Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

DI SẢN TG TẠI TRUNG QUỐC (11)

DI SẢN THẾ GIỚI TẠI TRUNG QUỐC (11)
Sưu tầm
-o0o-
Tô Châu
Tô Châu là một thành phố với một lịch sử lâu đời nằm ở hạ lưu sông Dương Tử và trên bờ Thái Hồ  thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc . Thành phố này nổi tiếng vì những cầu đá đẹp, chùa chiền  và các khu vườn (viên lâm) được thiết kế tỉ mỉ, mà ngày nay chúng đã trở thành những điểm thu hút khách du lịch. Tô Châu cũng đã từng là một trung tâm quan trọng của công nghiệp sản xuất tơ lụa  Trung Hoa kể từ thời kỳ nhà Tống (960-1279)  cũng như tiếp tục nắm giữ vị trí nổi tiếng này trong thời gian gần đây. Thành phố này là một phần của Tam giác vàng  thuộc Trung Quốc. Thành phố này đặc biệt nổi tiếng vì những khu vườn. Một số vườn cây cảnh cổ điển  đã được UNESCO xếp loại là di sản thế giới.
Tô Châu Viên Lâm
Vườn cây cảnh cổ điển Tô Châu còn gọi là Cô Châu  là một kiến trúc lâm viên  ở trong nội thành của Tô Châu , lấy khuôn viên tư gia là chủ đạo, bắt đầu từ thời Xuân Thu  (514 trước Công Nguyên), hình thành thời Ngũ Đại , hoàn thành thời nhà Tống , hưng thịnh thời nhà Minh . Đến cuối thời nhà Thanh  thì Tô Châu đã có hơn 170 vườn cây cảnh đặc sắc, hiện nay có hơn 60 nơi được bảo tồn hoàn chỉnh, có 19 nơi là vườn cây cảnh mở. Chiếm diện tích không lớn, nhưng lại thể hiện không gian, bố cục và thủ pháp độc đáo, hài hòa với cảnh quan môi trường xung quanh, biến hóa vô cùng. Thời Xuân Thu , nơi đây là kinh thành nước Ngô, cho đến nay Tô Châu đã có hơn 2500 năm lịch sử. "Giang nam viên lâm giáp thiên hạ, Tô Châu viên lâm quán Giang nam" (Đất nước đẹp nhất là các khu vườn, Tô Châu có những khu vườn đẹp nhất nước). 
Trung Quốc Đan Hà
Trung Quốc Đan Hà hay Địa mạo Đan Hà của Trung Quốc là tên gọi chung để chỉ một kiểu cảnh quan  độc nhất vô nhị là địa mạo Đan Hà, được hình thành từ sa thạch  đỏ với đặc trưng là các vách núi thẳng đứng, do các nội lực (như phay nghịch ) và ngoại lực (như phong hóa và xói mòn) gây ra.
Tháng 8 năm 2010, Trung Quốc Đan Hà đã được liệt kê vào danh sách di sản thế giới của UNESCO.
Tượng khắc đá Đại Túc
Tượng khắc đá Đại Túc thuộc HUYỆN đẠI Túc, thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc , cách trung tâm thành phố 163 km. Tượng bắt đầu được khắc vào cuối nhà Đường , trải qua 5 triều đại, cực thịnh nhất vào đời Lưỡng Tống (Bắc Tống và Nam Tống). Đây là kho tàng nghệ thuật  hang đá của Trung Quốc với hơn 5 vạn pho tượng được chạm khắc bằng đá , phân bố ở hơn 40 địa điểm thuộc huyện Đại Túc, trong đó chủ yếu là các pho tượng của đạo Phật,  sau đó là Đạo giáo và Nho giáo , và tượng một số ít nhân vật lịch sử. Tượng khắc Đại Túc chủ yếu tập trung trên núi Bảo Đỉnh và vách núi Bắc Sơn, quy mô lớn và nghệ thuật điêu khắc tinh xảo, hình thức cũng vô cùng phong phú. Đây là quần thể tượng khắc có sự kết hợp của lực học, quang học , nội dung tạo hình và thế núi , thể hiện rất rõ nghệ thuật tạc tượng Phật người Trung Quốc. Với đặc trưng "Người hóa thần, thần hóa người", năm 1999 , tượng khắc đá Đại Túc được UNESCO  công nhận là Di Sản văn hóa thế giới.
Vạn Lý Trường Thành
Vạn Lý Trường Thành là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN  cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục  khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu . Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN , trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN và 200 TCN , nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh , và hiện chỉ còn sót lại ít di tích.
Võ Đang (núi)
Núi Võ Đang (cách phiên âm khác: Vũ Đang, Vũ Đương, Võ Đương) còn có tên là núi Thái Hòa, là một dãy núi nằm ở phía nam thành phố Thập Yến, Tây Bắc của tỉnh Hồ Bắc, bên phía bờ nam sông Hán  (dài hơn 260 km chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam) vốn là một phân chi của đoạn phái Đông núi Đại Ba , cao hơn mặt biển khoảng 1000 mét. Nơi đây được coi là một trong những cái nôi võ thuật của Đạo giáo với Thái Cực quyền và Bát Quái chưởng được phát triển từ thế kỷ 13.

---ooo0ooo---

Không có nhận xét nào: