TẠI SAO ? (31-35)
Sưu
tầm từ VietSciences. Free
31- Tại sao máu của động vật bậc thấp
không có màu đỏ ?
Quan
niệm rằng cứ máu là đỏ đã ăn sâu vào chúng ta đến mức, ta không nhận ra rằng
còn có những loài máu trong như nước, nhờ nhờ vàng hoặc hơi xanh. Nhưng nếu để
ý, bạn sẽ thấy chỉ có động vật bậc thấp mới có màu máu kỳ lạ như vậy thôi.
Máu của tôm và nhiều động vật bậc thấp
khác không có màu đỏ.
Đó
là vì máu người và động vật bậc cao đều có hồng cầu, chứa huyết sắc tố, còn
động vật bậc thấp thì không.
Nếu
đưa máu người và động vật bậc cao vào máy ly tâm rồi cho quay thật nhanh, nó sẽ
tách thành 3 phần rõ rệt. Tầng trên cùng có màu vàng, khá trong, được gọi là
huyết tương (chiếm khoảng 55% thể tích chung của máu). Tầng giữa là một lớp
mỏng, màu trắng, gồm các tế bào bạch cầu và một số thành phần khác của máu. Dưới
cùng là các tế bào hồng cầu có màu đỏ tươi (chiếm khoảng 40-50%). Hồng cầu sở
dĩ có màu đỏ là vì trong thành phần của nó có chứa sắt, được gọi là huyết sắc
tố.
Đối
với động vật bậc thấp như tôm, cua, chuồn chuồn, nhện… thì khác. Máu của chúng
chỉ có các tế bào trông giống như bạch cầu ở động vật bậc cao, chứ không chứa
các tế bào hồng cầu. Vì thế, máu không có màu đỏ. Một số loài động vật bậc thấp
khác (như giun đất, tằm cát…) cũng có máu đỏ, nhưng là do trong huyết tương của
chúng có chứa huyết sắc tố (chứ không phải do có hồng cầu).
Một
số loài côn trùng khác lại có máu màu vàng hoặc màu xanh lục. Đó là bởi trong
huyết tương của chúng có chứa một loại huyết tố có chứa kim loại đồng. Đa số
các loài động vật bậc thấp có máu không màu và trong suốt. Các nhà khoa học
không gọi đó là máu, mà chỉ coi là một dịch thể.
32-
Vì sao cá nổi lên chìm xuống dễ dàng ?
Cấu tạo cơ thể đầu nhọn, đuôi thon
giúp cá giảm ma sát với nước khi bơi.
Dù
có là một tay bơi lặn cừ khôi đi nữa, bạn cũng không thể đang từ dưới sâu vọt
lên mặt nước, hoặc ngược lại. Nhưng các loài cá thì có thể. Đó là vì chúng có
chiếc bong bóng trong bụng luôn chứa đầy không khí. Sự thay đổi áp suất của
bong bóng giúp chúng điều chỉnh vị trí dễ dàng.
Không
khí được nạp vào bong bóng theo hai con đường: hoặc là cá nổi lên mặt nước, lấy
không khí trực tiếp qua đường khí quản rất nhỏ ở đầu, hoặc chúng lấy không khí
ngay trong nước qua các tế bào đỏ ở mang.
Các
loài cá điều chỉnh vị trí trong nước chủ yếu nhờ vào việc làm thay đổi áp suất
không khí trong bong bóng (khi muốn nổi lên, nó nạp đầy không khí vào, muốn lặn
xuống, nó lại nhả ra). Đồng thời với việc này, cá cũng sử dụng các động tác
quẫy đuôi rất mạnh, cộng với việc đớp đầy một lượng nước vào miệng rồi nhả qua
hai mang, tạo thành một lực phản lực đẩy nó bơi lên hoặc lặn xuống rất nhanh
chóng.
Ở
từng độ sâu khác nhau, cá điều chỉnh dung lượng không khí trong bong bóng để
cân bằng tỉ trọng của cơ thể với mật độ của nước, nhằm giữ thăng bằng. Tất
nhiên những chiếc vây cũng có tác dụng quan trọng trong động tác giữ thăng bằng
của cá: vây lưng, vây bụng, vây ngực và vây hậu môn giúp cho cá không bị ngả
nghiêng.
33- Vì sao ban ngày không nhìn thấy
sao ?
Trong
vũ trụ, tuyệt đại đa số các sao tự phát sáng và phát nhiệt, quanh năm lấp lánh.
Nhưng chỉ vào xẩm tối chúng ta mới trông rõ chúng, đó là vì ban ngày tầng khí
quyển của trái đất đã tán xạ một phần ánh sáng mặt trời...
Lượng
ánh sáng đó chiếu sáng bừng không trung, át cả ánh sáng của các vì sao, khiến
chúng ta không thể nhìn thấy chúng. Nhưng nếu trái đất không có bầu khí quyển,
không trung sẽ tối đen, và cho dù ánh mặt trời rất sáng thì chúng ta vẫn nhìn
thấy sao vào ban ngày (hiện tượng này cũng xảy ra khi chúng ta đứng trên bề mặt
mặt trăng. Do không có bầu khí quyển tán xạ ánh sáng, nên tại đây, lúc nào
chúng ta cũng có cơ hội chiêm ngưỡng các vì sao).
Nếu trái đất không có bầu khí quyển,
chúng ta sẽ quan sát được các vì sao rõ nét cả ngày và đêm.
Tuy
nhiên, ngay cả ở trên trái đất, bạn vẫn có thể trông thấy các vì sao vào ban
ngày, nhờ một chiếc kính viễn vọng. Đó là do hai nguyên nhân: Một là, thành ống
kính viễn vọng đã che khuất khá nhiều ánh sáng mặt trời bị tán xạ trong khí
quyển, tạo ra một “đêm tối nhỏ” trong lòng kính. Hai là, kính viễn vọng có tác
dụng khuyếch đại độ sáng của các vì sao, và chúng hiện ra rất rõ.
Tất
nhiên, dùng kính viễn vọng quan sát các sao vào ban ngày có hiệu quả kém hơn so
với ban đêm, vì khi đó, ta khó có thể nhìn thấy những sao mờ nhạt.
34- Tại sao tàu vũ trụ được phóng
theo chiều quay của trái đất ?
Đa số các sân bay vũ trụ được đặt gần
xích đạo để lợi dụng lực quay của trái đất.
Các
vận động viên muốn nhảy xa phải lấy đà, muốn ném lao cũng lấy đà. Đó là sự lợi
dụng lực quán tính. Lực quán tính đã giúp vận động viên hay cây lao, bay xa
hơn. Khi phóng tên lửa thuận theo hướng quay của trái đất, chính là chúng ta đã
mượn thêm lực quán tính này.
Ai
cũng biết trái đất tự quay quanh mình nó theo chiều từ Tây sang Đông. Nhưng
trái đất quay với tốc độ nhanh bao nhiêu, và tên lửa có thể mượn được bao nhiêu
lực tự quay này?
Thực
tế, không phải mọi điểm trên trái đất đều quay với tốc độ như nhau. Càng gần
Bắc cực và Nam cực, tốc độ quay càng chậm. Càng gần xích đạo, tốc độ quay càng
lớn (Hình tượng này giống như chiếc đĩa hát quay trên máy quay đĩa. Cùng một
vòng quay, nhưng các điểm ở rìa đĩa hát đi được một đoạn đường dài hơn so với
các điểm ở tâm đĩa). Trung tâm Bắc và Nam cực quay với tốc độ gần bằng không.
Nhưng ở vùng xích đạo, tốc độ này lên tới 465 mét/giây. Bởi vậy, trừ hai khu
vực ở trung tâm Bắc cực và Nam cực, còn tại hầu hết các điểm khác, con người
đều có thể lợi dụng lực quay của trái đất.
Khi
tàu vũ trụ phóng lên ở vùng xích đạo, vận tốc của nó sẽ được cộng thêm vận tốc
quay của trái đất (tức là 465 mét/giây). Và do vậy, dù lực phóng ban đầu của tàu
có yếu hơn một chút, nó vẫn dễ dàng thắng được sức hút trái đất. Tuy nhiên càng
lên các vĩ độ cao (gần hai cực hơn), tốc độ quay của trái đất càng chậm, do đó
tên lửa càng ít lợi dụng được lực quay này.
35- Tại sao đại đa số cá có lưng đen,
bụng trắng ?
Nếu
như phải miêu tả đặc trưng của loài cá, nhiều người sẽ không do dự mà rằng: cá
sống ở trong nước, bơi giỏi, trên thân có vảy, vây… Nhưng loài cá còn có một
đặc điểm quan trọng mà ít được để ý tới, đó chính là màu sắc bên ngoài cơ thể
chúng.
Ngoài
một số loài cá nhiệt đới có màu sắc sặc sỡ, đại đa số cá có da ở lưng sẫm hơn
rất nhiều so với phần bụng. Các loài cá nước ngọt như mè, chép, trắm đen…, đều
có phần lưng màu xám đen. Còn lưng của những loài sống ở biển như cá mập, cá
thoi… thì thậm chí đen tuyền. Ngoài ra, bất kể là cá nước ngọt hay là cá nước
mặn, phần bụng hầu như đều là màu trắng hoặc màu xám nhạt.
Tại
sao phần bụng và phần lưng của cá lại có sự khác biệt lớn như vậy? Khác biệt
này có ý nghĩa gì với sự sinh tồn của chúng? Nguyên do là cá sinh sống ở trong
nước, khi bơi thường là lưng hướng lên trên, bụng úp xuống dưới. Khi có ánh
sáng mặt trời, từ dưới nước nhìn lên thì mặt nước là một mảng sáng loáng, rất
giống với màu trắng của bụng cá. Do đó, những con cá lớn ở dưới sâu rất khó phát
hiện ra con mồi. Cũng với quy luật như vậy, từ trên nhìn xuống, màu sắc của
nước rất thẫm, gần giống với màu sắc của lưng cá, các loài chim săn mồi khó có
thể nhìn thấy cá bơi trên mặt nước.
Tóm
lại, màu sắc lưng thẫm, bụng nhạt của đại đa số các loài cá là kết quả của sự
thích nghi với cuộc sống trong nước, bảo vệ bản thân khỏi bị kẻ địch phát hiện.
---ooo0ooo---