Bạn Phan Lục (Chicago) chuyển tiếp
CÂU CHUYỆN CÁI BANG
(1)
NHỮNG ĐỘC CHIÊU CỦA ĐỆ TỬ CÁI BANG Ở
VIỆT NAM
Trúc Giang Minnesota
1* Mở bài
Giữa trời nắng gắt hay
đêm khuya mưa lạnh, nhiều người già yếu, tàn tật phải dãi dầu trên đường phố để
xin cho đủ số tiền quy định đem về nộp cho những kẻ chăn dắt.
Ăn mày tưọng trưng cho
sự nghèo đói.
Ăn mày là ai? Ăn mày
là ta, đói cơm rách áo mới ra ăn mày.
2* Giải mã “kỹ nghệ” độc nhất vô nhị của ăn mày Việt Nam
Nhiều ngón nghề của đệ
tử cái bang làm cho người ta phải giật mình.
Phóng viên Giáo dục
Việt Nam thuật lại: “Trong số những người ăn mày ngồi vật vạ ven đường, nổi bật
một phụ nữ “cụt chân” nằm lê lết, kêu khóc thảm thiết, khiến ai cũng động lòng
thương cảm, nhưng mấy ai biết được rằng đàng sau cảnh thương tâm đó là một phụ
nữ hoàn toàn khoẻ mạnh. Người phụ nữ vốn “cụt chân” đó, nhìn trước ngó sau rồi
chạy rất nhanh để cất cái xô đầy tiền.
Người phụ nữ vốn “cụt chân” đó, nhìn trước ngó sau rồi chạy
rất nhanh để cất cái xô đầy tiền.
Bị bắt quả tang, chị
ta không ngần ngại thú nhận: “Muốn họ cho tiền thì phải biết cách làm cho mình
càng thảm thương càng tốt. Người ta nhìn vào phải cảm động thì mới xin được
tiền của họ”.
Ở một góc phố khác,
người cha khuyết tật, trong bộ quần áo tả tơi, ôm đứa con chưa hết mùi sữa mẹ.
Tiếng khóc trẻ thơ với vẻ mặt đau thương của người đàn ông khiến cho người
chung quanh không khỏi mủi lòng, người cho vài ngàn, chỉ trong chốc lát, tiền
giấy đầy xô.
Đệ tử cái bang nầy kể
lại. Việc đánh động lòng trắc ẩn hữu hiệu nhất là dùng trẻ thơ, nhưng việc nầy
không đơn giản, phải chịu khó thuyết phục, mượn con cháu của người trong họ
hang, hoặc phải chia tiền cho những cha mẹ nghèo khổ. Thường thì phải ngắt nhéo
cho trẻ khóc thét lên để gây chú ý thiên hạ.
3* Câu chuyện độc đáo về kỹ năng Marketing của một đệ tử Cái
Bang
Một người khách thuật
lại câu chuyện độc đáo về kỹ năng Marketing (Tiếp thị trong kinh doanh) của một
gã ăn mày.
“Tôi xách túi đồ nhãn
hiệu Gucci ra khỏi Tràng
Tiền Plaza
rồi đứng lại ở cửa chờ bạn. Một tay ăn mày sấn đến trước mặt, “Xin anh cho ít
tiền”. Tôi cho hắn tiền rồi gạ chuyện, thế nhưng tên ăn mày nầy đã cho tôi một
bài học kinh tế còn sâu sắc hơn chương trình MBA (Master of Business Administration
degree -Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh) mà tôi đã học ở trường.
Tôi nhìn ông ta. Đầu
tóc rối bù, áo quần rách nát, tay chân xương xẩu nhưng sạch sẽ”.
Qua phần đối thoại
giữa người bố thí và kẻ ăn mày, có thể tóm tắt câu chuyện độc đáo như sau.
3.1. Phân tích mục tiêu
“Tôi chỉ ăn mày ở khu
vực mua sắm sang trọng nầy thôi. Chỉ cần liếc qua một phát là thấy anh ngay: đi
mua Gucci ở Plaza nầy chắc chắn là có nhiều tiền.”
Ông ta mở máy. “Làm ăn
mày cũng phải ăn mày có khoa học”.
- Ở nam thanh niên. Ăn mặc sang trọng, mua sắm ở khu vực sang trọng, có
thu nhập cao nên tiêu tiền không lưỡng lự.
- Ở những đôi nhân tình. Không thể để mất mặt với bạn gái vì thế nên
phải tỏ ra hào phóng.
- Ở các cô gái trẻ đi một mình. Đối tượng chính là ở tuổi từ 20 đến 30. Nếu
còn nhỏ quá thì chưa làm ra tiền. Nếu lớn quá thì có thể có gia đình, chồng con
nên chi tiêu có giới hạn, tiết kiệm, hạn chế.
3.2. Thu nhập trung bình mỗi ngày
“Từ thứ hai đến thứ
sáu, trung bình được khoảng 200 ngàn đồng mỗi ngày. Cuối tuần thì có thể từ 400
đến 500 ngàn.
Tôi cũng làm việc 8
giờ vàng ngọc mỗi ngày, từ 11 giờ đến 19 giờ, cuối tuần đi làm như thường. Mỗi
lần xin tiền một người khoảng 5 giây, trừ thời gian đi lại để tiếp cận các mục
tiêu, là cứ một phút, tôi nhận được một tờ 1000 đồng. Mỗi ngày 8 giờ nhận được
khoảng 480 tờ 1,000$, tính ra tỷ lệ thành công 60% thì thu được khoảng 300 ngàn
mỗi ngày.
Chiến lược của tôi,
dứt khoát là không bám đuôi khách hàng, vì nếu họ muốn cho thì đã cho ngay từ
đầu rồi. Như vậy bám đuôi là lãng phí thời gian có giới hạn.
Có người cho rằng, ăn
mày có số hên xui, tôi không nghĩ thế.
Ví dụ. Nếu có một cặp
gồm thanh niên đẹp trai và một thiếu nữ xinh đẹp đứng trước shop bán đồ lót và
mỹ phẩm, thì tôi đến xin tiền người thanh niên kia, vì trước người đẹp anh ta phải
tỏ ra hào phóng, vì keo kiệt là điều mà phụ nữ không thích.
Một ví dụ khác. Hôm
nọ, trước siêu thị hạng sang Big C, có một thiếu nữ tay xách gói đồ vừa mới mua
ở siêu thị ra, đồng thời, có một cặp nam nữ, có vẻ yêu nhau, đang đứng ăn kem.
Qua phân tích chớp nhoáng trong óc, tôi đến xin tiền cô gái đứng một mình, cô
liền cho tôi 2 tờ 1,000$, vì cô có tiền thừa, tiền lẻ do siêu thị thối lại.
Trái lại, cặp tình
nhân đang đứng ăn kem, tay cầm kem nên không tiện mở bóp, lục ví, cho nên họ sẽ
trả lời không có tiền lẻ. Thật ra, những người giàu thường xài tiền lớn hoặc
thẻ tín dụng.
Làm ăn mày cũng phải
động não, nếu cứ nằm ệch ra ở xó chợ, ở cửa chợ, ở cầu thang lên đường vượt
giao lộ, bởi vì ở cổng chợ thì khách vội vàng, mang xách cồng kềnh, có ai thuận
tiện cho tiền ăn mày bao giờ đâu?”
Anh ăn mày thuật lại
một câu chuyện độc đáo. “Có lần, một người nhờ tôi đứng dưới cửa sổ gào lên lầu
100 lần: “Hồng ơi! Anh yêu em” với giá 50 ngàn đồng. Tôi tính ra, cứ mỗi tiếng
gọi thì mất 5 giây, so vụ nầy với việc ăn mày thì tôi được 500 đồng, lớn hơn
gấp 10 lần gọi 100 tiếng, nên tôi từ chối, vì vừa ít tiền, vừa khan cổ, mất sức
lao động.
Ở đây, một tên ăn mày
có thể được cho tiền từ 800 lần đến 1,000 lần mỗi tháng, mà tính ra ở thành phố
3 triệu dân nầy, thì trung bình có khoảng 10,000 người bố thí cho một ăn mày,
như vậy, tính ra thu nhập được ổn định, cho dù kinh tế thế giới có lên xuống đi
nữa, thì tình hình ăn xin vẫn ổn định.
Tôi thường nói, tôi là
người ăn mày vui vẻ, bởi vì ăn mày là nghề nghiệp của tôi, tôi phải hiểu niềm
vui do nghề nghiệp mang đến. Nhiều người ăn xin chỉ vui khi nhận được nhiều
tiền, tôi bảo chúng rằng vì vui vẻ nên mới nhận được nhiều tiền.
Lúc trời mưa gió, ít
người ra phố, những thằng ăn mày khác đều ủ rũ, oán trách hoặc lăn ra ngủ, tôi
bảo chúng đừng nên làm thế, mà hãy tranh thủ cảm nhận vẻ đẹp của thành phố.
Tối về, tôi dắt vợ con
đi chơi. Ngắm trời đêm. Nhà ba người nói cười vui vẻ. Có lúc gặp đồng nghiệp ăn
mày tôi cũng vất cho họ một vài ngàn đồng để thấy họ được vui. Nhìn họ vui,
cũng như nhìn chính bản thân mình vậy. Một triết lý ăn mày đáng lưu ý.
- Ông cũng có vợ con sao? người khách hỏi.
- Vợ tôi ở nhà làm bà nội trợ. Con tôi đi học. Tôi vay nợ ngân hàng
Vietinbank mua một căn nhà nhỏ ở ngoại thành, trả nợ trong 10 năm, vẫn còn 6 năm
nữa mới trả hết. Tôi phải nổ lực kiếm tiền. Con tôi phải lên đại học, tôi sẽ
cho nó học ngành quản trị kinh doanh để con tôi trở thành người ăn mày xuất sắc
hơn bố nó.
3.3. Kỹ thuật Marketing của ăn mày
Gã ăn mày kết luận.
“Ăn mày cũng phải cạnh tranh với nhau. Tôi vượt trội hơn bọn đối thủ ăn mày
khác là
do tôi biết áp dụng
bảng phân tích SWOT trong Marketing.
*(SWOT Analysis gồm có: S=Strengths: ưu thế. W=Weaknesses:
điểm yếu, bất lợi. O=Opportunities: thời cơ. T=Threats: nguy cơ)
Ưu điểm S của tôi là
tôi không làm cho người ta phản cảm, lánh sợ, cũng là 2 yếu tố tránh được bất
lợi (W). Cơ hội (O) thì chỉ là yếu tố bên ngoài thuộc về hoàn cảnh, cụ thể như
thành phố này đông 3 triệu người nên có nhiều cơ hội xin được tiền hơn thành
phố thưa dân và nghèo. Nguy cơ (T) là thành phố có quyết định tích cực tiêu
diệt nạn ăn xin hay không, thành phố này không có nguy cơ đó, nên tôi còn đi ăn
mày như hôm nay.
Bảng phân tích tương
tự như nguyên tắc: thiên thời, địa lợi, nhân hòa, trong chiến thuật, chiến lược
dụng binh của người xưa.
Gã ăn mày này có đầu
óc của một trí thức, thật là hiếm có.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét