TẠI SAO ? (11-15)
Sưu tầm từ VietSciences. Free
-o0o-
Trong sa mạc, thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp từng hòn
nham thạch cô độc nhô lên như cây nấm đá, có hòn cao đến 10 m. Ngắm
cái “bụng” thon và cái “đầu” nặng nề của nó thật thú vị. Chúng là kiệt tác của
nhà điêu khắc nào vậy? Của nhà điêu khắc vô danh - gió trong sa mạc.
Những khối nham thạch kỳ lạ này là do bị gió cát cọ
sát, mài mòn ngày này qua ngày khác mà nên. Những hạt cát nhỏ bị gió cuốn
lên rất cao, trong khi những hạt cát tương đối thô nặng thì chỉ bay là là gần
mặt đất. Trong điều kiện tốc độ gió bình thường, hầu như toàn bộ sỏi đều tập
trung ở tầm cao chưa tới 2 mét. Có người đã làm một thực nghiệm thú vị ở phần
nam Đại sa mạc Takla Makan, thì thấy khi tốc độ gió là 5,7 m/giây thì có
tới 39% sỏi chỉ bay tới độ cao dưới 10 cm, trong đó phần cực lớn hầu như bay
sát mặt đất.
Vì vậy khi gió cuốn sỏi cát bay qua, phần dưới tảng nham
thạch cô lập bị rất nhiều hạt sỏi cát không ngừng mài mòn, phá hủy tương đối
nhanh. Còn phần trên, vì gió mang theo tương đối ít sỏi cát nên sự
mài mòn diễn ra chậm hơn. Ngày qua tháng lại, dần hình thành “nấm đá” có phần
trên thô lớn, phần dưới nhỏ.
Nếu phần dưới của nham thạch mềm, phần trên cứng chắc thì
thậm chí ở chỗ không bị gió cát mài mòn, chỉ dưới tác dụng phá hoại của các lực
tự nhiên khác, nham thạch cũng sẽ bị tạc thành nấm đá.
Các loại mực thường dùng có màu đỏ, xanh và xanh đen. Với
hai loại mực đỏ và xanh, chữ viết ra rất nét, nhưng nếu gặp nước, dễ bị nhòe
đi. Trong khi đó, mực xanh đen gặp nước vẫn "vô tư", và rất bền với
thời gian. Tại sao lại như vậy?
Mực đỏ và mực xanh được điều chế bằng cách hòq các phẩm
mầu tương ứng vào nước mà thành. Các loại màu này rất dễ tan khi gặp nước, nên
chữ viết hay bị nhòe đi. Mực xanh đen không bị nhược điểm này là do phương pháp
chế tạo ra nó. Nguyên liệu chế tạo gồm: tanin, axit galic và sắt sunfat. Ngoài
ra, trong mực còn có một ít axit sunfuric, có tác dụng ngăn ngừa sắt sunfat bị
oxy hóa thành sắt sulfat, một ít axit phenic để chống mực bị thối, một ít bột
màu xanh để tạo màu cho mực và ít chất keo để làm cho mực có độ dính.
Sau khi chế tạo, lượng tanin trong mực xanh đen kết hợp
với sắt sulfat thành tanin sắt . Khi dùng mực viết chữ trên giấy, dưới tác dụng
của ánh sáng mặt trời và oxy của không khí, tanin sắt biến thành tanin sắt.
Tanin sắt sẽ tác dụng với axit galic tạo thành sắt galat. Hợp chất này bám chặt
vào mặt giấy, không bị hơi ẩm làm nhòe chữ, cũng như không bị nhạt màu, giúp
chữ viết bám lâu dài vào mặt giấy. Do đặc điểm này, ngày nay trong các văn kiện
chính thức, người ta thường viết bằng mực xanh đen.
Đương nhiên, vì tanin sắt dễ bị ôxy hóa biến thành tanin
sắt, mà hợp chất này lại dễ tác dụng với axit galic tạo kết tủa, nên mực sau
khi chế xong phải được chứa trong bình đậy kín. Nếu không trong đáy mực sẽ có
kết tủa sau một thời gian.
Thủy tinh được xem là một vật liệu kỳ diệu vì khả năng
chống ăn mòn cao. Không nói đến nước, chứ các loại axit rất mạnh như axit
sunfuric, nitric, clohydric, và cả nước cường toan dùng để hòa tan vàng, thủy
tinh cũng "chấp" hết. Có điều, người ta đã lầm khi nghĩ rằng thủy
tinh không có đối thủ.
Các nhà khoa học từng cho rằng thủy tinh là bình đựng vạn
năng, và đã bỏ vào đó axit flohydric. Không lâu sau, các bình này trở nên mờ
đi. Tại sao vậy? Thì ra, axit flohydic có thể tác dụng với silicat, thành phần
chủ yếu của vật liệu làm bình. Chính nhờ phản ứng này mà người ta tạo được các
dấu chia độ, hoa văn,… trên các bình thủy tinh. Axit flohydric tác dụng với
silicat theo phản ứng sau:
CaSiO3 + 6 HF = CaF2 + SiF4 +
3 H2O
Do đó, thủy tinh bị ăn mòn. Phương pháp khắc, đánh dấu
trang trí theo kiểu này được gọi là phương pháp khắc ăn mòn.
Vì bình thủy tinh không đựng được axit flohydric, nên
người ta phải tìm một vật liệu khác, đó là chì. Nguyên tố này trơ đối với axit
flohydric. Ngày nay, chất dẻo được thay thế cho chì để làm bình đựng vì nó khắc
phục được tất cả các nhược điểm trên.
14 - Tại sao phòng
quan trắc thiên văn thường có mái tròn ?
Thông thường mái nhà nếu không bằng thì cũng nghiêng, chỉ
riêng mái các phòng quan trắc của đài thiên văn thì hình tròn, trông xa giống
như một bánh bao lớn. Phải chăng họ làm dáng cho nó hay chỉ để trông cho lạ
mắt?
Không phải vậy, bởi mái tròn có tác dụng riêng của nó.
Nhìn từ xa, nóc đài thiên văn là một nửa hình cầu, nhưng đến gần sẽ thấy trên
nóc mái có một rãnh hở chạy dài từ đỉnh xuống đến mép mái. Bước vào bên trong
phòng, rãnh hở đó là một cửa sổ lớn nhìn lên trời, ống kính thiên văn khổng lồ
chĩa lên trời qua cửa sổ lớn này.
Mái hình tròn của đài thiên văn được thiết kế để chuyên
dụng cho kính thiên văn viễn vọng. Mục tiêu quan trắc của loại kính này nằm rải
rác khắp bầu trời. Vì thế, nếu thiết kế như những mái nhà bình thường thì rất
khó điều chỉnh ống kính về các mục tiêu. Trên trần nhà và xung quanh tường,
người ta lắp một số bánh xe và đường ray chạy bằng điện để điều khiển nóc nhà
di chuyển mọi góc độ, rất thuận tiện cho người sử dụng. Bố trí như vậy, dù ống
kính thiên văn hướng về phía nào, chỉ cần điều khiển nóc nhà chuyển động đưa
cửa sổ đến trước ống kính, ánh sáng sẽ chiếu tới và người quan sát có thể nhìn
thấy bất cứ mục tiêu nào trên bầu trời.
Khi không sử dụng, người ta đóng cửa sổ trên nóc nhà để
bảo vệ kính thiên văn không bị mưa gió. Đương nhiên, không phải tất cả các
phòng quan trắc của đài thiên văn đều thiết kế mái tròn. Một số phòng quan trắc
chỉ quan sát bầu trời hướng Bắc - Nam nên chỉ cần thiết kế mái nhà hình chữ
nhật hoặc hình vuông
Khi ruồi muỗi lượn quanh, từ xa, bạn đã nghe thấy tiếng
“động cơ” vo vo của chúng. Nhưng bướm thì dù có ghé sát tai vào bạn cũng không
thể nghe được gì cả. Phải chăng ruồi muỗi có cơ quan "phát thanh" đặc
biệt?
Thật ra, tiếng kêu đó chỉ là do dao động do cánh gây ra
mà thôi. Để chứng minh vấn đề này, chúng ta hãy làm thí nghiệm sau: lấy một
mảnh tre mỏng rồi khua lên khua xuống trong không khí. Nếu khua nhẹ, bạn sẽ
không nghe thấy gì, nhưng nếu khua mạnh, sẽ có tiếng vù vù rất rõ.
Âm thanh truyền đến tai ta là do tai cảm nhận được các
dao động trong không khí. Tuy nhiên, ta chỉ có thể nghe được những rung động có
tần số từ 20 đến 20.000 lần mỗi giây. Nếu thấp hoặc cao hơn khoảng này chúng ta
đều không nghe thấy. Điều đó giải thích vì sao mảnh tre khua chậm thì im hơi
lặng tiếng, nhưng khi khua nhanh sẽ tạo ra tiếng xé gió vù vù.
Côn trùng khi bay phát ra âm thanh cũng giống như nguyên
lý kể trên. Các nhà khoa học cho biết, mỗi giây, ruồi nhặng vỗ cánh từ 147-220
lần, muỗi là 594 lần, thậm chí có loài còn vỗ 1000 lần, ong mật vỗ 260 lần.
Nhưng bướm trắng thì chỉ lập lờ có... 6 lần, bướm gai 5 lần. Chính vì thế mà
chúng bay hoàn toàn yên lặng.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét