CÁ THÁNG TƯ
Bách
khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngày cá
tháng tư, còn gọi là ngày nói dối, là ngày hội vui vẻ, hấp
dẫn đối với những người tinh nghịch và hài hước. Ngày 1 tháng 4 là ngày được
chú ý ở nhiều nước. Đây là ngày mà bạn bè có thể bị lừa hoặc chơi khăm mà không
sợ bị giận hay bị đánh.
Cá tháng tư dù không phải là ngày nghỉ
lễ chính thức nhưng vẫn được rất nhiều nước tổ chức kỷ niệm hàng năm vào đúng
ngày 1 tháng 4, bằng cách tung nhiều tin đồn hoặc nói xạo, nói đùa về rất nhiều
chủ đề khác nhau nhằm tạo niềm vui hay trêu chọc ai đó. Những tin giả như thế
thường được tung ra trong cả ngày 1 tháng 4 ở hầu hết các nước như Hoa Kỳ,
Pháp, Ireland,... trong khi một số quốc gia khác nó phải được chấm dứt vào giữa
trưa như Anh, Canada, Úc, New Zealand.
Nước Pháp được cho là quê hương của
ngày Cá tháng Tư. Năm 1564, vua Pháp là Charles IX,
lúc đó 14 tuổi, quy định ngày 1 tháng 1 là ngày đầu năm thay vì 1 tháng 4 như
dân chúng vẫn dùng trước đó. Quyết định này được áp dụng năm 1567. Tuy nhiên,
do phương tiện liên lạc rất lạc hậu nên nhiều người không nhận được tin đổi
lịch. Những người này tiếp tục coi ngày 1 tháng 4 là năm mới và bị những người
khác cười vì điều này, người nào bị lừa sẽ gặp rất nhiều may mắn trong cuộc
sống.
---o0o---
10 trò bịp Cá tháng Tư đình
đám nhất mọi thời đại(kỳ 1)
Dưới đây là 10 trò đùa Cá tháng tư nổi tiếng nhất mọi thời
đại, do Museum of
Hoaxes (Mỹ), trang web
chuyên sưu tầm các trò đùa và tin đồn được thành lập từ năm 1997, công bố.
1. Vụ thu
hoạch mì spaghetti Thụy Sĩ
Vào ngày 1.4.1957, kênh truyền hình tin tức Panorama
của đài BBC đưa tin, nhờ mùa đông không lạnh giá và việc loài mọt ngũ cốc bị
tiêu diệt, các nông dân Thụy Sĩ đã có một vụ mùa thu hoạch mì spaghetti bội
thu.
Trong bản tin, Pamorama có đăng kèm đoạn phim chiếu
cảnh các nông dân Thụy Sĩ kéo các sợi mì spaghetti từ các cành cây xuống.
Hàng trăm khán giả xem đài ở Anh đã tin vào bản tin
này. Nhiều người gọi đến BBC nhờ tư vấn cách trồng cây mì spaghetti.
Trước khi kết thúc chương trình phát sóng ngay trong
buổi tối ngày 1.4, BBC đã cho đăng tải thông báo rằng bản tin chỉ là một trò
đùa Cá tháng Tư.
Tuy nhiên, mặc cho BBC thú nhận mọi chuyện, nhiều
khán giả vẫn tiếp tục gọi đến hỏi, và vì thế, đài BBC đã thống nhất đưa ra một
hồi đáp chuẩn cho các cuộc gọi với nội dung như sau: “Hãy gieo một cọng mì vào
hộp chứa nước sốt cà chua và sau đó hãy hi vọng điều tốt đẹp nhất sẽ đến”.
2. Sidd Finch
Ấn bản ra mắt vào tháng 4.1985 của Sport Illustrated,
một trong những tạp chí thể thao bán chạy nhất nước Mỹ, có đăng câu chuyện về
một tài năng ném bóng chày mới vừa được phát hiện, đang định về đầu quân cho
đội Mets nổi tiếng ở thành phố New York.
Sport Illustrated cho biết tên vận động viên này là
Sidd Finch và anh có thể ném bóng với tốc độ lên đến hơn 270 km/giờ với độ
chính xác cực cao. Tốc độ ném bóng này nhanh hơn kỷ lục thời bấy giờ đến 105
km/giờ.
Sport Illustrated cho hay Sidd Finch chưa từng chơi
bóng chày chuyên nghiệp, nhưng trở thành một tay ném bóng cự phách nhờ sự chỉ
dạy của “vị sư lạt ma kiêm nhà thơ vĩ đại Milaraspa” ở một tu viện Tây Tạng.
Người hâm mộ đội Mets sau đó đã tổ chức ăn mừng việc
đội bóng chày của họ tìm ra “cao thủ” và tòa soạn Sport Illustrated tràn ngập
với 2.000 thư phản hồi từ độc giả yêu cầu cho biết thêm thông tin chi tiết về
vận động viên này.
Tuy nhiên, Sid Finch thực ra chỉ là sản phẩm tưởng
tượng của phóng viên George Plimpton, tác giả bài viết.
Anh này đã đưa manh mối về trò đùa Cá tháng Tư nói
trên trong đoạn giới thiệu về vận động viên tưởng tượng ở đầu bài: “Anh ấy là
một tay ném bóng mà một nửa là một chuyên gia yoga và một nửa là người thích
sống ẩn dật.
Cách ly hoàn toàn với cuộc sống xa hoa, Sid hiện đang
cân nhắc lựa chọn giữa yoga và tương lai của anh trong lĩnh vực bóng chày”.
Câu này được dịch theo câu tiếng Anh: “He's a
pitcher, part yogi and part recluse. Impressively liberated from our opulent
life-style, Sidd's deciding about yoga - and his future in baseball”.
Nếu ghép ký tự đầu của mỗi từ trong câu thì sẽ tạo
thành câu: “H-a-p-p-y A-p-r-i-l F-o-o-l-s D-a-y”, tức “Chúc mừng Ngày Cá tháng
tư”.
Vào ngày 8.4, Sport Illustrated cho biết Finch đã tổ
chức một cuộc họp báo để thông báo rằng anh đã đánh mất sự chính xác cần thiết
khi ném bóng và vì thế sẽ không theo đuổi sự nghiệp tại Mets.
Vào ngày 15.4, tạp chí này thừa nhận đây là một trò
đùa Cá tháng tư.
3. Tivi đổi màu qua vớ nylon
Năm 1962 đánh
dấu trò lừa Cá tháng tư nổi tiếng nhất của Thụy Điển. Lúc này truyền hình Thụy
Điển còn phát hình trắng đen và chỉ có duy nhất một đài Sveriges.
Hôm đó đài
tuyên bố chuyên viên kỹ thuật của mình Kjell Stensson sẽ chỉ cách để mọi người
có thể xem được chương trình màu trên chiếc tivi hiện có.
Đài đưa hình
Stensson ngồi trước một chiếc tivi và giải thích về quá trình chuyển màu. Ông
này giảng giải khá lâu về những hiện tượng mang nặng tính kỹ thuật như bản chất
tán sắc của ánh sáng và một thí nghiệm quang học về việc ánh sáng tạo ra các
vân giao thoa khi được chiếu qua hai khe hẹp.
Cuối cùng ông
mới bàn tới việc chuyển màu cho tivi. Ông nói rằng các nghiên cứu đã khám phá
rằng đặt một cái màn lưới trước một màn hình tivi trắng đen sẽ làm cong ánh
sáng và khiến cho chúng ta có nhìn thấy hình ảnh có màu.
Ông cho biết đã
thành công khi thử nghiệm một vài vật liệu đơn giản ở nhà, và vớ nylon cho ra
hình ảnh đẹp nhất. Ông hướng dẫn mọi người cắt một đôi vớ ra và dán chồng lên
tivi, hình ảnh sẽ đổi màu ngay lập tức.
Ông cũng khuyến
cáo rằng người xem phải điều chỉnh khoảng cách với tivi thì mới thấy được màu,
có khi phải di chuyển đầu từ từ ra trước hoặc ra sau để bắt được khoảng cách
hoàn hảo nhất.
Hàng ngàn khán
giả truyền hình sau đó thừa nhận họ đã tin vào trò đùa này. Nhiều người Thụy
Điển đến bây giờ vẫn còn nhớ hình ảnh bố mẹ mình (phần lớn là các ông bố) chạy
khắp nhà để tìm một đôi vớ nylon.
Đài Sveriges
bắt đầu phát hình màu năm 1966, và chính thức phát chương trình màu thường kỳ
vào ngày 1.4.1970, đúng 8 năm sau trò đùa lịch sử.
4. San Seriffe
Vào ngày
1.4.1977, tờ The Guardian (Anh) đã cho xuất bản một phụ trương đặc biệt dài bảy
trang nói về San Seriffe mà tờ này miêu tả là một nước cộng hòa nhỏ bao gồm
nhiều đảo nhỏ ở Ấn Độ Dương.
The Guardian
cũng xuất bản một loạt các bài viết miêu tả địa lý và văn hóa của đảo quốc xa
lạ ít người biết này.
Ngoài ra, theo
The Guardian, San Seriffe có hai quần đảo chính, gồm Thượng Caisse và Hạ
Caisse.
Thủ đô của quốc
gia này là Bodoni và được điều hành bởi Tướng Pica.
Điện thoại của
The Guardian reng suốt ngày sau đó do nhiều bạn đọc muốn biết thêm thông tin về
nơi được miêu tả như một địa điểm nghỉ mát lý tưởng.
Chỉ có một ít
người nhận ra rằng tất cả những gì liên quan đến đảo quốc này đều có tên trùng
với các ký hiệu của máy in.
Sự “thành công”
của trò bịp này sau đó chính là nguồn cảm hứng để các tờ báo Anh tiếp tục đưa ra
các trò đùa ngày Cá tháng tư trong những năm sau đó.
5. Chuông Tự
do Mỹ bị bán
Ngày 1.4.1996, sáu tờ báo lớn của Mỹ là The
Philadelphia Inquirer, New York Times, Washington Post, Chicago Tribune,Dallas
Morning News, và USA Today đồng loạt đăng một quảng cáo đầy trang về việc chuỗi
cửa hàng thức ăn nhanh Taco Bell (tạm dịch: Chuông Bánh thịt chiên) đã mua lại
Chuông Tự do (Liberty Bell), một báu vật quốc gia đặt tại Philadelphia,
Pennsylvania và là biểu tượng của nền độc lập của Mỹ.
Quả chuông này được đặt mua từ Anh vào năm 1752, và
được đúc nổi một câu thơ từ Sách Lê-vi, một phần của Kinh Thánh Do Thái giáo:
“Công bố tự do trên khắp xứ sở với toàn thể dân chúng sinh sống trên đó”.
Trang quảng cáo cho biết Taco Bell đã mua chiếc chuông để góp phần giúp nước
Mỹ giảm nợ quốc gia. Chiếc chuông sẽ vẫn được đặt ở nơi công cộng cho công
chúng chiêm ngưỡng nhưng sẽ được đổi tên thành Taco Liberty
Bell.
Taco Bell
được trích phát biểu rằng “Một số người có thể cảm thấy hành động này là quá
đáng, nhưng chúng tôi hy vọng nó sẽ kích khích các tập đoàn khác làm theo để
cứu giảm nợ quốc gia”.
Trong một thông cáo báo chí khác, Taco Bell cho biết chiếc chuông sẽ được trưng bày ở Philadelphia và trụ sở của Taco Bell
ở Irvine.
Các tuyên bố của Taco nhận được vô số phản hồi. Hàng
ngàn người dân gọi điện đến trụ sở của Taco Bell
và Cục Công viên quốc gia Mỹ ở Philadelphia
để hỏi xem có đúng là quả chuông đã được bán không.
Elaine Sevy, một phát ngôn viên của Cục, cho biết bà
thật sự sốc khi nhận các cuộc điện thoại: “Chúng tôi liên tiếp bị dội bom điện
thoại của người dân và không hề biết chuyện gì đang xảy ra”.
Chi nhánh của Cục tại Philadelphia phải tổ chức ngay một cuộc họp
báo vào sáng hôm đó để thông báo rằng chiếc chuông vẫn còn đó và không được bán
đi đâu cả.
Trưa hôm đó, Taco Bell phát đi một thông cáo báo chí
khác và thừa nhận họ chỉ đùa cho vui, đồng thời tuyên bố họ sẽ ủng hộ 50.000
USD cho việc giữ gìn quả chuông.
Tuy nhiên sau đó không có chuyện huề cả làng, vì
nhiều quan chức, bao gồm những người nhận ra đây là chuyện đùa ngay từ đâu, đã
chỉ trích Taco Bell là rẻ tiền và “tởm” khi đem một báu vật quốc gia ra đùa.
Nhưng phát ngôn viên của Taco Bell Jonathan Blum sau
đó lý luận rằng trò đùa thật ra giúp tôn vinh chiếc chuông, đặc biệt là dành
cho những người trước đây chẳng hề quan tâm tới nó.
Phòng tiếp thị của Taco Bell cho biết doanh thu của
họ tăng vọt thêm nửa triệu USD trong tuần Cá tháng tư so với tuần trước đó, rất
có thể là nhờ trò đùa này.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét