TẠI SAO ? (26-30)
Sưu tầm từ VietSciences. Free
-o0o-
Khi nhai kẹo giòn, ta nghe thấy những tiếng động inh ỏi
trong tai, trong khi những người ngồi bên cạnh cũng đang nhai thứ kẹo ấy mà lại
chẳng phát ra âm thanh gì rõ rệt. Họ đã dùng mẹo gì để tránh được thứ âm thanh
lốp cốp vô duyên đó?
Nguyên do là, những tiếng động ầm ầm ấy chỉ có tai mình
mới nghe thấy thôi, còn những người ngồi cạnh không nghe thấy được. Xương sọ
của chúng ta cũng giống như hết thảy những vật rắn đàn hồi khác, truyền âm rất
tốt. Những tiếng vỡ giòn tan của kẹo khi truyền qua không khí đến tai thì chỉ
còn là những tiếng động nhẹ. Nhưng cũng tiếng vỡ ấy, nếu truyền đến thần kinh
thính giác qua những xương cứng ở sọ, thì sẽ biến thành tiếng động ầm ầm.
Beethoven,
nhạc sĩ thiên tài người Đức bị điếc.
Và đây là một thí nghiệm cùng tính chất như vậy: bạn hãy
ngậm một chiếc đồng hồ quả quýt vào giữa hai hàm răng, rồi lấy ngón tay bịt
chặt hai lỗ tai, bạn sẽ nghe thấy những tiếng động rất mạnh - tiếng tích tắc
của đồng hồ đã được tăng cường lên như thế đấy.
Beethoven, nhạc sĩ thiên tài người Đức, sau khi bị điếc
đã dùng một cái gậy để nghe trong lúc chơi dương cầm: ông chống một đầu gậy vào
dương cầm, còn một đầu kia thì lấy răng cắn lấy. Có rất nhiều người điếc nhưng
thính giác bên trong còn hoàn chỉnh, tới mức họ vẫn có thể nhảy theo điệu nhạc.
Đó là nhờ âm truyền tới thần kinh thính giác qua sàn nhà và xương.
Mỗi mùa trong năm không phải tròn trịa bằng số ngày một
năm chia cho 4, mà được căn theo thời tiết phục vụ nhà nông. Vì thế, nó chẳng
liên quan gì đến phép chia đều.
Mùa xuân bắt đầu từ ngày Xuân phân (23/1) đến Hạ chí
(21/6) tức là khoảng 92 ngày 19 giờ. Mùa hè bắt đầu từ Hạ chí đến Thu phân
(23/9) dài khoảng 93 ngày 15 giờ. Mùa thu kéo dài từ Thu phân tới Đông chí
(22/12) dài khoảng 89 ngày 19 giờ. Mùa đông từ Đông chí tới Xuân phân chỉ dài
có 89 ngày. Như vậy mùa hè dài hơn mùa đông những 4 ngày 15 tiếng.
Vấn đề ngắn dài này hoàn toàn liên quan đến khoảng cách
giữa trái đất với mặt trời ở mỗi thời điểm xa hay gần. Ta biết rằng trái đất
quay xung quanh mặt trời theo quỹ đạo hình bầu dục, mà mặt trời không phải là
tâm điểm của hình bầu dục đó, mà chỉ là một tiêu điểm trong hình bầu dục thôi.
Như vậy, khi trái đất quay trên quỹ đạo, sẽ có lúc nó gần mặt trời hơn, có lúc
cách xa hơn.
Mùa hạ, khi trái đất ở xa mặt trời nhất, sức hút của mặt
trời đối với nó là yếu nhất, do đó trái đất quay chậm nhất, và thời gian của
mùa hè dài nhất trong một năm. Ngược lại, mùa đông, khi trái đất ở gần mặt trời
nhất, sức hút của mặt trời tác động lên nó mạnh nhất, do đó trái đất quay nhanh
hơn lúc nào hết, và đó là mùa ngắn nhất trong năm. Tương tự như vậy có thể xét
cho mùa xuân và mùa thu, là hai mùa trung gian.
28- Vì sao chim cánh
cụt có thể sống ở Nam cực ?
Môi trường cực kỳ khắc nghiệt ở Nam cực đã buộc các sinh
vật bậc cao rút lui khỏi lãnh địa của nó. Ngay cả các động vật lớn có thể chịu
được cái rét - 80 độ C của Bắc cực như gấu trắng, voi biển... cũng không hề có
mặt ở cực Nam. Vậy mà chim cánh cụt lại có thể làm được điều đó.
Để hiểu vì sao, chúng ta phải xem lại “gia phả” của
chúng. Trước hết, cánh cụt là một loài chim bơi ở dưới nước cổ xưa nhất. Có thể
nó đã đến đây định cư từ trước khi châu Nam cực mặc "áo giáp băng".
Do diện tích đất liền hẹp, mặt biển rộng, nên nơi đây có thể coi là khu vực
phồn thịnh nhất trong các thủy vực, với nguồn thức ăn phong phú, trở thành vùng
đất tốt cho cánh cụt trú ngụ.
Sau nữa, do kết quả tôi luyện trong gió và bão tuyết qua
hàng ngàn vạn năm, lông trên toàn thân của cánh cụt đã biến thành lớp lớp dạng
vảy gắn chặt. Với loại “chăn lông” đặc biệt này, nước biển không những khó thẩm
thấu, mà dù cho nhiệt độ có xuống tới -100 độ C, chim cũng không hề hấn gì.
Đồng thời, lớp mỡ dưới da của nó rất dày, nên càng đảm bảo giữ nhiệt cho cơ
thể.
Thêm nữa, châu Nam cực không có thú ăn thịt, thế là cánh
cụt đã có được một mảnh đất khá an toàn. Chẳng thế mà khi các nhà nghiên cứu
đặt chân lên mảnh đất tận cùng thế giới này, chim cánh cụt không những không bỏ
chạy, mà còn đón tiếp họ với thái độ rất thân mật (và tò mò).
Ăn miếng trả miếng, đó là phản ứng thường gặp khi xung
đột giữa hai con vật xảy ra. Song có khi, chúng lại đưa ra một số động tác kỳ
quặc, chuyển "cục giận" trong lòng sang kẻ thứ ba chẳng may đứng gần
đó.
Đang
"choảng" nhau, kanguru cũng có thể nghỉ giữa hiệp để... chải lông.
Sinh vật học gọi hành vi không liên quan đến mục tiêu của
động vật là “sự đùn đẩy trách nhiệm”. Chẳng hạn, ở một vài loài hải âu, khi hai
con bị kích thích tấn công lẫn nhau, một con trong đó sẽ chuyển sang tấn công
mục tiêu bên cạnh mình. Chưa hả giận, nó còn mổ... cỏ một cách rất tức tối.
Chim công ở Australia khi yêu đương hoặc khi tranh đấu sẽ
xuất hiện những động tác chẳng có gì dính dáng, như chải lông, vươn vai, lắc
mình, gãi gãi đầu, ngáp, ngủ gật, lấy thức ăn hay xây tổ. Còn trong những cuộc
giao chiến giữa hai con kanguru, đôi khi, chúng đột ngột dừng lại, "nghỉ
một tí", bằng cách ra vẻ chải chải lông trên người.
Một con mèo đang mải tấn công mồi, đột ngột nó có thể
chững lại để... liếm cơ thể. Một con cá hung hãn đang dọa nạt các loài cá khác
cũng có thể bất chợt dùng miệng để đào cát, hoặc trong lúc tuyệt vọng nó sẽ mở
to mồm… Vậy khi bắt gặp những tình huống này, bạn cũng đừng lấy làm lạ, vì tập
tính thay đổi hành vi có ở hầu hết các loài động vật.
Trên các bãi biển, có những tảng đá lỗ chỗ như tổ ong do
hà bám. Chúng làm thế nào để có thể phá hủy được loại vật chất cứng rắn này,
trong khi không hề có răng? Thì ra, con hà tiết ra một chất dịch có tính axit
cao, làm cho đá mềm ra.
Hà đá không chỉ đào hốc trên đá mà còn đục khoét ngay
trên vỏ ngoài của các loài trai, hàu. Trên một vỏ hàu có thể tìm thấy khoảng
mươi con hà đá, trông như những điếu xì gà nằm gọn trong các hốc nhỏ do chúng
tạo ra. Hà sống trên đá lại có hình dạng như quả trứng nhọn đầu. Chúng sinh sôi
nảy nở rất nhanh và làm các công trình xây dựng ở các hải cảng bị đục khoét lỗ
chỗ như tổ ong.
Hà đá chỉ chịu thua đá hoa cương. Chính vì vậy mà người
ta phải phủ đá hoa cương lên mặt ngoài các công trình xây dựng ở hải cảng, ở
các vùng khai thác dầu khí ven biển.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét