10 môn thể thao phổ biến nhất thế giới (1/2)
-o0o-
Dưới đây là danh sách
10 môn thể thao hàng đầu thế giới đương đại, xét theo số lượng người quan tâm,
gồm khán giả truyền hình, khán giả trực tiếp tới sân, người theo dõi qua các
phương tiện truyền thông khác, cổ động viên, và cả số liệu vận động viên do các
liên đoàn thể thao cung cấp.
1.
Bóng đá (khoảng 3,5 tỷ người).
Bóng đá có luật thi đấu đơn giản và cũng tương đối dễ
chơi. Điều này giúp bóng đá trở thành môn thể thao phổ biến rộng rãi nhất thế
giới, xét cả trên góc độ người tham gia chơi trực tiếp cũng như người theo dõi.
Phiên bản trò chơi gồm cầu thủ hai đội điều khiển trái bóng hướng về phía đích
bên phần sân đối thủ đã xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước, nhưng phải tới thế kỷ
19 bóng đá mới thực sự được phát triển tại Anh quốc cùng với luật chơi tương
đối hoàn thiện.
Bóng đá phát triển với tốc độ rất nhanh và có độ phủ rộng
khắp hành tinh, tới mức hiện nay hầu như thành phố nào trên thế giới cũng có
một hoặc một vài đội bóng của riêng họ. Bóng đá còn hấp dẫn bởi tính bất ngờ
tới phút cuối mỗi trận đấu. Đây là môn duy nhất trong danh sách này không gây
tranh cãi, khi nó dẫn đầu mọi danh sách thống kê cho dù được tính theo tiêu chí
người xem hay người chơi.
2. Cricket (khoảng 2,5 tỷ
người).
Đế quốc Anh từng chiếm tới 23% diện tích đất liền trên
toàn thế giới, chính điều này đã khiến môn thể thao với gậy và bóng này phát
triển ở rất nhiều nơi, đặc biệt là tại các vùng thuộc khối Liên hiệp Anh (khối
Thịnh Vượng Chung). Ngày nay môn này được chơi nhiều nhất tại các quốc gia
thuộc châu Đại Dương, quần đảo Tây Ấn (Caribe và Bắc Đại Tây Dương), Nam Phi và
quần đảo Anh. Môn này có lượng người hâm mộ lớn vì được ưa thích tại các quốc
gia đông dân như Ấn Độ, Pakistan, Indonesia, Vương quốc Anh.
Có nhiều nguồn cho rằng cricket đã xuất hiện từ thế kỷ
16, nhưng thực tế phải tới đầu những năm 1700 môn thể thao này mới được phổ
biến cùng với hệ thống điều luật hoàn chỉnh. Cricket cũng gồm hai đội 11 cầu
thủ thi đấu với nhau, nhưng luật môn này cho phép các trận đấu có thể kéo dài
tới khi nào xác định được thắng bại. Vì thế có không ít trận cricket diễn ra
tới 5 ngày mới kết thúc. Đây là một trong những nét chính để dễ phân biệt môn
này với bóng chày, bên cạnh sự khác biệt về hình dáng gậy thi đấu và trang phục
của các cầu thủ. Đa số những ai chưa từng chơi hai môn này thường nhầm bóng chày
(tên tiếng Anh là Baseball) với crikê (cricket).
Vì trận đấu cricket có thể kéo dài, các giải đấu đáng chú
ý trên thế giới chỉ diễn ra giữa các đội tuyển quốc gia hoặc các vùng lãnh thổ,
với số trận đấu được hạn định mỗi năm. Anh và Ấn Độ hiện là những đội tuyển
hàng đầu thế giới, theo sau là Australia và Nam Phi.
3. Hockey sân cỏ (khoảng 2
tỷ người).
Đây cũng là một môn thể thao với bóng, và có 11 người
chơi mỗi bên. Môn này ban đầu được phát triển riêng rẽ tại châu Âu và châu Á từ
thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Nhưng phải tới thế kỷ 19 người Anh mới phát
triển môn này cùng hệ thống luật gần như hiện tại, và phổ biến nó tới nhiều
vùng thuộc địa của họ.
Cho tới giữa thế kỷ 20, Ấn Độ và Pakistan là những quốc
gia mạnh hàng đầu ở môn này, nhưng sau đó Australia và Hà Lan đã trở thành
những thế lực mới của môn thể thao này. Tại Bắc Mỹ, số người chơi hockey là nữ
chiếm tỷ lệ áp đảo, nhưng nếu tính trên bình diện toàn cầu thì lượng người chơi
là nam vẫn chiếm số đông.
4. Tennis (khoảng 1 tỷ người).
Nếu chỉ
tính những môn diễn ra giữa hai người chơi, tennis là môn phổ biến nhất hành
tinh. Môn này có lịch sử phát triển từ trước thế kỷ 14. Hoàng đế Louis X của
Pháp thậm chí đã cho xây dựng riêng một sân tennis trong nhà hồi đầu những năm
1400. Nhưng cũng phải đến giữa thế kỷ 19 môn này mới có hệ thống điều luật hiện
đại.
Một
trong những nguyên nhân chính khiến tennis có sức hút rộng khắp là môn này chưa
bao giờ chứng kiến sự thống trị hoàn toàn của bất kỳ một tay vơt hay quốc gia
nào. Trong khoảng mười năm qua, có tới 14 tay vợt nam nữ khác nhau giữ vị trí
số một thế giới, và họ là đại diện của tám quốc gia khác nhau.
5. Bóng chuyền (khoảng 900
triệu người).
Đây
cũng là một môn thể thao có luật chơi tương đối đơn giản. Trận đấu có thể diễn
ra trên mặt sân cỏ, xi măng hoặc cát. Bóng chuyền lần đầu được góp mặt tại
Olympic vào năm 1964, nhưng phải tới kỳ thế vận hội 1996 bóng chuyền bãi biển
mới có tên trong danh sách nội dung thi đấu.
Bóng
chuyền truyền thống không có quốc gia nào thực sự chiếm thế áp đảo hoàn toàn,
khi chứng kiến nhiều quốc gia khác nhau giành huy chương. Trong khi đó Mỹ và
Brazil cùng nhau thống trị bóng chuyền bãi biển, với số lượng danh hiệu áp đảo.
---oooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét