Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

NHỮNG VÙNG HẺO LÁNH

  
Những vùng hẻo lánh đẹp nhất thế giới
-o0o-
Đa phần những nơi này đều có dân cư thưa thớt, cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hoang sơ với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
1.   Ittoqqortoormiit, Greenland
Là một phần thuộc hòn đảo Greenland nhưng Ittoqqortoormiit lại trông biệt lập hơn hẳn khi nằm khá xa về phía đông với 450 người dân sinh sống. Du khách tới đây sẽ có dịp trải nghiệm cuộc sống hoang dã đầy phiêu lưu, từ việc cưỡi xe chó kéo đến đi xuồng trên biển.
2. Longyearbyen, Na Uy
Được tìm thấy vào năm 1906 tại khu bắc cực hẻo lánh thuộc quần đảo Svalbard (một phần của Na Uy), Longyearbyen hiện chỉ có khoảng 3.000 dân cư sinh sống. Tỷ lệ người dùng súng tại Longyearbyen tương đối cao nhưng mục đích chủ yếu là để tự vệ trước sự tấn công của gấu bắc cực. Thị trấn này cũng thường được chọn là nơi nghiên cứu các dòng sông băng và một số vịnh hẹp của Svalbard.
Ittoqqortoormiit cũng chỉ có duy nhất một bảo tàng lịch sử với quy mô nhỏ. Ngày nay, để đến với thành phố, du khách sẽ phải dùng máy bay trực thăng hoặc thuyền.
3. Adak, Mỹ
Adak nằm ở tận cùng phía tây của đảo Aleutian, thuộc chuỗi đảo kéo dài từ tây bắc Alaska sang bờ đông nước Nga. Theo kết quả điều tra dân số gần nhất vào năm 2010, toàn bộ thị trấn chỉ có 326 người sinh sống. Sau thế chiến thứ 2, Adak từng được phát triển làm căn cứ hải quân trong nhiều năm nhưng ngày nay không còn hoạt động.
4  Adamstown, Anh

So với những địa điểm trên, Adamstown thậm chí còn thưa thớt dân cư hơn khi chỉ có hơn 50 người sinh sống. Diện tích toàn bộ hòn đảo khoảng 4,6 km2 và cao 5 m so với mực nước biển. Về mặt lý thuyết, Adamstown trên đảo Pitcairn được xem là một phần lãnh thổ xa xôi của nước Anh nhưng vẫn có chính phủ riêng. Hòn đảo này không có sân bay hay khách sạn. Nếu muốn khám phá, du khách chỉ có thể mạo hiểm với một hành trình trên biển và xin ở cùng nhà dân trong suốt chuyến đi.
 5. Hanga Roa, Chile
90% dân cư trên đảo Easter hiện sinh sống tại thị trấn Hanga Roa, tương đương trên 3.300 người. Một trong những điểm khiến nơi đây nổi tiếng khắp thế giới là những tảng đá khổng lồ có hình mặt người và câu chuyện kỳ bí về nguồn gốc xuất hiện.
Dù là một phần của Chile, nhưng hòn đảo này lại cách thủ đô Santiago tới 3.700 km. Ngoài nhà thờ, bến cảng, Hanga Roa cũng có nhiều nhà hàng, khách sạn, hiệu tạp hóa và cửa hàng dược phẩm.
6.  Supai, Mỹ
Làng Supai nằm sâu trong hẻm núi Grand Canyon tại bang Arizona – Mỹ. Để khám phá Supai, du khách phải dùng máy bay trực thăng hoặc đi bộ gần 13 km từ đỉnh núi xuống.
Ngoài hẻo lánh về địa lý, Supai cũng thiếu thốn từ đồ ăn cho tới nước uống, chất đốt. Thậm chí nơi đây vẫn dùng phương tiện thô sơ là cưỡi la để chuyển thư liên lạc. 
7. Oymyakon, Nga
Làng băng Oymyakon là nơi thử thách bất cứ du khách nào với nhiệt độ trung bình xuống tận -51 độ C vào mùa đông, ghi nhận vùng đất lạnh giá nhất hành tinh. Trớ trêu thay, tên ngôi làng – Oymyakon lại có nghĩa là “tan băng” do sự hiện diện của suối nước nóng gần đó. 
Theo thống kê gần nhất, đến năm 2010, Oymyakon có 472 người dân sinh sống. Vào mùa hè, nơi đây cũng từng có thời điểm nhiệt độ lên tới trên 30 độ C.
8. La Rinconada, Peru
So với các khu vực trên, La Rinconada có đông dân số nhất với khoảng 50.000 người theo số liệu vào năm 2012. Điểm tạo nên sự khác biệt ở La Rinconada là địa thế cao nhất thế giới, trên 5 km so với mực nước biển với cảnh quan thiên nhiên đẹp.
9. Tristan da Cunha, quần đảo hải ngoại của Anh
Đảo Tristan da Cunha nằm ở Nam Đại Tây Dương được xem là khu vực hẻo lánh nhất thế giới hiện nay. Nơi gần nhất của hòn đảo này là bờ biển Nam Phi nhưng cũng phải cách gần 2.736 km. Dù không có nhà hàng hay đèn giao thông, du khách đến thăm hòn đảo vẫn còn các dịch vụ khác để tận hưởng như café internet hay chơi golf.
10. Barrow, Mỹ

Nằm tại bang Alaska (Mỹ), Barrow phổ biến với những cơn gió lạnh. Mùa đông ở đây có thể xuống tới -73 độ C. Du khách có khả năng chịu lạnh kém được khuyến cáo không nên tới đây du lịch.
11. Quần đảo Cocos, Australia
Quần đảo Cocos còn có tên gọi khác là Keeling là một vùng dân cư thưa thớt nằm ở Australia, trên biển Ấn Độ Dương. Trung tâm của quần đảo là làng Bantam, nằm trên một trong hai đảo chính có tên Home Island. Dừa là thực vật phổ biến nhất trồng trên đảo và cũng là lý do khiến nơi này được gọi tên Cocos (phát âm như coconut – tiếng Anh có nghĩa là “cây dừa”).
12. Tórshavn, quần đảo Faroe, Na Uy
 Nằm giữa Iceland và Na Uy, Faroe bao gồm 18 đảo với gần 50.000 người dân sinh sống. Thủ đô của Faroe là thành phố Tórshavn – được xem là một trong những vùng hẻo lánh đẹp nhất hành tinh. Trong số danh lam thắng cảnh, thành phố còn có địa điểm lịch sử nổi tiếng mang tên Tinganes, nơi diễn ra các sự kiện chính trí quan trọng, đồng thời cũng là địa điểm tổ chức họp quốc hội lâu đời nhất thế giới.
Trần Hằng (theo Buzz Feed)

---ooo0ooo---