Bạn Phan Lục (Chicago) chuyển
HỒ Ở HÀ NỘI
-o0o-
Nhìn từ độ cao hơn 200m, hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây... hiện ra với
vẻ đẹp xanh, sạch và yên bình giữa nhịp sống đô thị náo nhiệt.
1.
Hồ Hoàn Kiếm
Hồ Hoàn Kiếm nhìn từ
hướng Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Bên trái là hướng phố Đinh Tiên Hoàng,
phố Lê Thái Tổ và nhà hàng Thủy Tạ ở góc phải.
2.
Hồ Ngọc Khánh
Hồ Ngọc Khánh nằm
trên địa bàn phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình. Nơi đây xuất hiện nhiều hàng quán
cafe, giải khát thu hút giới trẻ từ hàng chục năm qua.
3.
Hồ Nghĩa Đô
Bên
trong công viên Nghĩa Đô (phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy) là hồ cùng tên. Hồ Nghĩa Đô đối diện với Bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam. Sau khi quy hoạch diện tích hồ được giữ nguyên, không gian được
bố trí hài hòa, thoáng mát.
4.
Hồ Tây
Cùng với
hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây nổi tiếng
nhất Hà Nội, từng đi vào nhiều bài thơ hay các ca khúc. Đây là hồ nước tự nhiên
lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện
tích hơn 500 ha, chu vi 18 km. Trên hồ nổi lên ngôi chùa Trấn Quốc xinh
đẹp.
Tại
phía Tây Bắc của hồ Tây là công
viên nước và khu vui chơi giải trí ven hồ. Ngay gần đây là các địa điểm đẹp giới
trẻ hay các đôi lứa thường xuyên hẹn hò.
5.
Hồ Hoàng Cầu
Hồ Hoàng Cầu thuộc
địa bàn quận Đống Đa. Bao quanh là các tuyến phố Hoàng Cầu, Mai Anh Tuấn. Trên
hồ đang xuất hiện những trụ cầu của tuyến đường sắt đô thị số 1 ( đường sắt
trên cao) Cát Linh - Hà Đông.
6.
Hồ Bảy Mẫu
Hồ Bảy Mẫu trong
công viên Thống Nhất. Diện tích mặt hồ chiếm khoảng 28 ha, ở giữa có hai đảo Thống
Nhất và Hòa Bình.
7.
Hồ Thiền Quang
Hồ Thiền Quang được
bao quanh bởi 4 con phố Nguyễn Du, Trần Bình Trọng, Trần Nhân Tông và Quang
Trung. Khu vực này nổi tiếng với hàng cây hoa sữa vào mùa thu.
8.
Hồ Giảng Võ
Hồ Giảng Võ thuộc
địa phận quận Ba Đình. Đây là khu vực tập trung đông dân cư và công sở. Xung
quanh hồ là hàng loạt quán cafe và khách sạn, nhà hàng lớn.
9.
Hồ Xã Đàn
Hồ Xã Đàn, xung
quanh là các khu tập thể cũ của Hà Nội như Trung Tự, Nam Đồng. Bao bọc hồ là
các tuyến phố Hồ Đắc Di, Trần Hữu Tước và Đặng Văn Ngữ.
10.
Hồ Văn
Hồ Văn trên
phố Quốc Tử Giám (quận Đống Đa) trước cửa khu di tích Văn Miếu. Giữa hồ có gò
Kim Châu, trên gò dựng Phán Thuỷ đường (là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của
nho sĩ kinh thành xưa). Đây vốn là một bộ phận trong công trình kiến trúc chung
của Văn Miếu - Quốc tử Giám.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét