Ban NGUYEN HAU (Canada )
chuyen tiep :
Vị sư viên tịch mà trông như còn sống
-o0o-
Vào ngày 10, tháng 9, năm 2002 đã diễn ra
việc khai quật cơ thể của vị trưởng giáo Lạt-ma Hambo Itigelov qua đời vào năm
1927 trước sự chứng kiến của người thân, quan chức chính quyền và các chuyên
gia ở khu nghĩa trang gần thành phố Ulan Ude (Liên Bang Nga).
Thông tin này đã
được truyền rộng trên truyền thông của Nga về vị Lạt-ma Buryat (sau này gọi là
Hambo Itigelov ), người đã được khai quật từ một ngôi mộ vào đầu thế kỷ 21.
Ngôi mộ này gồm một hộp gỗ và trong đó có đặt một vị sư Lạt-ma ngồi
xếp bằng ở thế kiết già. Cơ thể của ông được bảo quản nguyên vẹn như thể
nó đang được ướp xác. Cơ bắp và da của ông vẫn còn mềm mại, các nếp nhăn vẫn
còn. Cơ thể ông được bao bọc bằng một bộ quần áo bằng vải lụa.
Vị trưởng
giáo Lạt-ma Hambo Itigelov khá nổi tiếng trong lịch sử nước Nga. Ông
học ở Anninsky Datsan (Đại học Phật giáo ở nước cộng hòa Buryatia, ngày
nay chỉ còn lại di tích) và đã đạt được bằng y học và triết học (bản chất của
sự vô vi), ông đã biên soạn quyển từ điển bách khoa dược.
Vào năm 1911,
Itigelov trở thành vị Lạt Ma Hambo (người
đứng đầu nhà thờ ở Nga). Trong suốt thời gian từ năm 1913 đến 1917, ông tham
gia nhiều hoạt động xã hội cùng với Sa hoàng, ông được mời đến trong dịp kỷ
niệm 300 năm của dòng họ Romannov, và Nikolai II trao giải thưởng St. Stanislav
cho ông vào ngày 19 tháng 3 năm 1917.
Trong suốt Đệ
Nhất thế chiến, ông Hambo Itigelov sáng lập ra tổ chức “Các anh em
Buryat”. Ông đã giúp quân đội bằng tiền, thức ăn, quần áo, thuốc men, ông cũng
xây dựng các bệnh viện có các vị bác sỹ Lạt ma để cứu các thương binh. Chính vì
điều đó, ông nhận được giải thưởng St. Anna và các giải thưởng khác. Vào năm
1926, ông Hambo Itigelov đã khuyên các vị sư rời khỏi nước Nga bởi vì “giáo lý
đỏ đang đến” (chỉ chủ nghĩa cộng sản – ND), tuy nhiên bản thân ông
thì không bao giờ rời khỏi nước Nga.
Năm 1927, khi ông
75 tuổi, ông nói với các vị Lạt-ma chuẩn bị thiền định vì ông sắp viên tịch. Các vị
Lạt Ma đã không đồng ý tham gia vì ông vẫn còn sống. Khi Itigelov bắt đầu
ngồi thiền một mình, các vị Lạt Ma đã tham gia cùng ông và ông viên
tịch ngay sau đó.
Ông Hambo
Itigelov đã để lại bản di chúc nói rằng hãy chôn ông ở tư thế kết già trong một
hộp gỗ cây tùng ở một nghĩa trang truyền thống. Ngoài ra, một điểm hết sức thú
vị đó là: bản di chúc còn nói hãy khai quật mộ ông vào khoảng thời gian nhiều
năm sau đó. (Điều đó có nghĩa là ông biết được cơ thể của mình sẽ được bảo
quản). Sự việc này xảy ra vào năm 1966 và năm 1973 các nhà sư e ngại không dám
nói với mọi người về điều đó, bởi vì chế độ Cộng Sản đang bóp nghẹt tôn giáo
trong xã hội vào thời đó. Chỉ vào năm 2002, cơ thể của ông được khai quật và
chuyển đến tu viện Ivolginsky Datsan (nơi thường trú của
vị Lạt-ma Hambo Itigelov). Cơ thể của ông được kiểm tra chặt chẽ bởi
các nhà sư, các nhà Khoa học và các
nhà bệnh lý học.
Kết quả giám định
cơ thể của ông như sau: Cơ thể đã được bảo quản rất tốt, toàn bộ cơ bắp
và các tế bào không hề có dấu hiệu của sự phân hủy, khớp và da vẫn
còn mềm. Điều thú vị là cơ thể của ông chưa bao giờ được ướp tươi cũng như ướp
xác.
Hai năm sau đó,
cơ thể ông được trưng bày để mọi người đến chiêm ngưỡng, không hề có một chế độ
bảo quản bằng nhiệt độ hay độ ẩm nào. Không ai biết vì sao mà cơ thể
ông được giữ nguyên vẹn như thế.
Trong kinh điển
Phật giáo có miêu tả về hiện tượng này, tức là cơ thể của các vị sư có thể đạt
được trạng thái “bất hoại” ang qua phương pháp tu luyện thiền định. Nhưng điều này chưa
bao giờ được chứng thực. Và giờ đây điều này là một minh chứng rõ ang.
Nguồn tiếng Anh: http://awescience.com/2013/11/28/dead-buddhist-monk-is-alive/
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét