Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

12 LOẠI NGỌC QUÝ (10-11-12)



12 LOẠI NGỌC QUÝ CỦA NGÀY SINH (10-11-12)
Sưu tầm trên Internet
---o0o---
Mỗi viên đá mang một ý nghĩa và lịch sử riêng cùng với sứ mạng đặc biệt. Sơ lược có thể thấy ngọc/đá quý được các triều đại phong kiến từ Đông sang Tây rất ưa chuộng, và trong nhiều biến cố lịch sử, một viên ngọc sẽ có giá trị liên thành…
Tương truyền, nếu bạn mang đúng viên đá biểu tượng cho ngày sinh của mình thì bạn sẽ được bảo vệ khỏi tai ương, có thể vượt qua mọi trở ngại để đến bến bờ hạnh phúc.

10. OPAL (Ngọc mắt mèo)

Cung Hoàng Đạo: - Libra ngày sinh từ 21/9 đến 20/10): Là nữ hoàng của các loại đá quý. Mỗi viên Opal có một nét đẹp tinh tế khác nhau, rực rỡ và óng ánh sắc màu.Opal là biểu tượng cho hy vọng, hành động tích cực và sự thành đạt.
- Màu sắc: có nhiều màu, đặc biệt là màu đỏ phát ra ánh lửa.
Do có hiệu ứng lóe màu sặc sỡ (màu cầu vồng) nên viên đá opal có các màu của những loại đá quý khác gộp lại. Hiệu ứng lóe màu sặc sỡ được tạo ra do nhiễu xạ bên trong đá: các cầu thể li ti nằm trong đá làm tách ánh sáng thành các màu phổ tán sắc ngời sáng.
Thời trung cổ, các cô gái tóc vàng cài đá Opal để giữ màu tóc. Opal bắt nguồn từ tiếng La Mã opalus, diễn tả một vẻ đẹp đặc biệt của loại đá quý này: có màu sặc sỡ. Opal là một báu vật trong thời Trung Cổ và người Hy Lạp gọi là ophthalmios, nghĩa là đá mắt, do nhiều người tin rằng đá này giúp tăng thị lực. Một số khác lại nghĩ rằng opal giúp cho người đeo nó có thể trở nên vô hình. Có người còn cho là opal giúp giữ tóc màu vàng không bị bạc. Opal là những đá chính trên các trang sức của vương triều Pháp. Vua Napoleon đã tặng cho hoàng hậu Josephine một viên opal đẹp sáng màu đỏ tươi, có tên là “Cháy Đỏ Thành Troy”.
 
Nhẫn cẩn đá Opal
Vào thế kỷ 19, opal bị xem là vật xui xuất phát từ một tiểu thuyết nổi tiếng một thời của nhà văn người Scotland là ngài Walter Scott. Trong truyện, nữ nhân vật chính gắn sức sống dựa vào viên đá opal xinh đẹp mà cô ấy cài trên mái tóc và khi viên opal mất đi ánh lửa thì cô gái cũng qua đời.
Opal tượng trưng cho hy vọng, sự ngây thơ,  là một trong các đá mừng sinh nhật trong tháng 10 ở Mỹ. Viên đá kỷ niệm 14 năm ngày cưới.

11. YELLOW TOPAZ (đá Topaz vàng)

Cung Hoàng Đạo: - Scorpio ngày sinh từ 21/10 đền 20/11): Được đánh giá là có khả năng chữa bệnh rất tốt. Nó giúp bạn điều tiết cơn giận, giảm stress. Loại đá này chủ yếu dành cho những người bị chưng mất ngủ… Yellow Topaz mang đến sự ấm áp cho cuộc sống của bạn.
- Màu sắc: vàng, vàng cam và hồng cam.
Topaz còn gọi là hoàng ngọc. Mặc dù màu đẹp nhất của hoàng ngọc là hồng và cam phớt đỏ, nhưng hiện nay trên thị trường đa số hoàng ngọc có màu xanh do xử lý bằng phóng xạ phát triển vào những năm 1970 tác động lên các đá hoàng ngọc không màu.
Người Ai Cập cổ đại cho là hoàng ngọc màu vàng kim là của thần mặt trời Ra, giúp bảo vệ lòng trung thành. Đeo topaz để cầu được sáng mắt: truyền thuyết cho rằng hoàng ngọc xua tan những u mê và giúp cải thiện thị lực.
Người Hy Lạp cổ đại tin rằng topaz cho họ tăng thêm sức mạnh và giúp cho người đeo chúng trở nên vô hình. Người ta cho rằng hoàng ngọc sẽ đổi màu khi hiện diện thực phẩm bị tẩm độc. Năng lực trị bệnh bí ẩn của chúng mạnh yếu theo các chu kỳ trăng tròn và khuyết: chúng có thể chữa được các bệnh mất ngủ, hen suyễn và xuất huyết.
Viên hoàng ngọc nổi tiếng nhất thế giới là trong bộ sưu tập đá lớn tên là Braganza gắn trên Vương miện Hoàng gia Bồ Đào Nha, viên đá này lúc đầu người ta nghĩ là kim cương.  Hoàng ngọc theo truyền thống ở Mỹ là đá mừng sinh nhật trong tháng 11. Riêng topaz xanh, ở Mỹ dùng làm một trong những đá mừng sinh nhật trong tháng 12. Đây là viên đá ỷ niệm 23 năm ngày cưới

12. TURQUOISE (Ngọc Lam hoặc Thổ Ngọc)

Cung Hoàng Đạo:
- Sagittarius ngày sinh từ 21/11 đến 20/12): giúp bạn khởi đầu những dự án mới. Người xưa cho rằng khi loại đá này ngả sang màu khác thì đó là sự cảnh báo cho nguy hiểm hay bệnh tật. Turpuoise mang đến niềm vui, hạnh phúc và sự may mắn.
- Màu sắc: xanh da trời, xanh lá.
Ngọc lam xuất phát từ pierre turquoise trong tiếng Pháp có nghĩa là “đá Thổ”, được coi như là một sự hiểu lầm vì ngọc lam không có trong tự nhiên ở Thổ Nhĩ Kỳ mà chỉ được buôn bán ở đó và loại đá quý vì thế được liên đới đến đất nước này.
Bản thân tên gọi “Ngọc Lam” đã nói lên tất cả về màu sắc của loại đá quí này. Trong từ điển nó được định nghĩa có màu cơ bản xanh lam, giống như bầu trời trong. Tên gọi Turquoise cũng có nghĩa là Hạnh phúc. Quả thật khi nhìn vào màu xanh thăm thẳm của viên đá này, trái tim cảm thấy như nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Trong các ngôi chùa cổ tại Trung Quốc, trong các đền thờ của Pharaon hay trong các ngôi lều cổ xưa của dân du mục ta có thể bắt gặp Lam ngọc trên các vương miện, mặt dây chuyền, bông tai hay dát trên thắt lưng.
Trong thế giới cổ đại, Lam ngọc được coi như một lá bùa của Chiến thắng, viên đá của các vị vua/ chiến binh. Bởi thế nó được trang trí trên những tấm lá chắn hay vương miện của các vị vua. Đôi khi nó còn được trang trí trên mình của các chú ngựa chiến và người ta tin rằng nó sẽ làm cho các con ngựa chạy nhanh hơn, bền bỉ hơn và nghe lời hơn.
Người xưa lưu truyền rằng, nếu bạn đi tới chân cầu vồng xuất hiện sau một cơn bão, dưới lớp đất ẩm ướt bạn sẽ tìm thấy Lam ngọc và nếu bạn khảm nó lên cây cung của mình, nó sẽ làm bạn trở thành một người thợ săn bất khả chiến bại. Ngoài ra còn rất nhiều truyền thuyểt trong thế giới cổ đại cho rằng Lam ngọc được sinh ra từ …xương của những người đang yêu đã chết, thế nên nó có một sức mạnh thần bí trong thế giới tình cảm…
Người ta cho rằng phép thuật cũng như màu sắc của ngọc sẽ bị phai nhạt theo thời gian khi người ta mang nó trên mình nhưng thực tế cho thấy màu của ngọc sẽ chỉ bị phai mờ khi chủ nhân của nó bị sốt liên tục ở nhiệt độ cao… Ngọc có thể trong và sáng khi đánh bóng nó bằng sáp hoặc mỡ. Nó cũng rất nhạy cảm với thời tiết ẩm ướt, hay quá khô hanh. Ngoài ra màu ngọc còn bị phai dưới ánh sáng mặt trời và người ta tin rằng để lưu giữ được lâu màu sắc của ngọc thì nên bọc nó trong một miếng thịt tươi ?!
Từ thời xưa, người ta đã tin rằng Lam ngọc có thể chữa được rất nhiều loại bệnh. Những chiếc vòng tay hay các miếng ngọc có thể giúp cầm máu, chữa được các bệnh loét dạ dày và đặc biệt là bệnh viêm gan. Chiếc nhẫn bạc nạm Lam ngọc có thể chữa trị chứng mất ngủ, nhẫn vàng có Lam ngọc tăng cường hệ miễn dịch và điều tiết các quá trình của cơ thể. Lam ngọc còn có thể chữa được các chứng cảm cúm, viêm họng, thoái hóa-viêmn khớp, tiểu đường, dị ứng, viêm da, các bệnh về thần kinh cũng như rất tốt cho mắt. Nó cũng có thể phục hồi, bình thường hóa chức năng của tuyến giáp.
Ở Nam Mỹ và châu Á người ta còn tin rằng Lam ngọc chống lại được các độc tố, đặc biệt là rắn cắn và vì thế người ta trang trí nó trên những chiếc bình nước hay tách uống cà phê. Phương đông có một câu châm ngôn: “Bàn tay đeo một chiếc nhẫn Lam ngọc không bao giờ là bàn tay của một kẻ nghèo”. Lam ngọc cũng đóng một vai trò lớn trong tình yêu, mang lại bình yên trong gia đình, tăng sức hấp dẫn để yêu thương nhau. Lam ngọc như một sứ giả mang thông điệp với sự yên thương chân thật.
Vậy Lam ngọc là gì? Hóa thạch cổ đại của những đôi tình nhân như Romeo & Juliet, hay đơn giản chỉ là một khoáng thạch có màu sắc đẹp? Những truyền thuyết về Lam ngọc, cũng như những lời đồn đại về các vị vua cổ đại liệu có phải là sự thật? Điều này có lẽ chẳng ai chứng minh hay phủ nhận được nhưng có điều người ta luôn tìm thấy Lam ngọc trên các vũ khí thời xa xưa, và bởi thế nó cũng được coi như một viên đá hộ mệnh cho Nhân Mã với biểu tượng cây cung đang giương lên bầu trời cao.
Lam ngọc cũng là báu vật trong hàng nghìn năm. Các nền văn hóa cổ xưa gồm Tây Tạng, Mỹ bản xứ, Aztecs, Trung Hoa và Ai Cập đã tôn vinh Lam ngọc vì sức mạnh tinh thần và vẻ đẹp chủa chúng.  Người Ai Cập cổ giữ Lam ngọc làm tài sản: các nhà khảo cổ tìm thấy nữ trang hoàng gia có những đá quý này có tuổi đến hơn 5000 năm. Các nghệ nhân Trung Hoa làm các đồ chạm trổ từ Lam ngọc đã 3000 năm. Lam ngọc là đá quý cấp quốc gia của Tây Tạng, họ xem chúng mang đến sức khỏe tốt, sự may mắn và giúp tránh những điều rủi ro. Người Aztec và Incas xem Lam ngọc quý hơn vàng, đã đưa các đá này về từ những mỏ ở phía bắc, bây giờ là vùng tây nam nước Mỹ. Đeo Lam ngọc sẽ được thượng đế bảo vệ. Những chiến binh Apache gắn Lam ngọc vào cung tên để gia tăng độ chính xác. Các nhà sưu tập đã đánh giá cao những trang sức đẹp mắt bằng Lam ngọc làm bởi người Navajo, Pueblo và Zuni. Trong Viện Smithsonian, đá Lam ngọc nổi bật cùng với 700 carat kim cương trong vương miện Marie Louise, là một quà tặng của hoàng đế Napoleon cho vợ ông trong lễ cưới. Vương miện này đầu tiên được gắn đá ngọc lục bảo, sau này được thay thế bằng đá Lam ngọc phù hợp bởi công ty Van Cleef & Arpels vào những năm 1950. Theo truyền thống Châu Âu, tặng quà bằng đá Lam ngọc mang ý nghĩa là “xin đừng quên tôi”. Lam ngọc là một trong những đá mừng sinh nhật tháng 12.

---ooo0ooo---

 

 



Không có nhận xét nào: