Thành phố/Ngôi làng “kỳ lạ” trên thế giới
-o0o-
Cộng đồng bí mật dưới
dãy Alpes, Italy
Oberto “Falco” Airaudi là nhà triết học, nhà văn, họa sĩ
sinh năm 1950 ở Balangero, tỉnh Torino, Italy. Năm 1975, với sự giúp đỡ của 24
người, ông bắt đầu xây dựng Liên đoàn Damanhur bí mật dưới dãy Alpes. Airaudi
gọi đó là Đền thờ của Nhân loại. Hiện nay, cộng đồng bí mật Damanhur có 600 cư
dân, tiền tệ và trường đại học riêng. Khi các nhà chức trách Italy phát hiện
Damanhur, họ gọi đây là Kỳ quan thứ 8 của thế giới bởi những công trình kiến
trúc cầu kỳ, hoa mỹ của nó.
Làng người mất trí ở Hà
Lan
Làng De Hogeweyk dành riêng cho người mất trí ở Hà Lan.
Ảnh: Oddee
Làng De Hogeweyk, gần Amsterdam, Hà Lan, là nơi cư trú
của 152 người mắc bệnh Alzheimer và những bệnh liên quan đến trí nhớ khác.
Người ta thiết kế ngôi làng như một thị trấn bình thường. Cư dân có thể tự do
mua sắm, ăn uống ở các nhà hàng, hoặc tự dạo bộ. Tuy nhiên, ngôi làng được theo
dõi thường xuyên để đảm bảo người dân không đi lạc hoặc gây tổn thương cho bản
thân.
Làng phụ nữ ở
Chernobyl, Nga
Ngôi làng của những người phụ nữ quyết trở về nơi từng
xảy ra thảm họa Chernobyl. Ảnh: Telegraph
Khi nhà máy điện hạt nhân Chernobyl phát nổ năm 1986,
Liên Xô tổ chức tái định cư cho 1.800 người dân sống trong phạm vi 30 km xung
quanh nhà máy. Chernobyl trở thành khu vực không người sống. Tuy nhiên, sau đó,
những người phụ nữ lớn tuổi quyết định quay trở lại. Dù người khác nghĩ họ
bướng bỉnh, thậm chí là điên, 230 phụ nữ vẫn sống trong một ngôi làng ở
Chernobyl, Nga.
Làng phụ nữ ở Brazil
Thị trấn Noive do Cordeiro, Brazil - Tây Lương nữ quốc
thời hiện đại. Ảnh: Telegraph
Năm 1891, Maria Senhorinha, một phụ nữ bị đuổi khỏi thành
phố vì tội ngoại tình, thành lập thị trấn Noive do Cordeiro ở đông nam Brazil.
Đây là thế giới riêng của hơn 600 phụ nữ xinh đẹp. Các ông chồng đi làm ăn xa
và chỉ được phép trở về vào cuối tuần. Những đứa con trai buộc phải rời khỏi
làng khi đủ 18 tuổi. Một vài cô gái trẻ phàn nàn họ khó tìm chồng và cuộc sống
thiếu lãng mạn. Tuy nhiên, phần lớn phụ nữ trong thị trấn hài lòng với chế độ
mẫu hệ của họ.
Thành phố rác Manshiyat
Naser, Ai Cập
Thành phố rác Manshiyat Naser gần thủ đô Cairo, Ai Cập.
Ảnh: Oddee
Thành phố rác Manshiyat Naser nằm gần thủ đô Cairo, Ai
Cập. Cư dân ở đây, còn gọi là Zaballeen, kiếm sống bằng cách thu gom rác thải
từ Cairo và phân loại chúng. Khu vực Manshiyat Naser thiếu điện và nước sinh
hoạt. Người dân tái chế khoảng 90% số rác thải. 10% còn lại nằm rải rác khắp
nơi.
Làng nghĩa trang ở
Philippine
Trẻ em trong làng chơi đùa xung quanh các ngôi mộ. Ảnh:
Atlasobscura
Ngôi làng nằm ở phía bắc thủ đô Manila, Philippine. Cư
dân trong làng cư trú bất hợp pháp trong các ngôi mộ vì thiếu tiền và nhà ở. Họ
cũng làm việc tại nghĩa trang như bán nữ trang, hướng dẫn du lịch. Khách tham
quan tới đây có thể thấy cảnh tượng những đứa trẻ vui đùa giữa các ngôi mộ.
Làng tí hon ở Trung Quốc
Dân làng có chiều cao dưới 130 cm. Ảnh: New York Times
Làng tí hon là một địa điểm hút khách du lịch ở thành phố
Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Dân làng, thấp dưới 130 cm, thường hóa
trang và biểu diễn các tiết mục cho du khách. Họ giả vờ sống trong những ngôi
nhà hình nấm nhưng trên thực tế, dân làng sống trong một ký túc xá gần đó.
Nhiều người chỉ trích ngôi làng chẳng khác gì một vườn thú người. Tuy nhiên,
nhiều người tí hon cho biết họ thích sống và làm việc ở đó.
Làng hành giả ở Mỹ
Nơi ở của các nhà sư. Ảnh: Oddee
Thành phố Maharishi Vedic và khu vực lân cận thành phố
Fairfield, thuộc bang Iowa, được coi là “Những thị trấn bất thường nhất nước
Mỹ”. Cư dân Fairfield ngồi
thiền trong những ngôi nhà mái vòm hai lần một ngày. Những ngôi nhà trong thành
phố Maharishi Vedic đều theo lối kiến trúc của Khoa học Vệ Đà. Hơn 300 nhà sư
Pandit từ Ấn Độ sống và ngồi thiền trong thành phố để cầu nguyện cho hòa bình
thế giới.
Ngôi làng dưới đường hầm
ở Mỹ
Hơn 1.000 người sinh sống dưới những đường hầm ở thành
phố Las Vegas, Mỹ. Ảnh: Austin Hargrave
Khu vực dưới những đường hầm ở thành phố Las Vegas, Mỹ là
nơi cư trú của hơn 1.000 người vô gia cư. Một số họ đến Las Vegas với mong muốn
tìm một công việc tử tế. Một số khác là những cựu binh mắc chứng rối loạn căng
thẳng sau chấn thương tâm lý. Họ sống trong những ngôi nhà dựng tạm từ những
vật liệu thu nhặt từ trên mặt đất. Tác giả Matthew O'Brien đã ghi lại cuộc sống
cư dân dưới đường hầm trong cuốn sách “Dưới ánh Neon”.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét