VIÊM KHỚP GỐI
-o0o-
Cẩn trọng với viêm khớp gối
Viêm khớp đầu gối là
bệnh phổ biến, đặc biệt ở người già. Những thông tin dưới đây sẽ giúp người
bệnh có cái nhìn tổng quát hơn về căn bệnh khó chịu này.
Viêm do
“hao mòn”: Viêm
khớp đầu gối xảy ra khi sụn của khớp gối bị xói mòn. Sụn giống như một lớp cao
su ở hai đầu xương. Nếu lớp cao su này bị mòn và không được bôi trơn, xương của
khớp gối chà xát với nhau. Đầu gối không thể di chuyển dễ dàng và trở nên cứng,
sưng và đau đớn.
Các triệu
chứng phát triển dần: Các triệu
chứng sớm của bệnh viêm khớp gối có thể là đau khớp sau khi hoạt động thể chất
hay cứng khớp vào buổi sáng. Cùng với thời gian, các triệu chứng này có thể xảy
ra thường xuyên hơn, khiến người bệnh khó khăn mỗi khi đi bộ, leo cầu thang hay
ngồi xuống đứng lên.
Ảnh hưởng
đến cuộc sống: Hầu hết
những người bị viêm khớp gối nhẹ đều có thể trở nên nghiêm trọng. Viêm khớp gối
có thể ảnh hưởng đến công việc hằng ngày và khả năng tham gia vào các hoạt động
của gia đình. Sống chung với tình trạng đau đớn này có thể góp phần vào rối
loạn tâm trạng mãn tính như trầm cảm và lo âu.
Cần giảm
trọng lượng: Một số
phương pháp điều trị có thể mang lại kết quả. Để giảm đau do viêm khớp gối, có
thể cần một cách tiếp cận đa chiều, như: giảm cân, thuốc men phù hợp, liệu pháp
thay thế và phẫu thuật. Nếu bạn thừa cân, chỉ cần mất 5% trọng lượng hiện tại
là có thể cải thiện được triệu chứng viêm khớp. Theo các chuyên gia, mất chừng
4 kg, áp lực lên đầu gối nhẹ bớt đi, từ đó giúp giảm căng thẳng cho khớp gối.
Tập thể
dục: Các bài
tập thể dục như: aerobic, đi bộ, bơi lội, đạp xe... có tác dụng giảm đau do
viêm khớp. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc tăng cường sức khỏe cơ bắp ở chân có
tác dụng góp phần giảm bớt các triệu chứng đau.
Thuốc
chống đau và viêm: Một số
loại kem bôi, thuốc xịt là phương pháp điều trị đau khớp thông thường. Theo
Msn, thuốc giảm đau có chất gây mê nhẹ và các loại thuốc tiêm có tác dụng chế
ngự tình trạng viêm hoặc cải thiện khả năng bôi trơn khớp đôi khi được áp dụng
trong trường hợp cơn đau kéo dài dai dẳng. Việc dùng thuốc phụ thuộc vào mức độ
đau đớn và thể trạng của từng người.
Vật lý
trị liệu có ích: Vật lý
trị liệu có thể giúp cải thiện chức năng của khớp. Châm cứu, xoa bóp, kích
thích điện vào các dây thần kinh có tác dụng cải thiện triệu chứng đau.
Chăm sóc
bản thân: Chú ý
đến tín hiệu của cơ thể để biết khi nào cần nghỉ ngơi. Một giấc ngủ ngon và một
chế độ ăn uống lành mạnh giúp đối phó với bệnh viêm khớp. Khi cơn đau bùng
phát, có thể dùng nước đá hoặc khăn nóng chườm lên đầu gối. Lạnh làm giảm viêm,
trong khi nóng làm tăng lưu thông máu và làm dịu cơn đau. Đây là những giải
pháp tạm thời nhưng có công dụng hữu hiệu.
Theo
Thanh Niên
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét