18 di sản Việt Nam được UNESCO vinh danh (2/2)
-o0o-
(VietQ.vn)
- Sắp tới đây, con số này sẽ còn tăng lên khi Việt Nam đang đệ trình lên UNESCO
các di sản như quần đảo Cát Bà, dnah thắng Tràng An, nghề làm tranh Đông Hồ.
Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới
8.
Nhã nhạc cung đình Huế
Năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế, còn gọi
là Âm nhạc cung đình Việt Nam, được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản truyền
khẩu và phi vật thể của nhân loại. Đây là một loại hình âm nhạc mang tính bác
học của các triều đại quân chủ trong xã hội Việt Nam suốt hơn 10 thế kỷ, nhằm
tạo sự trang trọng cho các cuộc tế, lễ của cung đình như Tế Giao, Tế miếu, Lễ
Đại triều, Thường triều...
9.
Không gian văn hóa Cồng Chiêng
Tây Nguyên
Di sản này được UNESCO công nhận là Kiệt
tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào ngày 15/11/2005.
10. Dân ca quan họ
Quan họ Kinh Bắc được Hội đồng chuyên môn
của UNESCO đánh giá cao về giá trị văn hóa, đặc biệt về tập quán xã hội, nghệ
thuật trình diễn, kỹ thuật hát, phong cách ứng xử văn hóa, bài bản, ngôn từ,
trang phục, và được chính thức công nhận năm 2009.
11. Ca trù
Ngày 1/10/2009, ca trù được công nhận là di
sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là di sản
văn hóa thế giới có vùng ảnh hưởng lớn nhất ở Việt Nam, có phạm vi tới 15 tỉnh,
thành ở phía Bắc.
12. Hội Gióng
Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, năm
2010 được công nhận là Di sản văn hoáphi vật thể đại diện cho nhân loại.
13. Hát xoan
Ngày 24/11/2011, hát xoan (Phú Thọ) của
Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được
bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.
14. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Ngày 6/12/2012, UNESCO công nhận Tín ngưỡng
thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với
những yếu tố thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng
nghìn năm nay, thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng
đồng.
15.
Đờn ca tài tử Nam Bộ
Với các tiêu chí: Được trao truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác; liên tục được tái tạo thông qua trao đổi văn hóa, thể
hiện sự hòa hợp văn hóa và tôn trọng văn hóa riêng của các cộng đồng, dân tộc,
UNESCO chính thức vinh danh đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể
của nhân loại năm 2013.
Di
sản tư liệu thế giới
16. Mộc bản triều Nguyễn
Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế
giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009. Mộc bản triều
Nguyễn gồm 34.618 tấm, là những văn bản chữ Hán-Nôm được khắc ngược trên gỗ để
in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ 19, 20.
17. Bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Với giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt,
đầu tháng 3/2010, 82 tấm bia tiến sĩ của các khoa thi dưới triều Lê - Mạc
(1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã được UNESCO công nhận là Di
sản tư liệu thế giới.
18. Mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm được mệnh danh là “Đại
danh lam cổ tự”, một trung tâm Phật giáo lớn nhất của thời Trần, nơi có những
văn bản Hán tự được UNESCO công nhận năm 2012.
Thu Trang
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét