Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

5 QUÂN ĐỘI CHÂU Á


Năm quân đội hùng mạnh nhất tại châu Á
-o0o-
1. Trung Quốc
Với binh chủng lục quân ước tính tới 1,6 triệu quân và 9.000 xe tăng, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hiện là quân đội thường trực lớn nhất trên thế giới. Trung Quốc tự sản xuất được nhiều loại vũ khí riêng cho mình, bao gồm cả xe tăng, pháo binh và xe cơ giới phục vụ bộ binh.

 Vũ khí và khí tài của Trung Quốc không phải lúc nào cũng là tốt nhất, nhưng liệu điều đó có quan trọng không nếu họ có thể huy động tới 4 - 5 binh sĩ để chống lại 1 binh sĩ của đối phương?
2. Nga
Việc xếp Nga như một cường quốc quân sự ở châu Á có vẻ như không thích hợp. Tuy nhiên, nhìn vào bản đồ của nước Nga có thể thấy phần lãnh thổ rộng lớn của nước này ở phía Đông Ural. Ngoài ra, Nga can dự vào rất nhiều sự kiện quân sự ở châu Á, trong đó có một cuộc chiến tranh thất bại với Nhật Bản trong thời kỳ 1904-1905, và sau đó là một chiến thắng trước Nhật Bản vào năm 1945, cùng hàng loạt cuộc đụng độ tại biên giới với Trung Quốc vào cuối thập kỷ 1960.

Quân đội Nga nhỏ hơn nhiều so với quân đội Trung Quốc, chỉ với 800.000 binh sĩ và các nhân viên quân sự hoạt động dưới sự hỗ trợ của hơn 3.000 xe tăng. Tuy nhiên, Nga vẫn duy trì được thế mạnh của Liên Xô trước đây trong việc thiết kế và chế tạo các loại vũ khí tiên tiến, trong đó có xe tăng T-80 với các hệ thống bảo vệ Arena rất hiệu quả, các hệ thống Tornado có thể phóng nhiều tên lửa, tên lửa chống tăng Kornet và máy bay trực thăng tấn công Black Shark. Trung Quốc mua vũ khí của Nga, nhưng Nga không hề mua vũ khí của Trung Quốc. Moskva còn có các lực lượng khác có khả năng chiến đấu hiệu quả trên bộ, trong đó có một số sư đoàn lính dù cùng các lực lượng đặc nhiệm nổi tiếng, chẳng hạn như lực lượng Spetsnaz. 
3. Ấn Độ
 Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ dường như đang nổi lên như một cường quốc quân sự tại châu Á. Với 1,1 triệu binh sĩ và hơn 3.500 xe tăng, đội quân lớn của Ấn Độ đã từng tham gia hai cuộc chiến tranh thông thường với Pakistan vào năm 1965 và 1971, cũng như các cuộc xung đột nhỏ với Trung Quốc vào năm 1962 và Pakistan vào năm 1999.
Nữ quân nhân nước nào quyến rũ nhất thế giới?
Ấn Độ cũng đã tích cực mua thêm vũ khí, trong đó có các loại máy bay chiến đấu Su-30 của Nga và Rafale của Pháp, cùng một tàu sân bay cũ của Nga. Họ cũng đã phát triển loại xe tăng Arjun nhưng không mấy thành công.
4. Hàn Quốc
Với một lực lượng gồm khoảng 560.000 binh sĩ và 2.300 xe tăng, quân đội Hàn Quốc cũng được xếp vào hạng hùng mạnh và được hỗ trợ bởi một ngành công nghiệp vũ khí bản địa đã sản xuất ra xe tăng K1, pháo 155 mm tự động, các bệ phóng đa tên lửa K9 và tên lửa đạn đạo Hyunmoo.
Quân đội Hàn Quốc còn nổi tiếng là có kỷ luật cao và được đào tạo trong những điều kiện khắc nghiệt. Trong mấy thập kỷ qua, họ đã đạt được những tiến bộ đủ để sẵn sàng đối phó với Triều Tiên.
5. Triều Tiên
Quân đội Triều Tiên được coi là hùng mạnh trong khu vực, do họ có tới gần 1 triệu binh sĩ, với hơn 4.000 xe tăng, hơn 13.000 khẩu pháo và các bệ phóng đa tên lửa. 
Họ thiếu thực phẩm và xăng dầu, nhưng không thiếu vũ khí và đạn dược. Vũ khí của Triều Tiên đang ngày một cũ kỹ, nhưng vẫn đủ sức để phá hủy Hàn Quốc.
Quan trọng hơn, đội quân của Bình Nhưỡng đủ mạnh để gây thương vong rất lớn cho bất kỳ lực lượng xâm lược nào có ý đồ thay đổi chế độ của họ.

---ooo0ooo---

Không có nhận xét nào: