt để làm
bạn thân. Cũng như vậy kẻ xấu sẽ tìm gặp kẻ xấu để kết bè kéo cánh, cùng hội
cùng thuyền với nhau.
- Vành móng ngựa: Vành móng ngựa là biểu tượng cho tòa án nói riêng và cho pháp luật nói
chung. Do đó, khi nói trước vành móng ngựa cũng có nghĩa là trước tòa án, trước
pháp luật.
Vậy vành móng ngựa có
liên quan gì với tòa án, pháp luật? Số là, trước đây ở La Mã, nhà nước xử tội,
trừng trị phạm nhân thường dùng ngựa để xé xác hoặc giày xéo lên thân thể của
họ. Cách xử tội bằng voi giày ngựa xéo này thể hiện sự nghiêm minh và hà khắc
của pháp luật. Về sau, người ta mới lấy vành móng ngựa để làm biểu tượng cho sự
uy lực và nghiêm khắc của tòa án. Thành ra, trong các phiên tòa các bị cáo đều
phải đứng vào vành móng ngựa dành riêng cho họ. Vành này được tạo dáng giống
hình cái móng ngựa, do đó mới được gọi là vành móng ngựa. Thành ngữ trước vành
móng ngựa, vì vậy dược hiểu là trước tòa án, trước pháp luật và chịu sự phán xử
và trừng phạt của pháp luật.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét