10 đại đệ tử của Phật
Nguyên tác Hán Văn: Tinh
Vân Pháp Sư
Việt dịch: Cư Sĩ Hạnh Cơ
và biên soạn phần Phụ Lục
Hiệu đính: Nữ Cư Sĩ Tịnh Kiên
Việt dịch: Cư Sĩ Hạnh Cơ
và biên soạn phần Phụ Lục
Hiệu đính: Nữ Cư Sĩ Tịnh Kiên
-o0o-
5.2 - Tôn giả TU BỒ ĐỀ
(Subhuti)
(Thể nhập diệu lý)
(Subhuti)
(Thể nhập diệu lý)
Do sự giảng
dạy của đức Đại Giác Thế Tôn, Tu Bồ Đề hiểu rằng, tất cả mọi loài, mọi vật
trong vũ trụ đều do nhân duyên mà sinh thành và cũng do nhân duyên mà hoại
diệt. Duyên sinh là
lời giải thích rõ ràng nhất của chữ “không". Do đó, chữ “không" ở đây
không phải là không có gì cả, không phải sự trống vắng của sự vật; nó không rời
khỏi mối liên hệ nhân quả của sự vật, không phá hoại mối nhân duyên sinh thành
vạn pháp; nó mang đầy tính cách mạng và tính tích cực.
Không là
giáo lý trung tâm của Phật pháp; nó tượng trưng cho tinh thần của đạo Phật. Nếu
không phải là đệ tử của Phật thì không thể lĩnh hội được giáo nghĩa không; ngay như là đệ tử Phật, cũng có
lắm người không thể nhập được giáo lý mầu nhiệm này. Bởi vậy tôn giả Tu Bồ Đề
thường than rằng: “Người liễu ngộ được tính không sao mà ít oi quá!”
Một lần nọ,
một người trí thức Bà la môn hỏi tôn giả Tu Bồ Đề:
- Thưa đại
đức! Tôi nghe nói đại đức là người đệ tử của đức Phật hiểu rõ nhất vè
tính không. Vậy tôi xin đại
đức giải thích cho thắc mắc của tôi. Thật sự là tất cả vạn vật trên thế gian
đang tồn tại rõ ràng trước mắt, mà tại sao đại đức bảo chúng đều là không?
Tu Bồ Đề
liền chỉ ngay một ngôi nhà trước mặt, nói:
- Xin ông
hãy nhìn ngôi nhà kia! Nó là do bốn yếu tố (đất, nước, gió, lửa) và các thứ
nhân duyên khác hợp lại mà có. Nếu lấy riêng từng thứ vật liệu như gỗ, đất,
gạch, ngói v.v... từ ngôi nhà ấy ra, thì chẳng những ngôi nhà đã không có, mà
ngay cả tên gọi “ngôi nhà” cũng không có. Vì ngôi nhà ấy do tất cả những thứ
không phải là nhà hợp lại mà có, cho nên chúng ta bảo ngôi nhà ấy là không. Không, không có nghĩa là phủ nhận không có căn nhà; nó không mang
nội dung của cặp ý niệm đối đãi có-không. Không là không có một bản ngã,
một thực thể riêng biệt, độc lập. Và chính vì vậy, không là bản thể của tất cả sự vật trên thế gian.
Người trí
thức Bà la môn nghe xong, trầm ngâm giây lát, rồi chắp tay đối trước Tu Bồ Đề
nói:
- Đại đức
quả không hổ là người đệ tử của đức Phật hiểu rõ nhất về tính không. Lời chỉ dạy của đại đức làm cho
tôi rất kính phục. Tôi tự lấy làm xấu hổ không đủ tư cách để biện luận với đại
đức. Xin chào đại đức và mong được gặp lại.
Trong thế
đứng trang nghiêm. Tu Bồ Đề đưa tay vẽ một vòng trên không, nói với người Bà la
môn:
- Trong khi
tóc của ông từ màu đen chuyển đổi thành trắng bạc, trong khi chiếc lá ở đầu
cành cây kia rụng xuống đất, vẫn có hạt giống của bông hoa kia rơi và bị chôn
vào lòng đất, rồi nảy mầm, lớn lên, nở hoa, kết trái ... trải qua một thời kỳ
biến chuyển tuần hoàn, lại trở thành nguyên dạng của nó. Ông hãy ghi nhớ lấy:
đó là không đấy.
Nói xong,
hai vị chia tay từ giã.
8.- NGƯỜI
NGHINH TIẾP PHẬT TRƯỚC NHẤT:
Tôn giả Tu
Bồ Đề đã thể chứng diệu lý không,
rất khéo tuyên dương diệu lí không,
và có thể nói, tất cả những hành vi đi đứng nằm ngồi cũng đều biểu hiện diệu lý không.
Một hôm,
bỗng dưng mọi người đều phát giác sự vắng mặt của đức Phật tại núi Linh Thứu
(Grdhrakuta - Gijjhakuta). Đại chúng chia nhau đi mọi nơi tìm kiếm nhưng đều
không thấy. Bấy giờ tôn giả A Na Luật (Aniruddha - Anuruddha) bèn dùng thiên
nhãn quán sát, mới biết rằng đức Phật đang ngự tại cung trời Đao Lợi
(Trayastrimsa - Tavatimsa) để nói pháp độ cho mẫu hậu là lệnh bà Ma Da
(Mahamaya); cũng phải ba tháng sau Ngài mới trở về. A Na Luật báo cho đại chúng
biết như vậy. Mọi người ai cũng trông nhớ.
Ba tháng
trôi qua thật nhanh, đã tới ngày đức Phật trở về. Khi biết được Phật sắp trở
về, ai cũng tranh nhau xuống núi trước để được coi là người nghinh đón
đức Phật trước nhất. Lúc bấy giờ tôn giả Tu Bồ Đề đang ngồi vá áo trong
động Kỳ Xà (Grdhrakuta - Gijjhakuta). Khi nghe được tin này, liền buông kim chỉ
đứng dậy, định cùng mọi người đi nghinh đón Phật, nhưng rồi một ý nghĩ dấy lên
trong tâm tư, tôn giả liền ngồi xuống lại như cũ, lòng thầm nhủ: “Ta đi
nghinh đón đức Phật để làm gì? Chân thân của Phật không thể nhìn thấy được ở
mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý của Phật. Nếu bây giờ ta đi nghinh đón Phật có
nghĩa là ta lấy cái thân tứ đại giả hợp kia làm pháp thân Phật; và như thế tức
là ta đã không biết gì về tính không của
các pháp. Nếu không biết gì về tính không của các pháp thì không thể nhìn thấy pháp thân của
Phật, Tính không của
các pháp hay pháp thân của Phật không phải là chủ thể tạo tác, cũng không phải
là vật được tạo tác; vì vậy, muốn trông thấy Phật trước hết phải thấy rõ tính
chất vô thường của năm uẩn, bốn đại, cũng như tính chất vô ngã, không tịch của
vạn tượng, Không có ta,
không có người;
không có vật tạo tác,
không có vật được tạo tác.
Tất cả vạn pháp là không tịch, pháp tính bao trùm mọi nơi, pháp thân Phật không
có chỗ nào là không hiện hữu. Ta qui y và hành trì giáo pháp của Phật, đã thể
chứng được diệu lí không của
các pháp thì không thể nào để cho sự tướng làm mê hoặc".
Vì nhận thức
như vậy cho nên tôn giả không theo mọi người xuống núi, tiếp tục vá áo một cách
thong thả, thản nhiên.
Đức Phật từ
thiên cung trở về là một việc vui mừng rất lớn đối với tăng đoàn. Tất cả mọi
người mặt mày hớn hở. Ai cũng mong được gặp Phật và lạy Phật trước nhất. Bấy
giờ trong chúng tì kheo ni, ni sư Liên Hoa Sắc (Utpalavarna - Uppadavana) là
người có thần thông bậc nhất. Ni sư đã nhanh chân xuống núi trước nhất, vừa
đảnh lễ đức Phật, vừa thưa:
- Bạch Thế
Tôn! Con là Liên Hoa Sắc, xuống nghinh đón Thế Tôn trước tiên, xin cho con được
đảnh lễ Thế Tôn.
Đức Phật mỉm
cười và dịu dàng bảo:
- Ni sư Liên
Hoa Sắc! Lần này Như Lai trở về, người nghinh đón Như Lai trước nhất không phải
là ni sư đâu!
Liên Hoa Sắc
cực kỳ kinh ngạc. Ni sư nhìn quanh quất, chư tăng và chư ni, kể cả các vị
trưởng lão của tăng đoàn như tôn giả Đại Ca Diếp, cũng vẫn vừa mới xuống tới,
còn đang ở sau lưng mình kia mà! Lòng rất đổi hoài nghi, ni sư bạch Phật:
- Bạch Thế
Tôn! Vậy thì còn có vị nào đã tới đây trước con?
Vẫn nụ cười
từ hòa, đức Phật nhìn khắp lượt đại chúng, vừa trả lời ni sư Liên Hoa Sắc, vừa
nhu muốn bảo chung cho đại chúng biết:
- Chính Tu
Bồ Đề là người đã người đã nghinh đón Như Lai trước nhất. Tu Bồ Đề đang ở trong
động Kỳ Xà, quán chiếu thấy rõ tính không của các pháp, thấy rõ được pháp thân của Như Lai, như
thế mới chính thực là nghinh đón Như Lai trước nhất.
Nghe Phật
dạy như thế, ni sư Liên Hoa Ssắc cùng tất cả đại chúng hiện diện đều lấy làm hổ
thẹn, tự biết mình không sánh kịp với Tu Bồ Đề trong việc thể hội chân lý về vũ
trụ và nhân sinh.
9.- ĐỆ NHẤT
A LA HÁN:
- Trong tâm
tính cũng như trong sinh hoạt hàng này, Tu Bồ Đề lúc nào cũng tỏ ra điềm đạm và
tự tại; lúc nào cũng an trú trong cái thấy không, tức là đạt được cái cảnh giới thiền định giải thoát.
Trong tâm
tính cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Tu Bồ Đề lúc nào cũng tỏ ra điềm đạm
và tự tại; lúc nào cũng an trú trong cái thấy không, tức là đạt được cái cảnh giới thiền định giải thoát.
Đã sinh ra
làm người ở trên thế gian, dù quí vị có là thánh nhân, đôi khi vẫn phải mang
lấy những điều tiếng thị phi, đàm tiếu; dù quí vị có như viên ngọc bích trắng
trong, xa lìa danh lợi, một lòng phụng sự chúng sinh, thì vẫn bị những kẻ phàm
phu tục tử kiếm cớ gây chuyện, phao vu, nói xấu.
Tu Bồ Đề
chuyên tâm tu tập và hoằng hóa, ngày ngày chỉ mong làm được việc gì để lại lợi
ích cho mọi người, còn đối với những điều tiếng thị phi, những khinh bạc của
nhân tình, tôn giả đều coi như gíó thoảng mây bay, không bao giờ để tâm hờn
giận.
Một ngày nọ,
trên đường đi hoằng hóa, tôn giả bỗng nghe được có người đang bình phẩm về cá
nhân mình. Họ nói: “Quí vị thấy đó, Tu Bồ Đề có giới là giỏi đâu! Một
chút công hạnh tu hành cũng không có, lúc nào cũng như si si, ngốc ngốc, chẳng
hề làm được tích sự gì trong chúng cả”.
Một số quí
vị tì kheo nghe thế rất ấy làm bất bình, đều hỏi tôn giả tại sao không đến biện
bạch với họ. Tôn giả an nhiên trả lời:
- Thưa quí
sư huynh! Xin cám ơn quí sư huynh đã quan tâm và tỏ lòng ưu ái đối với tôi,
nhưng xin quí sư huynh đừng nên bất bình đối với họ. Chúng ta nên biết rằng,
biện bạch những chuyện không xứng đáng tức là gây những tranh luận vô ích. Đã
nói đến tranh luận tức là nói đến tâm muốn hơn thua, và như vậy tức là đi ngược
lại chân lí. Trong cuộc đời tu hành, chúng ta hãy coi tất cả những lời chê bai,
dèm pha, thậm chí những nghịch cảnh, ma nạn, đều là những tăng thượng duyên
giúp ta tiêu trừ nghiệp chướng, và gia tăng sức mạnh cho lòng tin. Vả lại,
trong thế giới chân lý, thực tại không bao giờ phải tranh biện. Chân lí là
không có ta, không có người, không có đây, không có kia; không cao, không thấp,
không thánh, không phàm. Tôi chỉ biết có một thực tướng bình đẳng, vô trú, đó
là chân không, cho nên tâm tôi giống như vòm trời không tạnh, bàng bạc muôn
dặm; cái gì cũng không có thì cần gì phải biện bạch!
Tâm ý của
tôn giả là như thế. Phong thái của tôn giả là như thế. Thật là khoát đạt tự
tại. Đó là điều làm cho người ta kính phục.
Đức khiêm
nhường của Tu Bồ Đề cũng thật là có một không hai. Tôn giả thường hay tùy thuận
thế gian, thực hành đại nhẫn nhục. Đối với tất cả mọi người, không bao giờ buồn
giận, cãi cọ. Sở dĩ được như vậy là vì tôn giả đã thông đạt được diệu lí của
tính không.
Biết được
công phu tu tập của Tu Bồ Đề như vậy, đức Phật rất lấy làm hoan hỉ và đã từng
khen ngợi tôn giả trong pháp hội Bát Nhã rằng:
- Này Tu Bồ
Đề! Trong các đệ tử của Như Lai, người tu tập đến trình độ như thầy thật là ít
có. Thầy đã chứng được Vô tránh tam muội, có công đức cao tột trong đời. Thầy
đã là bậc Đệ Nhất Li Dục A La Hán. Như Lai rất lấy làm hoan hỉ.
Được Phật
khen ngợi, nhưng Tu Bồ Đề vẫn không dám nhận. Tôn giả chắp tay thưa:
- Bạch Thế
Tôn! Đối với đệ tử chúng con, Thế Tôn lúc nào cũng dùng lời từ ái để khuyến
khích, con thật không biết dùng lời gì để bộc lộ cho hết lòng chân thành cảm
kích của chúng con. Thế Tôn bảo con là người có công đức cao tột trong đời, là
bậc Đệ Nhất Li Dục A La Hán, nhưng con tuyệt nhiên không cho mình là bậc Li Dục
A La Hán, vì như thế tức là ngã chấp vẫn chưa đoạn trừ, và rồi suốt ngày lại
còn chìm đắm trong cái pháp chấp có
chứng đắc. Bạch Thế Tôn! Con không ý tưởng như thế, cũng không có công
hạnh như thế; do từ thực tính vô sinh, vô vi mà Thế Tôn mới ban cho con những
lời từ ái như vậy.
Tôn giả quả
là người có đức khiêm cung, lại nói năng khéo léo. Nhìn hành vi, xem thái độ,
nghe lời nói, ai cũng nhận được rằng Tu Bồ Đề là người đã chứng được thánh quả.
10.- TRONG
NÚI SỐNG ĐỜI AN LẠC, MƯA HOA RỢP ĐẤT CÚNG DƯỜNG:
Đối với tất
cả mọi việc ở đời, không có gì phải tranh đoạt, không có gì để mong cầu, tôn
giả Tu Bồ Đề quả là bậc Li Dục A La Hán, như đức Phật đã từng ca ngợi. Đời sống
của tôn giả, khi thì ở chung với tăng đoàn để cùng tu học với đại chúng dưới sự
dạy dỗ trực tiếp của đức Phật. khi thì ở một mình trong rừng núi để thực tập
thiền định.
Kì Xà là một
ngọn núi rất nổi tiếng, dáng vẻ xinh đẹp. có trúc xanh, rừng rậm, là nơi rất
thích hợp cho nếp sống tu hành; bởi vậy, đức Phật đã thường ngự ở đó. Tôn giả
Tu Bồ Đề vốn rất thích cuộc sống ở núi rừng, cho nên núi này cũng đã là nơi cư
ngụ thường xuyên của tôn giả. Những ngày nắng ráo, tôn giả thường sống ngoài
trời, khi thì thiền tọa tư duy dưới gốc cây, khi thì kinh hành quán tưởng bên
trên triền núi; vào mùa mưa thì tôn giả thường ở yên trong động. Với cái thấy
của tôn giả thì núi sâu rừng rậm chính là chốn đạo tràng tốt đẹp nhất cho người
tu hành; nơi đó, ban ngày có thể nhìn ngắm chim cò khỉ vưọn, ban đêm thì bầu
bạn với trăng sao và lắng nghe tiếng rầm rì của ngàn loại côn trùng.
Một hôm, Tu
Bồ Đề ngồi nhập định trong động núi. Lúc tôn giả đạt tới và an trú ở cảnh giới
vi diệu của Không tam muội thì rúng động cả chư thiên. Họ bèn cùng nhau xuất
hiện giữa hư không, tưng từng đóa hoa trời xuống trước mặt tôn giả và chắp tay
ca ngợi rằng:
- Thưa tôn
giả Tu Bồ Đề! Làm người ở thế gian, dù có danh vị cao xa, của cải châu báu thật
nhiều cũng không có gì đáng tôn quí. Dù có là quốc vương hay phú hộ thì rốt
cuộc họ cũng chỉ là tù nhân của phiền não và dục vọng mà thôi. Thưa tôn giả!
Điều tôn quí chân thật ở thế gian chính là sự tu hành cao cả mà tôn giả đang
thể hiện. Chính cái uy đức cao sâu của tôn giả tỏa chiếu trong lúc tôn giả đạt
đến cảnh giới Không tam muội đã làm cảm kích cả thiên cung chúng tôi. Tu Bồ Đề
của loài người xứng đáng hưởng thọ sự cúng dường của cõi trời. Người khéo
nói Bát Nhã, tự tại vân du trong cõi trời xanh muôn dặm của Không
tam muội, vượt thoát tất cả những phàm tình của nhân gian; dù là mây đen phiền
não hay mây trắng bồ đề cũng không che phủ được người. Người đã hoàn toàn chặt
đứt sợi dây sắt của dục tình, bẻ gãy ống khóa vàng của pháp chấp. Thưa đại đức
Tu Bồ Đề tôn quí! Xin người hãy tiếp nhận hoa trời của chúng tôi cúng dường.
Chúng tôi xin đảnh lễ người để tỏ lòng kính ngưỡng.
Lời ca ngợi
của chư thiên và hoa trời tung rơi đã làm cho tôn giả xuất định. Tôn giả nhìn
họ hỏi:
- Quí vị là
ai? Sao lại đến đây rải hoa và ca ngợi tôi?
Vị đứng đầu
thiên chúng đáp:
- Thưa tôn
giả! Tôi là trời Đế Thích (Sakra Devanamindra), còn tất cả đây đều là thiên
chúng.
- Vì sao quí
ngài lại ân cần ca ngợi tôi như vậy?
- Vi chúng
tôi kính ngưỡng tôn giả đã an trú trong Không tam muội và đã khéo nói Bát
Nhã Ba La Mật.
- Đối
với Bát Nhã, tôi chưa hề nói được một chữ thì hà tất quí ngài phải
ca ngợi.
- Tôn giả đã
không nói thì chúng tôi cũng không nghe. Không nói không nghe, đó là chân bát nhã.
- Trong pháp
hội Bát Nhã, đức Thế Tôn đã từng tuyên dạy pháp môn cao sâu mầu
nhiệm; và trong khi hộ trì cho đạo tràng, quí ngài đã lĩnh hội và tin nhận pháp
môn ấy. Tôi xin cảm tạ quí ngài đã cho nhiều hoa thật đẹp, thật thơm. Xin
nguyện mùi thơm của hoa sẽ tỏa khắp cõi người và cõi trời.
Tu Bồ Đề nói
xong, chư thiên lại đảnh lễ rồi trở về thiên giới.
Đói với sự
việc này - chư thiên tung hoa cúng dường và ca ngợi - ngoại
trừ Phật ra, chỉ có tôn giả Tu Bồ Đề là người duy nhất trong tăng đoàn được đón
nhận cái vinh dự ấy.
11.- CHƯ
THIÊN TRỔI NHẠC THĂM BỊNH:
Trong thời
gian cư ngụ tại núi Kỳ Xà, có một hôm Tu Bồ Đề bị bịnh nặng, thân tâm vô cùng
mệt mỏi. Nhiều người thắc mắc tự hỏi:“Một bậc thánh có công hạnh tu hành lớn
lao như vậy mà cũng phải bị bịnh hoạn sao?” Sự thực thì cái sắc thân
của con người vốn là pháp hữu vi, do nghiệp báo chiêu cảm mà có. Đã là pháp hữu
vi thì đâu có tránh khỏi được các hiện tượng khổ và vô thường! Tuy Tu Bồ Đề đã
chứng được thánh quả, tâm ý đã hoàn toàn giải thoát, nhưng cái thân thể hữu vi
vẫn còn đó, cho nên vẫn phải chịu những khổ đau của sinh, già, bịnh, chết.
Lúc đó, Tu
Bồ Đề bịnh rất nặng, nhưng cố gắng tự mình trải tọa cụ xuống đất, ngồi ngay
thẳng trong tư thế hoa sen, giữ vững chánh niệm và quán tưởng rằng: “Sự
đau khổ về bịnh hoạn của thân thể này từ đâu mà có? Ta phải làm thế nào để tiêu
trừ được bịnh khổ này đây?” Tôn giả cứ quán niệm về các câu hỏi ấy rồi
tự trả lời: “Nguyên nhân đưa đến bịnh khổ cho thân thể một phần là các nghiệp
báo tích lũy từ thời quá khứ, một phần khác là do sự bất ổn trong mối quan hệ
giữa các duyên trong đời hiện tại. Thuốc men chỉ có thể trị bịnh tạm thời mà
không thể làm cho khổ đau tiêu trừ tận gốc rễ. Chỉ có sám hối tội nghiệp, tu
tập thiền quán, thấy rõ nhân quả để tiêu trừ khổ đau nơi tâm ý thì cái khổ đau
nơi thân thể mới không còn nữa”.
Tôn giả cứ
tiếp tục như thế, một lúc sau thì cảm thấy thân tâm thư thái, nhẹ nhàng tự tại,
những khổ đau của bịnh hoạn tan biến hoàn toàn.
Chính vào
lúc đó, trời Đế Thích đã cùng năm trăm thiên chúng, cùng rất đông các vị thần
âm nhạc giáng lâm núi Kỳ Xà. Họ đến trước mặt Tu Bồ Đề, tấu nhạc và hát rằng:
Uy
đức người ngần ngật như trời cao,
Công hạnh người hun hút như sông dài.
Vượt thoát biển sinh tử,
Dập tắt lửa hữu vi,
Lắng trong các hành nghiệp,
Dứt sạch bao phiền não.
Từ thiền định, tuệ giác người sáng tỏ,
Bịnh khổ giờ đã tiêu trừ,
Pháp thể giờ đã khinh an.
Khúc hát
dứt, âm nhạc ngưng. Trời Đế Thích cùng thiên chúng bái kiến Tu Bồ Đề. Tôn giả đáp
lễ và khen ngợi:
- Tiếng nhạc
và lời ca của quí ngài thật là tuyệt vời!
Trời Đế
Thích hỏi thăm:
- Xin hỏi
thăm tôn giả, lúc này bịnh tình đã khỏi hẳn chưa?
Tôn giả trả
lời:
- Các pháp
từ nhân duyên sinh ra và cũng từ nhân duyên mà tiêu diệt. Nhân duyên hòa hợp
thì có chuyển động và sinh thành, nhân duyên phân rã thì các pháp đình chỉ và
tan rã. Các pháp làm thành nhau mà cũng tiêu diệt nhau. Các pháp sinh ra một
pháp và một pháp sinh ra các pháp. Mỗi pháp tự nó đều có nhân,
có duyên và có quả. Dùng cái trắng trị cái đen và
đồng thời dùng cái đen trị cái trắng. Muốn trị bịnh tham dục thì
dùng phép quán niệm về sự không trong sạch; trị bịnh sân
hận thì dùng phép quán niệm về lòng từ bi; trị bịnh ngu
si thi phải dùng trí tuệ giác ngộ. Tất cả vạn pháp trong thế
gian đều là biểu hiện của tính không,
không có tướng ngã, không có tướng nhân, không có phân
biệt nam nữ, không có gì khác nhau giữa phải và trái,
tất cả vạn pháp đều “là như
vậy". Quí ngài hãy nhìn xem, gió bão có thể xô ngã cây to, sương
tuyết có thể làm hư bông lúa; nhưng những cây cỏ khô héo kia, nếu gặp tiết xuân
ấm áp, mưa thuận gió hòa thì tức khắc hồi sinh, đâm chồi nẩy lộc. Các pháp có
những lúc chống phá nhau mà rồi cũng có những lúc làm cho nhau được an định.
Cái bịnh khổ của Tu Bồ Đề này sinh ta, đó là lúc các pháp chống phá nhau; nhưng
pháp Phật như nước cam lồ, thiền quán như gió mùa xuân, tôi nhờ đó mà bịnh tình
bình phục. Tôi xin cám ơn quí ngài đã ân cần đến thăm. Hiện giờ tôi cảm thấy
thân tâm đều an lạc tự tại.
Thiên chúng
vô cùng hoan hỉ, đảnh lễ, tôn giả, rồi trở về thiên cung, còn lại một mình, tôn
giả trầm ngâm độc thoại:
Đức Phật từng từ bi dạy bảo,
Chỉ có Phật pháp mơí chữa trị được những đau khổ của thân tâm.
Nhưng không phải đợi đến lúc bị bịnh mới cầu xin,
Mà hàng ngày phải nghe pháp tu hành,
Tạo căn cơ đầy đủ cho sự chứng ngộ.
Nên sám hối nghiệp chướng,
Vững tin vào nhân quả,
Và tích lũy phước huệ,
Đó mới là phương thuốc mầu nhiệm của mọi bịnh khổ.
12.- GIẢNG
LUẬN DIỆU LY “KHÔNG” TẠI PHÁP HỘI BÁT NHÃ:
Một hôm tại
pháp hội Bát Nhã, đức Phật bảo tôn giả Tu Bồ Đề:
- Này Tu Bồ
Đề! Thầy đã thể hội được đạo lí chân không, lại có đầy đủ biện tài. Trong pháp
hội hôm nay có sự hiện diện rất đông của chúng Bồ Tát, thầy hãy nói cho họ nghe
về pháp “Tương Ưng Bát Nhã Ba La Mật” để họ bổ túc thêm cho sự
học hỏi và cũng là để cùng nhau sách tấn việc tu tập.
Tất cả đại
chúng đều biết rằng pháp môn Bát Nhã là pháp môn vô cùng sâu xa mầu nhiệm. Nay
nghe đức Phật bảo thế thì họ đều tự hỏi rằng, Tu Bồ Đề sẽ dùng trí tuệ biện tài
của chính mình hay thừa thọ uy lực của đức Phật để thuyết minh?
Tôn giả đã
thấy rõ tâm ý ấy của đại chúng, bèn nói:
- Đã có từ mệnh của Phật, tôi đâu dám không tuân. Là đệ tử Phật, mỗi khi chúng ta thuyết giáo, bất luận là giáo pháp sâu hay cạn, nếu đáp ứng được hai điều kiện khế lí và khế cơ, là đều do thừa thọ uy lực của Phật cả. Bởi vì, có thừa thọ tuy lực của Phật thì mới có thể khuyên người tu học, có thể thực chứng được bản tính của vạn pháp, có thể tương ưng với thật tướng của vạn pháp, cũng như có thể cảm thông được tâm ý của đức Phật. Hôm nay tôi cũng xin nương vào uy lực của đức Phật để nói về pháp “Tương Ưng của Trí Tuệ Bát Nhã” của những người tu học đạo Bồ Tát.
- Đã có từ mệnh của Phật, tôi đâu dám không tuân. Là đệ tử Phật, mỗi khi chúng ta thuyết giáo, bất luận là giáo pháp sâu hay cạn, nếu đáp ứng được hai điều kiện khế lí và khế cơ, là đều do thừa thọ uy lực của Phật cả. Bởi vì, có thừa thọ tuy lực của Phật thì mới có thể khuyên người tu học, có thể thực chứng được bản tính của vạn pháp, có thể tương ưng với thật tướng của vạn pháp, cũng như có thể cảm thông được tâm ý của đức Phật. Hôm nay tôi cũng xin nương vào uy lực của đức Phật để nói về pháp “Tương Ưng của Trí Tuệ Bát Nhã” của những người tu học đạo Bồ Tát.
Tôn giả lại
đảnh lễ Phật và thưa rằng:
Bạch Thế
Tôn! Vâng lời dạy của Thế Tôn, giờ đây con xin nói về pháp tương ưng giữa Bồ
Tát và trí bát nhã. Nhưng pháp gì gọi là Bồ Tát, và pháp gì gọi là bát nhã?
Thật ra con không thấy có pháp nào gọi là Bồ Tát, cũng không thấy có pháp nào
gọi là bát nhã. Thậm chí cả cái danh xưng của hai pháp này, con cũng không thấy
có gì khác nhau để phân biệt. Bạch Thế Tôn! Pháp tương ưng giữa Bồ Tát và trí
bát nhã là như thế. Xin Thế Tôn chỉ dạy cho, con nói như thế đã đủ để bổ túc
cho sự tu học cho chúng Bồ Tát chưa?
Đức Phật
hoan hỉ khai thị:
- Này Tu Bồ
Đề! Bồ Tát chỉ có cái danh xưng là Bồ Tát; bát nhã cũng chỉ có cái danh xưng là
bát nhã; ngay cả cái gọi là danh xưng của Bồ Tát và bát nhã
cũng chỉ có danh xưng mà thôi. Cái đó vốn không sinh không
diệt, chẳng qua vì để tiện việc diễn nói mà phải tạm lập ra danh xưng. Cái giả
danh ấy cũng không phải ở trong, không phải ở ngoài, cũng không phải là ở
khoảng giữa của trong và ngoài; nó vốn là cái gì không thể nắm
được (bất khả đắc). Cũng ví như nói ngã, đó cũng cũng chỉ là giả
danh. Bản thể của ngã vốn không sinh không diệt. Tất cả các
pháp hữu vi đều giống như giấc mộng, như tiếng vang, như bóng, như ảo, như
trăng dưới nước. Mặc dù vậy, này thầy Tu Bồ Đề! Bồ Tát muốn chứng đạt cái không
sinh không diệt, vẫn phải tu học cái giả danh và giả pháp của pháp Bồ Tát và
pháp bát nhã. Này thầy Tu Bồ Đề! Bồ Tát tu học pháp bát nhã, sắc thọ tưởng hành
thức là thường hay vô thường, vui hay khổ, ngã hay vô ngã, không hay bất không,
hữu tướng hay vô tướng, hữu vi hay vô vi, dơ hay sạch, sinh hay diệt, lành hay
dữ, hữu lậu hay vô lậu, thế gian hay xuất thế gian, luân hồi hay niết bàn, đối
với tất cả các pháp ấy đều không chấp trước, không phân biệt, và đối với tất cả
các pháp khác nữa cũng đều như vậy. Này thầy Tu Bồ Đề! Vì sao Như Lai nói thế?
Vì Bồ Tát khi tu học pháp bát nhã thì đối với tất cả vạn pháp không nên sinh
tâm phân biệt mà phải an trú ở tính không, an trú ở tính vô
phân biệt. Bồ Tát khi tu học sáu pháp ba la mật cùng các hạnh bồ tát
khác cũng không thấy có danh xưng Bồ Tát, không thấy có danh xưng ba la mật. Bồ
Tát chỉ cầu đạt được tuệ giác siêu việt, thấy tất cả đều là thật tướng của các
pháp, và cái thật tướng ấy thì không dơ, không sạch. Nếu Bồ Tát quán chiếu và
tu tập pháp bát nhã như thế, biết rằng danh tướng chỉ là vì phương tiện mà giả
tạm lập nên, thì đối với sắc thọ tưởng hành thức cùng tất cả các pháp khác đều
không chấp trước, đối với trí tuệ cũng không chấp trước, đối với thần thông
cũng không chấp trước, đối với bất cứ pháp gì cũng không chấp trước. Vì sao
vậy? Tại vì, nếu có chấp trước, thì không bao giờ đạt được giải thoát. Này Tu
Bồ Đề! Khi Bồ Tát quán chiếu và tu học pháp bát nhã như vậy và không chấp trước
đối với tất cả vạn pháp thì có thể hoàn thành công hạnh tu tập sáu pháp ba la
mật, có thể tiến vào quả vị bất thối, đầy đủ thần thông, qua lại các cõi Phật,
hóa độ chúng sinh, trang nghiêm Phật độ, và tự mình an trú trong cảnh giới tự
tại giải thoát. Này Tu Bồ Đề! Sắc có phải là Bồ Tát không! Thọ, tưởng, hành,
thức, có phải là Bồ Tát không? Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý, có phải là Bồ Tát
không? Đất, nước, gió, lửa, không, thức, có phải là Bồ Tát không? Người nào xa
lìa được sắc, thọ, tưởng, hành, thức, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, đất, nước,
gió, lửa, không, thức, cũng có phải là Bồ Tát không?
Tu Bồ Đề
thưa:
- Bạch Thế
Tôn! Tất cả những gì Thế Tôn vừa nêu lên đó, đều không thể gọi là Bồ Tát.
- Này Tu Bồ
Đề! Vì sao mà thầy bảo là tất cả những gì tôi vừa nêu lên đó đều không thể gọi
là Bồ Tát! Thầy có thể cho biết được không?
- Bạch Thế
Tôn! Cái mà xưa nay vẫn được gọi là chúng sinh là cái không
thể biết, không thể nắm bắt; bất luận là pháp gì đi nữa, kể cả Bồ Tát, cũng đều
là như vậy cả. Bảo rằng có pháp này, bảo rằng không có pháp này, cho đến bảo
rằng xa lìa pháp này, đều không thể gọi là Bồ Tát.
Phật khen
ngợi:
- Đúng như
vậy, thầy Tu Bồ Đề! Cái được gọi là Bồ Tát, được gọi là bát nhã đều không thể
nắm bắt. Bồ Tát tuy đang tu tập nhưng vốn thật không có tu tập. Này thầy Tu Bồ
Đề! Tôi lại hỏi thầy, các pháp sắc, thọ, tưởng, hành, thức v.v.. có phải là ý
nghĩa bồ tát không?
- Bạch Thế
Tôn! Sắc, thọ, tưởng, hành, thức v.v... đều không phải là ý nghĩa bồ tát.
- Tu Bồ Đề!
Thầy nói rất đúng. Bồ Tát khi tu tập trí tuệ bát nhã, đối với các pháp sắc thọ
tưởng hành thức, hoặc thường hoặc vô thường, hoặc hữu vi hoặc vô vi v.v... đều
không thể nắm bắt. Bồ Tát hãy lấy tâm ý trống không rộng rãi để tu tập trí tuệ
bát nhã. Này Tu Bồ Đề! Thầy nói thầy không thấy có Bồ Tát cùng danh xưng Bồ
Tát, pháp cùng pháp giới, pháp giới cùng nhãn giới, nhãn giới cùng ý thức giới
v.v... những pháp tương đối này đều không phải là đối lập nhau. Vì sao vậy? Vì
nếu bỏ pháp hữu vi
thì không thể thành
lập pháp vô vi được. Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát tu tập trí tuệ bát nhã như thế đó,
không thấy có bất cứ pháp gì thì sẽ không có sợ hãi, tâm ý không dính mắc ở bất
cứ pháp nào thì sẽ không có hối hận. Như thầy đã nói, Bồ Tát tu học trí tuệ bát
nhã như thế đó cũng không dính mắc vào danh xưng Bồ Tát, đó mới là chân danh Bồ
Tát, chân danh Bát nhã; đó mới là giáo pháp của Bồ Tát đã nói.
Trong số mấy
vạn thính chúng tại pháp hội Bát Nhã này, chỉ có đức Phật và
Tu Bồ Đề đối thoại với nhau, đó là vì chỉ có Tu Bồ Đề là người thể chứng được
trí tuệ bát nhã và có nhận thức sâu sắc, rốt ráo về đạo lý KHÔNG sâu xa mầu nhiệm, và cũng
vì thế mà tôn giả được tôn xưng là vị thượng thủ hiểu rõ về tính không bậc nhất
trong tăng đoàn.
(Kỳ sau :
Truyện Tôn giả Tu Bồ Đề bằng tranh)
------ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét