Cô bé 11 tuổi được tôn
vinh là “nữ thần rắn” tại Ấn Độ
-o0o-
Phần lớn mọi người đều
hoảng sợ những con rắn độc chết người, nhưng một cô bé 11 tuổi sống tại thành
phố Ghatampur (bang Uttar Pradesh, Ấn Độ) lại xem những con rắn độc là những người
bạn thân. Cô bé được tôn vinh là “nữ thần rắn” tại Ấn Độ.
Kajol Khan, 11 tuổi sống
tại thành phố Ghatampur (Ấn Độ) luôn xem những con rắn hổ mang chúa với nọc cực
độc là những người bạn thân thiết. Cô bé thường chơi đùa, ăn ngủ cùng với những
con rắn độc, mặc dù nhận thức được sự nguy hiểm từ những “người bạn thân” này.
Kajol Khan thường
xuyên chơi đùa và ăn ngủ cùng những con hổ mang chúa
Kể từ khi đam mê và thường xuyên chơi đùa với rắn hổ mang
chúa, Kajol đã bị rắn cắn nhiều lần vào bụng, cổ và tay, tuy nhiên Kajol đều đã
được cứu chữa kịp thời và không nguy hiểm đến tính mạng. Dù vậy điều này vẫn
không ngăn cản cô bé chơi đùa với lũ rắn.
“Khi bị chúng cắn thì rất đau, nhưng đôi khi đó là lỗi của
cháu vì cháu đã chọc giận chúng”, cô bé Kajol Khan chia sẻ. “Khi mới bị cắn lần
đầu và bị chảy máu, cháu cảm thấy khá sợ. Cha cháu đã nhanh chóng vào rừng để
tìm lá thuốc”.
Tình yêu với loài rắn của Kajol dường như được truyền lại từ
người cha của mình, Taj Mohammad, làm công việc bắt rắt tại Ghatampur trong
suốt 45 năm qua. Taj Mohammad đã truyền lại nghề bắt rắn cho người con trai cả
Gulab, 31 tuổi, tuy nhiên có vẻ như cô con gái út Kajol mới là người có niềm
yêu thích và đam mê với loài rắn nhất.
“Cháu cảm thấy rất vui khi được chơi cùng rắn hổ mang chúa.
Cháu không muốn đi học, cháu chỉ muốn chơi đùa cùng lũ rắn”, cô bé Kajol cho
biết.
Bắt rắn là nghề gia
truyền của gia đình Kajol
Hiện cha của Kajol đã trở nên rất nổi tiếng trong vùng và
kiếm được khá nhiều tiền từ việc bắt rắn bò vào nhà và các cửa hàng trong thành
phố. Ông Taj cho biết ông có thuốc gia truyền để chữa rắn cắn chỉ từng những
loại lá mọc hoang trong rừng. Những loại lá này được nghiền nhuyễn và trộn với
bơ, hạt tiêu đen, sau đó ăn và đắp lên vết cắn.
“Nếu thuốc được pha chế đúng cách có thể cứu sống người bị
rắn độc cắn”, ông Taj chia sẻ. “Loại thuốc này đã cứu sống tôi cũng như Kajol
nhiều lần sau khi bị rắn hổ mang chúa cắn”.
Trong khi Kajol là người con duy nhất trong gia đình hào
hứng với nghề gia truyền thì mẹ của cô bé, Salma Bano, lại không muốn cô bé đi
theo nghề nguy hiểm này và muốn cô bé đến trường học bình thường. Tuy nhiên
Kajol đã bị nhà trường đuổi học sau một lần mang rắn hổ mang chúa đến lớp trong
ba lô.
“Tôi muốn con bé đến trường học như những đứa trẻ khác. Tôi
không muốn nó chơi đùa với những con vật nguy hiểm, tuy nhiên con bé yêu thương
chúng và vì vậy tôi không thể ngăn cản điều đó”, bà Salma Bano chia sẻ.
“Con bé bây giờ từ chối đi học và chơi với rắn suốt ngày”,
bà Bano cho biết thêm. “Tôi cố gắng dạy cho nó học ở nhà, nhưng nó luôn giữ
những con rắn ở bên và sao nhãng chuyện học hành”.
Cha mẹ lo lắng cho
Kajol trong một lần cô bé bị rắn độc cắn vào năm 2011
Vì sở thích luôn giữ những con rắn độc bên cạnh mình, gia
đình của cô bé Kajol thường có ít người đến chơi vì họ luôn hoảng sợ với những
“vật nuôi” của cô bé. Bản thân cô bé Kajol cũng không có bạn bè cùng trang lứa
vì những đứa trẻ luôn hoảng sợ khi đến gần Kajol.
Với sở thích chơi cùng những con rắn độc và có thể bắt chúng
dễ dàng, cô bé Kajol được người dân trong vùng đặt cho biệt danh “nữ thần rắn”.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét