DI SẢN THẾ GIỚI TẠI
CHÂU ÂU (5)
BKTT WIKIPEDIA
-o0o-
Thành phố Bath
Bath là thành phố ở Somerset ở
tây nam nước Anh . Thành phố có cự
ly 156 km về phía tây Luân Đôn
và 21 km về phía đông nam Bristol .
Dân số thành phố là 83.992 người. Nó được ban tư cách thành phố theo hiến
chương hoàng gia bởi nữ hoàng Elizabeth I vào
năm 1590, và được chuyển thành county borough vào
năm 1889 cho phép thành phố độc lập về hành chính khỏi hạt Somerset. Thành phố
đã trở thành một phần của Avon khi
hạt này được lập năm 1974. Từ năm 1996, khi Avon bị giải thể, Bath đã trở thành
trung tâm chính của chính quyền đơn nhất Bath and North East Somerset (B&NES). Thành phố đã được lập
làm một khu nghỉ dưỡng với tên gọi Latin, Aquae Sukis ("nước của Sulis") bởi những
người La Mã vào năm 43, họ cho
xây các phòng tắm La Mã và một
ngôi đền ở các đồi bao quanh của Bath trong thung lũng sông Avon xung quanh các suối nước nóng , là các suối nước nóng duy nhất xuất
hiện tự nhiên ở Vương quốc Anh.
Thành phố có công trình Royal Crescent. Thành phố Bath được đưa vào danh sách
di sản thế giới năm 1987.
Đường biên giới La Mã
Đường
biên giới La Mã được xây dựng vào thế kỷ thứ 2 với chiều
dài lên đến 5.000 km từ bờ biển Đại Tây Dương ở miền Bắc Vương quốc Anh qua châu Âu, tới tận biển Đen (Hắc
Hải), phản ánh sự hưng thịnh cho đến khi suy tàn của La Mã trong hơn 1.000 năm.
Phần còn lại của công trình vĩ đại này là những gì còn sót lại của các bức
tường, mương nước, pháo đài, tháp canh, các khu dân cư.
Phần đường biên giới ở Đức với chiều dài
550 km từ phía Tây Bắc đến tận sông Danube ở phía Đông Nam. Phần ở Anh dài
118 km là tường thành Hadrian được xây dựng vào năm 122 TCN dưới thời hoàng
đế Hadrian và phần còn lại của
bức tường Antonine ở Scotland được
xây dựng dưới thời hoàng đế Antonius Plus
năm 142 TCN tại phía Bắc vùng lãnh thổ của La Mã trên đảo Anh. Đây là ví dụ nổi
bật về khu vực quân sự, công sự phòng thủ, chiến lược địa chính của đế quốc La
Mã thời cổ đại.
Nhả thờ thánh Martin ở
Canterbury
Nhà thờ thánh Martin nguyên là nguyện đường
của hoàng hậu Bertha of Kent trong
thế kỷ thứ 6, trước khi thánh Augustine
từ Roma tới đây. Hoàng hậu
Bertha là một Kitô hữu khi tới
Anh cùng với giáo sĩ linh hướng,
giám mục Liudhard . Vua Ethelbert - chồng bà - đã cho phép bà tiếp tục
hành đạo của mình trong một nhà thờ đã có sẵn, được nghe nói là nhà thờ mà xưa
kia thánh Bede đã sử dụng trong
cuối thời đế quốc La Mã chiếm
đóng Anh, nhưng sau đó bỏ hoang. Có rất nhiều lý do để tin rằng ngôi nhà thờ
nói trên là nhà thờ thánh Martin hiện nay. Dân địa phương đã tìm thấy chứng cứ
chứng tỏ thời đó Kitô giáo đã tồn
tại trong khu vực thành phố này, và nhà thờ thánh Martin gồm nhiều gạch của La
Mã được sử dụng lại, hoặc các spolia
(các vật nghệ thuật cũ được sử dụng lại), cũng như các đoạn tường được lợp bằng
ngói La Mã. Tuy nhiên, kiểu thiết kế của nhà thờ này không có nét La Mã, và có
thể đã được xây dựng ngay sau thời kỳ đế quốc La Mã chiếm đóng Anh, vào thời
điểm người Anglo-Saxon di cư sang
Anh vào giữa thế kỷ thứ 4.
Nghĩa trang của giáo xứ này có nhiều ngôi
mộ của những gia tộc địa phương đáng chú ý và các nhân vật nổi tiếng như họa sĩ
Thomas Sidney Cooper và Mary Tourtel ,
người sáng tạo bộ tranh vui Rupert Bear
(chú gấu Rupert trong truyện trẻ em).
Nhà thờ này vẫn giữ truyền thống âm nhạc từ
các tu sĩ thời thánh Augustine tới ngày nay. Ngày chúa nhật đầu tháng có thánh
lễ do một bộ tứ ca phụ trách. Giám đốc âm nhạc hiện nay là Peter Litman.
Nhà thờ thánh Martin đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 1988.
Tháp Luân Đôn
Cung
điện và pháo đài của Nữ hoàng, tên
thường gọi là Tháp Luân Đôn, là một di tích lịch sử
nằm ở trung tâm Luân Đôn, Anh ,
trên bờ Bắc của si6ng Thames.
Chức năng chính của tháp là một pháo đài,
cung điện hoàng gia, và nhà tù (dành cho các tù nhân hoàng gia có địa vị cao,
chẳng hạn Nữ hoàng Elizabeth I từng
bị giam tại đây). Nơi đây còn có một khu vực để hành hình và tra tấn , một kho vũ khí, một kho bạc, một
vườn thú, Royal Mint - xưởng đúc tiền của hoàng gia Anh, một đài quan sát, và
từ năm 1303 là nơi lưu giữ các Vương miện của Vương quốc Anh.
Năm 1988, UNESCO đã công nhận tháp Luân Đôn là di sản
thế giới..
Đảo Henderson
Đảo Henderson (trước đây còn gọi là đảo San João Baptista hay
Elizabeth) là một hòn đảo không
người ở được hình thành trên nền đảo san hô ở phía nam Thái Bình Dương . Vào năm 1902 , hòn đảo được sáp nhập vào quần đảo
Pitcairn, một lãnh thổ hải ngoại thuộc Vương quốc Anh. Hòn đảo này có chiều dài
9,6 km (6,0 dặm) và rộng 5,1 km (3,2 dặm), với diện tích 37,3 km2
(14,4 sq mi). Nó nằm cách đảo Pitcairn 193 km. Hòn đảo này được UNESCO công
nhận là một di sản thế giới vào năm 1988. Đất nơi đây không thích hợp cho nông
nghiệp và có rất ít nước ngọt trên đảo. Có ba bãi biển ở tận cùng phía bắc, phần
bờ biển còn lại bao gồm các vách dốc đá lên đến 15 mét (49 ft) bị chia cắt.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét