DI SẢN TG TẠI CHÂU Á
VÀ CHÂU ĐẠI DƯƠNG (21)
BKTT Wikipedia
-o0o-
Tại Myanmar
Các thị quốc Pyu
Các thị quốc Pyu là tên gọi chung cho các thành bang của người Pyu từng
tồn tại ở miền Trung và miền Bắc Myanmar hiện đại từ thế kỷ 1 TCN cho đến năm
840. Lịch sử của các thị quốc Pyu được khám phá dựa vào các bi ký tìm thấy và
qua các ghi chép của những người Trung Quốc về nước Phiêu. Người Pyu là một trong những dân tộc tổ tiên của người
Miến.
Người Pyu đến
Myanmar vào khoảng thế kỷ 1 TCN hoặc sớm hơn và lập nên những thành bang tại
Binnaka, Mongamo, Sri Ksetra, Peikthanomyo, Kutkhaing ở phía bắc, bờ biển Halin
gyi Thanlwin ở phía đông, vịnh Martaban và bờ biển phía nam của nó, Thandwe ở
phía tây nam và Yoma ở phía tây
Tại Nepal
Thung lũng Kathmandu
Thung
lũng Kathmandu là mộ thung lũng nằm
ở thủ đô Kathmandu, Nepal. Thung lũng rất đẹp vì có nhiều công trình. Năm 1979,
tại khóa họp thứ 3, UNESCO đã công nhận Thung
lũng Kathmandu là di sản thế giới.. Đồng thời vào năm 2003, UNESCO đã
đưa thung lũng Kathmandu vào danh sách di sản thế giới UNESCO bị đe dọa.
Vườn quốc gia
Sagarmatha
Vườn quốc gia
Sagarmatha là một vườn quốc gia
nằm tại phía Đông của Nepal; nó bao gồm một phần dãy Himalaya và mặt phía Nam
của đỉnh Everest
Vườn quốc gia Sagarmatha được UNESCO công nhận là di sản
thiên nhiên thế giới kể từ năm 1979.
Vườn quốc gia Chitwan
Vườn quốc gia Chitwan là vườn quốc gia đầu tiên ở Nepal. Trước đây gọi là Vườn quốc gia Hoàng gia Chitwan, được
thành lập vào năm 1973 và một di sản thế giới của UNESCO cần được bảo vệ khẩn
cấp vào năm 1984. Nó có diện tích 932 km2 và nằm ở vùng cận nhiệt
đới của Thung lũng Inner Terai, là một vùng đất thấp ở Trung-nam Nepal, thuộc
quận Chitwan. Độ cao của vườn quốc gia này dao động từ khoảng 100 m trong
các thung lũng sông cho đến 815 m ở vùng đồi Churia. Ở phía bắc và phía
tây của khu vực được bảo vệ bởi hệ thống sông Narayani-Rapti tạo thành một ranh
giới tự nhiên với các khu định cư của con người. Tiếp giáp với phía đông của
Vườn quốc gia Chitwan là Khu bảo tồn động vât hoang dã Parsa, tiếp giáp ở phía
nam là khu bảo tồn hổ thuộc Vườn quốc gia Valmiki của Ấn Độ
Lâm Tỳ Ni
Lâm Tỳ Ni là một trong những nơi hành hương nổi tiếng của đạo Phật
tại quận Rupandehi thuộc Cộng hòa dân chủ liên bang Nepal nằm cách biên giới
Sonaul Ấn Độ khoảng 36 km. Nơi này được cho là hoàng hậu Mayadevi (Mada)
đã sinh ra Siddharta Gautama), người sau này trở thành Phật Thích Ca và đã khai
sinh ra Phật giáo. Đức Phật đã sống trong khoảng thời gian 80 năm từ năm 563
đến 483 TCN. Lâm Tỳ Ni là một trong 4 nơi hành hương nổi tiếng và cũng là những
nơi quan trọng gắn liền với đời sống của Đức Phật, 3 nơi còn lại là Kushinagar
(nơi đức Phật nhập Niết Bàn), Bodh Gaya hay còn được nhiều người biết đến với
tên Bồ Đề Đạo Tràng (nơi đức Phật thiền định 49 ngày dưới cây bồ đề và giác ngộ
ra giáo lý của Phật giáo) và nơi cuối cùng là Sarnath (nơi đầu tiên mà đức Phật
giảng Pháp).
Lâm Tỳ Ni tọa lạc dưới chân dãy Himalaya. Cách 25 km
về phía đông của kinh thành Ca Tỳ La Vệ xưa, nơi được cho là đức Phật đã sống
đến 29 tuổi. Lâm Tỳ Ni có một số ngôi chùa và đền thờ trong đó có đền thờ Hoàng
hậu Mada. Ngoài ra tại đây còn có ao Puskarini hoặc Holy, nơi Hoàng hạu Mada đã
làm lễ nhúng nước trước khi sinh đức Phật ra đời. Tương truyền khi được sinh ra
tại đây Ngài đã đứng vững thăng bằng trên hai chân, mặt hướng về phía Bắc đi
bảy bước, mỗi bước đi của đức Phật đều được đỡ bởi một tòa sen phía dưới, Ngài
nhìn khắp cả bốn phương, một tay chỉ lên trời một tay chỉ xuống đất và nói
rằng: "Ta là đấng chí tôn cao quý nhất trên đời ! Đây là lần hóa kiếp
cuối cùng, sẽ không còn tái sinh trên cõi đời này nữa..". Ngoài ra nơi đây
còn phần còn lại của cung điện Ca Tỳ La Vệ.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét