Bí mật loài ngựa
http://hcm.24h.com.vn
-o0o-
1. Ngựa có bộ não “nhớ lâu, thù dai”
Theo một nghiên cứu năm 2010, ngựa có trí thông minh không kém con
voi, nhất là bộ nhớ của nó tốt hơn nhiều so với những gì con người dự đoán
trước đó. Nếu bạn đối xử tốt với chú ngựa của mình thì con ngựa sẽ ghi nhớ bạn
giống như một người bạn tri kỷ trong cuộc sống. Nhưng cũng coi chừng, khi bạn
vô tình hay đối xử tệ thì con ngựa cũng sẽ không bao giờ quên.
Chú ngựa Lukas cực thông minh
2. Ngựa Ả rập chạy bền tốt nhất
Ngựa Ả Rập được cọi là một trong những loài ngựa cổ xưa nhất trên hành
tinh, xuất hiện cách đây ít nhất khoảng 4.500 năm. Giống ngựa này có điểm kỳ lạ
với xương sườn lớn hơn giống ngựa khác.
Tuy ít xương thắt lưng và đốt sống đuôi nhưng giống ngựa Ả Rập lại có
sức khỏe và khả năng chạy bền tốt nhất trong vương quốc các loài vật. Nó có khả
năng chạy liền một lúc hơn 160 km mà không cần nghỉ.
Ngựa Ả Rập
3. Tên của ngựa cũng theo quy tắc
Theo tổng kết của các nhà nghiên cứu nước ngoài, tên con ngựa thường kết
thúc với các đuôi như "Seabiscui ", "Horlick " hoặc
"Ohnoitsmymotherinlaw". Đây không phải là điều ngẫu nhiên. Nhiều chủ
sở hữu muốn đặt một cái tên mạnh “Man O’War” vì họ tin con ngựa này sẽ đem lại
cho họ may mắn trong các cuộc đua.
Trong khi đó nhiều người đặt tên ngựa phải tôn trọng theo tên trong phả
hệ của con ngựa này vì họ cho rằng, nếu không như thế thì con ngựa có thể đem
lại sự bất hạnh. Thậm chí một số câu lạc bộ đua ngựa còn giới hạn tên đặt cho
ngựa chỉ dài 18 ký tự, cấm đặt tên mang tính khiêu dâm, phân biệt chủng tộc
hoặc quá hiếu chiến.
4. Tác dụng “lợi hại” của đóng móng
ngựa
Mọi người đều biết hầu hết ngựa nuôi đều được đóng móng giả nhưng ít ai
nhận ra rằng những miếng kim loại này không chỉ bảo vệ móng ngựa như đôi giầy
mà còn cải thiện lực kéo cho ngựa. Điều đặc biệt, loại móng giả cho ngựa cũng
được kinh doanh chẳng khác gì bán giầy cho con người. Nó cũng có nhiều loại từ
giày nhôm siêu nhẹ đến giày dành riêng cho ngựa đua.
5. Tạo ra giống ngựa mới Hybrid
Equid
Hybrid Equid là tên gọi chung của một loạt chú ngựa lai với bố mẹ hoặc
là lừa và ngựa vằn, ngựa nhà và ngựa vằn, ngựa và la. Giống ngựa lai này bắt
đầu được tạo ra từ đầu thế kỷ 20 với chú ngựa lai đầu tiên là sản phẩm của ngựa
vằn và lừa.
Hybrid Equid
6. Bí mật khả năng tinh tường của
mắt ngựa
Ngựa có thị lực khá tốt nhờ vào đôi mắt rất đặc biệt. Nếu xét về chiều
rộng thì với đường kính khoảng 5 cm thì ngựa là loài động vất có vú sống trên
đất có đôi mắt to nhất, nó có trọng lượng nặng gấp mắt người 9 lần. Theo truyền
thuyết, điều này làm cho ngựa nhìn tháy những thứ to lớn hơn con người nhưng
thực tế điều này không đúng sự thật.
Bí ẩn sức mạnh của mắt ngựa nằm ở chỗ, nó không thể tập trung nhìn vào
một điểm giống như mắt người. Phần dưới võng mạc mắt ngựa nhìn các đối tượng ở
xa còn phần trên thì nhìn gần hơn. Điều đó có nghĩa rằng nếu bạn muốn biết con
ngựa đang nhìn về đâu thì bạn nên chú ý đến hướng đầu của nó.
7. Ngựa hoạt động trong ngành cảnh
sát từ thế kỷ 17
Ngựa cảnh sát đã được sử dụng trong thực thi pháp luật trong thời bình
từ thế kỷ 17 và đơn vị cảnh sát dùng ngựa đầu tiên được thành lập vào năm 1805
tại London (Anh), sau đó là Australia và Mỹ. Những chú ngựa được tuyển dụng này
đều bị thiến.
Hiện nay số lượng ngựa dùng cho cảnh sát đang dần suy yếu do sự ra đời
của xe máy cảnh sát và các phương tiện khác. Tuy nhiên, nhiều quốc gia vẫn duy
trì một số đơn vị cảnh sát ngựa để thị uy hoặc sử dụng trong khi dẫn đường một
đám đông.
8. Ngựa đem lại cho nền kinh tế Mỹ
mối năm gần 40 tỷ USD
Ngựa được sử dụng cho rất nhiều mục đích khác nhau từ thể thao, giải trí
đến chăn nuôi và cầy bừa trên đồng ruộng. Tới nay, chăn nuôi ngựa còn trở thành
một ngành công nghiệp. Riêng tại Mỹ, có khoảng 4,6 triệu lao động làm việc
trong ngành công nghiệp này đem lại doanh thu cho nền kinh tế mỗi năm 39 tỷ
USD. Tính tổng số trên thế giới hiện nay có 58 triệu con ngựa đang được nuôi
trong ngành công nghiệp ngựa.
Lao động chăm ngựa
9. Ngựa dùng “nụ cười” kiểm tra mùi
Bạn có thể nhìn thấy một con ngựa có biểu hiện kỳ lạ cuộn mép trên miệng
lên và nhe hàm răng ra như đang cười. Nhưng đây là một thao tác kỹ thuật để mở
rộng mũi để cuốn mùi hương vào trong các tuyến khứu giác ở đoạn cuối mũi ngựa.
Ngựa "cười"
Cùng với cái môi cong, ngựa còn lắc nhẹ đầu để cho mùi này vào trong các
tuyến khứu giác sâu hơn. Thực tế con ngựa không phải cười mà chỉ đang xác định
loại mùi. Hành vi này được gọi là phản ứng Flehmen, là một loại phản ứng phổ
biến ở những con ngựa đực cũng như một số loài động vật khác nhằm kiểm tra mẫu
nước tiểu của bạn tình xem nó có sẵn sàng giao phối hay không.
Theo Văn Biên (Dân
Việt/Listverse)
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét