Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

DI SẢN TG TẠI CHÂU Á (8-9-10)

DI SẢN TG TẠI CHÂU Á VÀ CHÂU ĐẠI DƯƠNG
BKTT Wikipedia
-o0o-
8. Tại Campuchia
Quần thể kiến trúc Angkor
Đạo Phật là quốc giáo của đất nước, ảnh hưởng và in dấu sâu sắc vào nền nghệ thuật. Phong cách nghệ thuật Khmer độc đáo – kết hợp giữa tín ngưỡng duy tâm bản địa với các tôn giáo gốc Ấn Độ và đạo Phật – điển hình là những công trình kiến trúc hùng vĩ tinh xảo AngKor Wat và AngKor Thom…
Đến Campuchia, hấp dẫn nhất là những ngôi đền thuộc quần thể Angkor thuộc tỉnh Siem Reap, thủ đô Phnom Penh, tiếp đến là những bãi biển trải dài vô tận thuộc tỉnh Sihanoukville với đầy đủ khách sạn, nhà hàng, tụ điểm ăn uống có thể phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng giải trí. Bên cạnh đó là vùng đồi thuộc tỉnh Ratanakini và tỉnh Mondulkiri, các khu vực kinh tế quan trọng như Batambang, Kep, Kampot mới được khám phá gần đây.
Những nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, việc miễn thị thực mang lại cho du khách Việt Nam nhiều thuận lợi khi du lịch Campuchia. Đất nước này đang là điểm đến hấp dẫn, quen thuộc với nhiều du khách Việt, đặc biệt nhiều bạn trẻ muốn tự khám phá một kỳ quan của thể giới, tự khẳng định bản thân và có được những trải nghiệm quý báu.
Đền PrasatPreahVihear
Prasat Preah Vihear (là một ngôi đền toạ lạc trên một chỏm núi thuộc núi Dangrek ở Campuchia gần biên giới với Thái Lan. Ngôi đền này được lấy làm tên cho tỉnh Prea Vhear, nơi nó tọa lạc. Năm 2008, ngôi đền được tổ chức UNESCO liệt kê vào danh sách di sản thế giới.
9. Tại Fiji
Thị trấn cảng lịch sử Levuka
Levuka là một thị trấn bên bờ biển phía đông của đảo Ovalau của Fiji, trong tỉnh Lomaviti, phía Đ6ng Fiji. Thị trấn này trước đây từng là thủ đô của Fiji. Theo điều tra dân số năm 2007, nội thị Levuka có dân số 1.131 người, và 3.266 người sinh sống tại khu vực ven đô thị, chiếm khoảng một nửa dân số trên đảo Ovalau (tổng số 8.360 người trên đảo). Đây là trung tâm kinh tế và cũng là đô thị lớn nhất trong tổng số 24 khu định cư trên đảo. Levuka và đảo Ovalau đã được xem xét là một di sản thế giới của UNRESCO trong nhiều thập kỷ, cuối cùng khu vực lịch sử của đảo và thị trấn Levuka đã được công nhận vào tháng 6 năm 2013.[1] Nó là một ví dụ hiếm hoi của một thị trấn hải cảng thuộc địa cuối cùng nhưng vẫn phát triển cộng đồng bản địa và còn tiếp tục đông những người định cư châu Âu hơn khiến nơi đây là một ví dụ nổi bật về một hải cảng, khu định cư cuối thế kỷ 19 ở Nam Thái Bình Dương, phản ánh sự tích hợp của các truyền thống xây dựng địa phương bởi sức mạnh buôn bán, dẫn đến sự xuất hiện của một cảnh quan độc đáo giữa đại dương.
10. Tại Gruzia
Tu viện Gelati, Kutaisi
Tu viện Gelati ở gần thành phố Kutaisi, vùng Imereti, miền tây Gruzia được vua David II (1089-1125) cho xây dựng năm 1106.
Từ lâu, tu viện Gelati đã là một trong các trung tâm văn hóa và tinh thần chính ở Gruzia. Tu viện này có một Viện hàn lâm với một số các nhà khoa học, thần học và triết học rất nổi tiếng của Gruzia. Nhiều người trong số họ trước kia đã từng hoạt động trong các tu viện chính thống giáo ở nước ngoài hoặc ở hàn lâm viện Mangan tại Constantinople. Trong số các khoa học gia này, có các học giả nổi tiếng như Ioane Petritsi và Arsen Ikaltoeli.

Các di tích lịch sử ở Mtskheta
Di tích của thành phố cổ Mtskheta tại địa điểm hiện nay có trên 1.000 năm trước công nguyên. Thành phố Mtskheta đã từng là thủ đô của vương quốc Iberia Gruzia từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên tới thế kỷ thứ 5 sau công nguyên. Đây là nơi Kitô giáo có mặt rất sớm và được coi là quốc giáo trong năm 317.
Vua Dachi I Ujarmeli (từ đầu thế kỷ thứ 6), là người kế vị vua Vakhtang I Gorgasali, đã theo ý nguyện của người cha dời thủ đô từ Mtskheta tới thành phố Tbilisi dễ bảo vệ hơn. Tuy nhiên, thành phố Mtskheta vẫn được dùng làm nơi tổ chức lễ đăng quang và nơi chôn cất của nhiều vị vua Gruzia, cho tới khi chấm dứt vương quyền trong thế kỷ thứ 19.
Ở Mtskheta có Nhà thờ chính tòa Svetitskhoveli được xây dựng từ thế kỷ thứ 11 và tu viện Jvari có từ thế kỷ thứ 6. Đây là hai trong số những công trình kiến trúc có ý nghĩa lớn của nền kiến trúc Kitô giáo của Gruzia và có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử trong việc phát triển nền kiến trúc trung cổ khắp vùng Caucasus.
Ở vùng ngoại ô thành phố Mtskheta có các tàn tích của pháo đài Ar-maztsikhe (từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên), vệ thành Armaztsikhe (từ thiên niên kỷ thứ 1 trước công nguyên), di tích của "Cầu Pompey" (theo truyền thuyết, do đội quân lê dương La mã của Pompey the Great xây dựng trong thế kỷ 1 trước công nguyên), các di tích rời rạc của Cung điện hoàng gia (từ thế kỷ 1 tới thế kỷ 3 sau công nguyên), gần bên là ngôi mộ từ thế kỷ thứ 1 sau công nguyên, 1 nhà thờ nhỏ từ thế kỷ thứ 4, tu viện Samtavro (thế kỷ thứ 11), và pháo đài Bebris Tsikhe (thế kỷ thứ 14). Ngoài ra còn tòa nhà Viện khảo cổ và vườn Mikheil Mamulashvili cũng rất có giá trị.
Vùng Thượng Svaneti
Svaneti (Suania theo nguồn cổ đại) là một tỉnh lịch sử ở Georgia, ở phía tây bắc của đất nước. Nó là nơi sinh sống của người Svans, một phân nhóm địa lý của Gruzia. Bao quanh bởi các đỉnh núi cao 3.000-5.000 mét, Svaneti là khu vực có người ở cao nhất ở vùng Kavkaz. Bốn trong số 10 đỉnh núi cao nhất của Kavkaz tọa lạc trong khu vực. Ngọn núi cao nhất ở Gruzia, nùi Shkhara cao 5.201 mét, nằm trong tỉnh. Đỉnh núi nổi bật bao gồm Tetnuldi (4974 m), Shota Rustaveli (4960 m), núi Ushba (4710 m), Ailama (4525 m), cũng như Lalveri, Latsga và những ngọn khác.
---ooo0ooo---



Không có nhận xét nào: