Những món ăn ngon miền Nam (1/3)
Bạn Phan Lục (Chicago) chuyển
-o0o-
(GDVN) - Mỗi một vùng miền trên cả nước đều có những món
ăn mang nét đặc trưng riêng biệt thậm chí là thương hiệu riêng. Nếu như miền Bắc
có mắm tôm, bánh cốm,... miền trung có cu-đơ, nem chua,... thì miền Nam có lẩu
mắm, bánh giá... những món ăn dân dã mang đặc thù của một thời đi mở cõi...
1. Lẩu cá kèo
Lẩu cá kèo là món mang hương vị miền nam đặc trưng. Món lẩu
từ cá kèo thường được nấu kèm với lá giang - loại lá có nhiều ở miền Nam và
Trung, có vị chua chua, chát chát đặc trưng. Cá kèo nấu lẩu phải là những con
cá còn tươi sống. Khi nước lẩu sôi mới mở vung nồi và cho cá vào. Khi cá không
còn quẫy là cá đã chín, và ngay sau đó bạn có thể cho rau vào nồi lẩu. Rau dùng
với lẩu cá kèo gồm rau muống, rau nhút và rau đắng, giá, hoa chuối... Mùi thơm
từ nồi lẩu cá kèo bốc lên sẽ thơm lừng, khó quên.
2. Canh chua cá bông lau
Vàm Nao (huyện Phú Tân, An Giang) là khúc sông ngắn nối
sông Tiền và sông Hậu, nằm ở địa phận giáp ranh giữa hai huyện Chợ Mới và Phú
Tân. Nó không chỉ nổi tiếng vì cảnh đẹp, về những huyền thoại “dưới sông sấu nhảy…”
một thời mà còn nổi tiếng vì đặc sản cá bông lau, đệ nhất đặc sản của miền Tây.
Cá bông lau không chỉ nổi tiếng về ngon mà còn về nguồn gốc bí hiểm của nó.
3.Canh gà lá giang
Canh nấu chua ở miền Bắc có quả sấu, còn miền Nam có lá
giang hoặc lá me. Lá giang tạo vị chua cho món ăn, thường được dùng trong các
món canh và lẩu. Vị chua chua của lá giang và vị ngọt của thịt gà ăn rất ngon
trong những ngày trời nóng nực.
4. Bún nước kèn An Giang
Về miền Tây Nam bộ, du khách thích ăn bún có nhiều lựa chọn
như món bún bì, bún chả giò, bún thịt nướng, bún cà ri, bún gỏi dà..., trong
đó, món được nhiều người ưa thích nhất có lẽ là bún nước lèo của bà con Khmer.
Những món này, có thể thưởng thức bất kỳ ở đâu khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nhưng muốn ăn bún nước kèn thì phải đến Châu Đốc (An Giang) mới có.
5. Bánh giá chợ Giồng
Ở miệt Chợ Giồng (thị trấn Vĩnh Bình, Gò Công Tây, Tiền
Giang) người ta thường truyền miệng câu ca dao về bánh giá. Không biết có từ
bao giờ, bánh giá Chợ Giồng đã có tiếng, được nhiều người ưa thích bởi hương vị
đặc trưng của nó. Hiện nay ở nhiều nơi khác, người ta cũng học và biết cách làm
bánh giá để ăn. Bánh mang vị béo của bột gạo hòa lẫn vị ngọt của tôm, giá sống,
ăn cùng mắm ớt tỏi thật khoái khẩu.
6. Bò bía
Bò bía là món ăn dân dã, cách làm vô cùng đơn giản. Chỉ cần
cuốn hỗn hợp củ sắn, tép khô, xà lách, rau thơm, lạp xưởng, trứng trong một miếng
bánh tráng mỏng là đã có một cuốn bò bía. Tương hột được chưng lên cho mềm nhừ,
xay nhuyễn, thêm một chút ớt xay, một chút hành phi, đậu phụng là món chấm
không thể thiếu món ăn này. Lần đầu ăn món này sẽ có nhiều người cảm thấy nhạt
nhẽo nhưng càng ăn càng ghiền.
7. Cua đồng nấu canh tập tàng
Trong những ngày hè oi bức này, nếu dịp về các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long, bạn hãy thưởng thức món canh cua đồng nấu với rau tập tàng.
Đây là món rất dễ làm, lại sẵn có trong thiên nhiên của miền quê sông nước. Rau
tập tàng là những loại rau vườn như mùng tơi, rau dền..
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét