TẠI SAO? (16-20)
Sưu tầm từ VietSciences. Free
-o0o-
16- Tại sao chạch
lại nhả bọt ?
Ở những ao đầm, mương, ngòi có nhiều cá chạch sinh sống,
trên mặt nước thường có nhiều bóng khí. Nếu thả vài chục con chạch trong thùng
nước, thì chỉ một lúc sau bọt đã phủ đầy chẳng còn chừa khoảng trống nào cả. Lũ
cá làm sao thế nhỉ?
Thì ra, đó chỉ là do loài chạch trung tiện hơi nhiều mà
thôi.
Chạch có thân dài, hơi dẹt, cũng thở bằng mang như các
loại cá khác. Nhưng khi trong nước thiếu dưỡng khí, nếu chỉ thở bằng mang thôi
sẽ không cung cấp đủ ôxy cho cơ thể. Lúc đó, chạch sẽ thò đầu lên khỏi mặt
nước, trực tiếp hít thở khí trời và dùng ruột làm cơ quan hô hấp thay thế mang.
Mấu chốt chính là ở đây: Ruột chạch có cấu tạo khác hẳn so với các loài cá
khác.
Nếu như ruột cá bình thường phải cuộn từ 8-10 vòng trong
bụng cá, thì ruột chạch lại nối thẳng từ cổ họng đến hậu môn thành một đường
thẳng không gấp khúc và có thể nhìn thấu qua. Trên thành ruột có nhiều mạch máu
nhỏ. Đoạn ruột vừa thẳng vừa ngắn này có tác dụng tiêu hóa thức ăn, đồng thời
còn hô hấp thay thế mang khi cần thiết.
Khi chạch cảm thấy trong nước hoặc bùn không đủ ôxy, nó
sẽ ngoi đầu lên khỏi mặt nước (mặt bùn), đớp một ngụm khí rồi lại lặn xuống.
Không khí được nuốt xuống ruột, các mạch máu trên thành ruột hấp thụ luôn lượng
khí ôxy trong khoang ruột, chất khí thừa còn lại và lượng khí carbonic do máu
thải ra sẽ qua hậu môn theo hình thức trung tiện, đó chính là những bọt khí
xuất hiện trên mặt nước. Ôxy trong nước càng ít, chạch càng đớp nhiều lần hơn.
Khi trong nước hết ôxy, chạch ngoi lên khoảng 70 lần mỗi giờ để duy trì sự
sống.
Nước sông đang chảy xiết, khi tới trụ cầu thì bị cản, nên
phải lùi lại sau. Nhưng phía sau lại là dòng nước đang cuồn cuộn chảy tới, kéo
nó chảy theo. Như thế, số nước này tiến không được, lùi cũng không xong, đành
chạy vòng tròn ở vùng gần trụ cầu. Vậy là ở đó xuất hiện xoáy nước.
Trên dòng sông, xung quanh các cọc gỗ hay mỏm đá nhô lên
khỏi mặt nước cũng có thể xuất hiện xoáy. Đó là vì dòng nước sau khi bị các vật
cản ngăn lại, nó chỉ có thể đi vòng ra hai bên. Khi đến mặt sau vật cản, do ở
nơi đó nước sông chảy chậm, ảnh hưởng đến sự chảy qua của dòng nước, thế là nó
lao vào số nước đã ngăn cản sức chảy của nó và khiến chúng chạy vòng.
Ở những chỗ dòng sông lượn vòng, gấp khúc cũng dễ xuất
hiện xoáy nước. Do nước sông có xu hướng chảy theo đường thẳng, vì vậy ở gần
mặt trong đoạn vòng, luồng nước đã “thoát ly” bờ sông để chảy thẳng. Thế nhưng,
luồng nước ở phía ngoài lại ép luồng nước phía trong phải đi vòng qua. Khi
luồng nước mặt trong chịu áp lực của mặt ngoài bị chen bật trở lại thì một phần
của nó sẽ chảy bổ sung vào nơi mất nước, và như vậy đã hình thành xoáy nước.
Nếu chú ý bạn có thể thấy, xoáy nước trên dòng sông đều
xuất hiện ở những nơi tốc độ và phương hướng dòng chảy đột ngột thay đổi.
Ong bắp cày đốt rất đau. Nhưng không phải con nào cũng
biết làm việc ấy, mà chỉ có ong cái thôi. Mùa xuân và mùa hè, lũ ong cái bay ra
khỏi tổ, và bạn rất dễ trở thành mục tiêu của chúng. Nhưng mùa thu, đa phần
chúng ở nhà, nhường quyền hoạt động cho các con đực.
Khi đốt người, ong sử dụng đến một chiếc ngòi nhọn ở phần
dưới bụng của chúng. Phần gốc ngòi gắn liền với tuyến nọc độc. Hễ chiếc ngòi
nhọn đó cắm vào đâu là có nọc độc tràn vào. Bởi vậy khi bị ong đốt, ta có cảm
đau buốt.
Ngòi ong chính là vòi đẻ trứng của chúng biến thành. Do
đó, chỉ có ong cái mới có cơ quan này, còn ong đực thì không. Tất cả những con
ong thợ đều là ong cái (tuy chúng không sinh nở được). Trong xã hội loài ong,
con cái nhiều hơn con đực, và các chàng ong rất ít khi bay ra khỏi tổ, nên
chúng ta thường chạm trán loại ong đốt người.
Riêng với ong bắp cày, trong mùa xuân và mùa hè, ong thợ
xuất hiện nhiều ở ngoài tổ. Đến mùa thu, trời lạnh dần, con cái ở tổ chuẩn bị
chống rét cho mùa đông. Cũng vào thời điểm này, ong đực bay đi tìm ong cái để
giao phối duy trì nòi giống. Nên nếu có gặp chúng, bạn sẽ chẳng hề hấn gì cả.
Như vậy, nói ong bắp cày không đốt người vào mùa thu
chẳng qua là chỉ những con ong đực không có khả năng đốt người. Cách đơn giản
để phân biệt hai giống là nhìn màu sắc phần đầu của chúng: ong cái có màu vàng,
ong đực là màu trắng.
Đối diện với kẻ thù, khi đã ở vào thế tuyệt vọng, loài
thằn lằn có sừng phrynosoma
sẽ tự làm tăng áp suất máu lên đầu. Áp suất tăng nhanh khiến các mạch máu nhỏ
xíu tại vùng giác mạc bị đứt : Dòng máu phụt theo các ống dẫn nước mắt, phun
thẳng vào mặt kẻ thù.
Cũng giống như những loài thằn lằn bình thường khác, loài
thằn lằn có sừng phrynosoma,
thuộc họ lguanidae,
sống ở miền tây nước Mỹ, Mexico và các vùng có khí hậu khô nóng, có khả năng
ngụy trang rất tài tình. Khi bị đe dọa, cách phòng thủ mà chúng ưa thích nhất
là đổi màu da để ẩn vào môi trường xung quanh.
Không những thế, chúng còn cố gắng hết sức nằm dán xuống
mặt đất, để giảm tối đa nguy cơ bị kẻ thù phát hiện. Tuy nhiên, khi ngụy trang
không còn hiệu quả đối với những kẻ săn mồi láu cá và lỳ lợm, thằn lằn sẽ
chuyển sang phương án tiếp theo là phát ra những tiếng xì xì đầy đe dọa, đồng
thời cố hết sức gồng cơ thể lên, giương những chiếc gai nhọn về phía kẻ thù.
Chiến thuật này khiến nó trở nên to hơn và khó nuốt hơn.
Thế nhưng, trong trường hợp cả hai phương án trên đều vô hiệu, nó sẽ viện đến
phương án cuối cùng là phun máu. Khi cảm thấy sự nguy hiểm tăng lên tột độ, nó
sẽ tự làm tăng áp suất máu lên khu vực đầu để có thể phun ra theo các ống dẫn
nước mắt. Phương án của kẻ cùng đường này đôi khi rất hiệu quả, vì nó làm kẻ
thù phát hoảng mà bỏ chạy.
Ghé sát tai vào phích nước rỗng, bạn sẽ thấy âm thanh o o
như tiếng gió lùa. Phích kín như vậy thì gió ở đâu ra nhỉ. Thực tế, đây chỉ là
hiện tượng cộng hưởng âm thanh bình thường, xảy ra với tất cả các dụng cụ chứa
mà thôi.
Trước hết, ta hãy tìm hiểu về hiện tượng cộng hưởng âm:
Sóng âm là sự thay đổi mật độ lúc loãng lúc đặc của không
khí, được truyền đi từ nguồn âm tới mọi hướng với tốc độ nhất định. Số lần biến
đổi loãng - đặc trong một giây gọi là tần số. Khoảng cách giữa hai phần đặc
hoặc hai phần loãng kề nhau gọi là bước sóng. Tần số của âm thanh càng cao,
hoặc là bước sóng càng ngắn thì âm điệu nghe được càng cao.
Nói chung, âm thanh là do vật dao dộng gây ra. Ví như khi
đánh trống, do mặt trống dao động lên xuống nên phát ra âm thanh trong không
khí. Những vật thể khác nhau khi dao động sẽ phát ra những âm thanh không cùng
tần số.
Nếu có hai vật thể phát ra âm thanh có tần số giống nhau
và nằm ở gần nhau, thì khi để cho một vật phát âm, vật kia cũng có thể phát âm
theo. Hiện tượng này gọi là cộng hưởng.
Điều thú vị là hầu như không khí (hay cột không khí)
trong bất kỳ dụng cụ chứa nào cũng đều có thể cộng hưởng với các vật phát âm. Đưa một vật phát âm tới gần miệng một dụng cụ chứa, nếu
tần số hoặc bước sóng của nguồn âm phù hợp với tần số hoặc bước sóng riêng của
cột không khí, thì cột không khí sẽ cộng hưởng liền (tức là nó dao động) và làm
âm thanh lớn lên rất nhiều
Theo các nhà nghiên cứu, chỉ cần bước sóng bằng 4 lần,
hoặc 3/4, 4/5… độ dài cột không khí, thì sau khi truyền vào dụng cụ chứa, nó sẽ
gây ra cộng hưởng. Chiều cao bên trong của phích thường khoảng 30 cm. Từ đó có
thể tính được rằng, khi những âm thanh có bước sóng là 120 cm, hoặc 40 cm, 24
cm… truyền vào phích thì đều có thể gây ra cộng hưởng.
Xung quanh chúng ta có đủ mọi loại âm thanh to nhỏ. Chúng
có thể đồng thời cộng hưởng với cột không khí trong phích, tạo thành tiếng o o
mà khi ghé tai vào ta sẽ nghe thấy. Do cột không khí ngắn, nên bước sóng của
những âm thanh được cộng hưởng cũng ngắn. Vì vậy, những âm o o phát ra từ một
chai nhỏ sẽ nhọn sắc hơn từ chiếc phích phát ra.
Nếu bình chứa có chỗ hư hỏng khiến cho cột không khí
không hoàn chỉnh thì âm thanh cộng hưởng cũng bị thay đổi. Chính vì thế mà
người ta thường thông qua việc nghe các tiếng o o để kiểm tra xem phích đựng
nước có bị hỏng hay không.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét