10 Chiến đấu cơ “khủng” nhất thế giới (2/2)
-o0o-
6. F-16 Fighting Falcon
F-16 Fighting Falcon là máy bay chiến đấu phản
lực hạng nhẹ của Không quân Mỹ. Nó đã trở thành loại máy bay chiến đấu đa nhiệm
vụ thành công nhất thế giới với hơn 4.000 chiếc được chế tạo và xuất khẩu kể từ
khi được đưa vào biên chế không quân Mỹ năm 1976. Hiện nó đang đóng vai trò
quan trọng, chủ lực trong không quân của 24 quốc gia trên toàn thế giới. Hiện tại,
Không quân Mỹ đã không còn sử dụng F-16 Fighting Falcon nhưng loại máy bay này
vẫn được chế tạo để phục vụ xuất khẩu nhờ khả năng tăng tốc cực tốt, tốc độ bay
nhanh, hoạt động linh hoạt và hỏa lực tấn công mạnh. F-16 Fighting Falcon được
trang bị tên lửa không đối không, không đối đất, bom… giúp nó thực sự hủy diệt
trong chiến đấu. Đây cũng là loại máy bay tham gia khá nhiều hoạt động chiến đấu
bởi độ phổ dụng của nó.
7. MiG-15
MiG-15 là máy bay tiêm kích phản lực thế hệ
thứ nhất của không quân Liên Xô xuất hiện vào ngày 30/12/1947 và được đưa vào sử
dụng trong năm 1950. Được thiết kế với kiểu dáng cánh xuôi, MiG-15 đã làm chủ bầu
trời Triều Tiên trong chiến tranh Liên Triều với sự tham gia của không quân Mỹ.
Trong những năm đầu cuộc chiến, MiG-15 thực sự là cơn ác mộng đối với phi công
đối phương bởi khả năng vượt trội của nó. Người ta tin rằng, MiG-15 là loại máy
bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất với khoảng 12.000 chiếc và nếu tính cả
những chiếc được sản xuất bên ngoài lãnh thổ Liên Xô thì loại máy bay này có tới
18.000 chiếc. MiG-15 đã tạo ra cuộc cách mạng đối với việc sản xuất máy bay chiến
đấu trên toàn thế giới bởi thiết kế cách xuôi ưu việt của nó.
8. Messerschmitt Bf 109
Là máy bay tiêm kích chiến đấu của Đức trong
Thế Chiến II, Messerschmitt Bf 109 mang những đặc điểm của một loại chiến đấu
cơ thực thụ. Messerschmitt Bf 109 luôn chiếm ưu thế trên không, hộ tống ném
bom, tiêm kích đánh chặn, tấn công mặt đất và làm nhiệm vụ trinh sát, nó đã ghi
được số chiến công nhiều hơn bất cứ loại máy bay nào tham gia Chiến tranh Thế
giới thứ Hai. Nhờ khả năng ưu việt, một số lượng lớn máy bay tiêm kích
Messerschmitt Bf 109 đã được sản xuất trong suốt chiến tranh. Người ta ước tính
có tới 30.573 chiếc Messerschmitt Bf 109 được sản xuất. Chúng chiếm 47% tổng số
máy bay do Đức sản xuất và chiếm phần đông trong biên chế quân đội Phát xít.
9. F-4
Phantom của Mỹ và MiG-21 của Nga
Cùng được xếp vị trí thứ hai trong danh sách
những máy bay chiến đấu khủng nhất mọi thời đại là F-4 Phantom của Mỹ và MiG-21
của Nga bởi sự ngang tài ngang sức của hai loại chiến đấu cơ này
F-4 Phantom của Mỹ là loại máy bay tiêm kích
ném bom tầm xa, có khả năng bay với tốc độ siêu âm và hoạt động trong mọi điều
kiện thời tiết. Nó được trang bị trong không quân Mỹ từ năm 1960 tới 1996, tham
gia hàng loạt cuộc chiến lớn trong đó có chiến tranh Việt Nam. Dù có kích thước
khá lớn cùng với trọng lượng tối đa khi cất cánh lên tới 27.000kg nhưng F-4
Phantom vẫn có khả năng đạt tới vận tốc siêu âm cùng khả năng bay lên cao tối
đa là 210m/s. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn kể từ khi xuất hiện, F-4 Phantom
đã liên tiếp phá 16 kỉ lục thế giới bao gồm kỉ lục bay đạt 2.585.086km/h và đạt
độ cao kỉ lục lên tới 30.040m. Với 9 giá treo vũ khí ở trên thân và cánh, F-4
Phantom có thể mang được 8.480 kg vũ khí bao gồm tên lửa không đối không, không
đối đất, các loại bom có điều khiển và không điều khiển, và cả bom hạt nhân.
MiG-21 của Nga là máy bay tiêm kích phản lực
được biên chế trong không quân Liên Xô. Chuyến bay đầu tiên của MiG-21 được tiến
hành ngày 14/06/1956 sau đó được chính thức giới thiệu năm 1959. MiG-21 được xuất
khẩu sang 50 quốc gia ở trên bốn lục địa. Hiện MiG-21 vẫn được sử dụng trong
không quân nhiều nước, sau 50 năm kể từ khi nó xuất hiện. Sự ra đời của MiG-21
đã đưa không quân Liên Xô vượt xa đối thủ trong một thời gian khá dài. Nó cũng
là loại máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không và
là loại máy bay chiến đấu có thời gian sử dụng lâu nhất. Dù được sản xuất từ
khá lâu nhưng tốc độ tối đa của MiG-21 vẫn là sự phấn đấu của các loại chiến đấu
cơ sau này. MiG-21 là loại máy bay chiến đấu duy nhất có thể tấn công trực tiếp
để hạ gục pháo đài bay B-52 của Mỹ cho tới năm 2010. Ba chiếc MiG-21 bắn hạ
pháo đài bay B-52 của Mỹ đều do các phi công Việt Nam điều khiển trong hai năm
1971 và 1972.
10. F-15 Eagle
F-15 Eagle là một kiểu máy bay tiêm kích chiến
thuật kết hợp với cường kích hai động cơ phản lực của không quân Mỹ. Nó được
thiết kế hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, chiếm lĩnh và duy trì ưu thế
tấn công trên không. Nó được đưa vào bay thử lần đầu tiên ngày 27/7/1972. Chính
thức được đưa vào hoạt động năm 1989, F-15 Eagle được dự kiến sẽ góp mặt trong
không quân Hoa Kỳ tới năm 2025. F-15 Eagle được trang bị 4 loại vũ khí không đối
không khác nhau như tên lửa AIM-7F/M Sparrow hay AIM-120 AMRAAM các tên lửa
không đối không tầm trung hiện đại ở góc thấp dưới thân, tên lửa AIM-9L/M
Sidewinder hay tên lửa AIM-120 tầm xa được trang bị trên hai đầu cánh cùng với
một pháo 20mm ở bên cạnh cửa hút gió cánh phải. Ngoài ra, F-15 Eagle có thể
tiêu diệt được vệ tinh nếu như nó được trang bị tên lửa thích hợp. Tính tới thời
điểm hiện tại, đây là loại máy bay duy nhất có khả năng này. Tuy nhiên, F-15
Eagle được hoàn thiện dựa trên thiết kể của máy bay Liên Xô MiG-25. Sự tiến bộ
vượt trội của MiG-25 đã được phía Mỹ sử dụng khi một viên phi công Liên Xô phản
bội đưa chiếc MiG-25 lọt vào tay Mỹ. Nó như một món quà trời ban cho người Mỹ để
đưa F-15 Eagle đứng đầu danh sách những chiến đấu cơ “khủng” nhất mọi thời đại.
Trịnh Duy – Theo Infonet.vn
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét