HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
KỲ LẠ
-o0o-
23. Tuyết đen, vàng,
đỏ, xanh.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng tuyết
có màu “đen” là ô nhiễm môi trường không khí.
Tuyết thông thường có màu trắng, là do khi tia sáng Mặt trời
"chạm" vào tuyết, nó bị tán xạ bởi vô số những tinh thể băng và túi
khí bên trong. Gần như toàn bộ tia sáng bị bật ngược trở lại, ra khỏi hạt
tuyết. Vì thế, tuyết giữ nguyên màu sắc của ánh sáng Mặt trời là màu trắng.
Tuy nhiên, thời gian gần đây có thông tin một trận tuyết màu đen đã rơi
xuống vùng Oktyabr, tỉnh Omsk
của Nga. Đây là lần thứ 2 hiện tượng này xảy ra tại khu vực trung tâm của vùng.
Trước đó những bông tuyết sẫm màu cũng đã rơi xuống khu vực Volzsk. Ở một số
nước khác cũng xuất hiện hiện tượng tuyết đen hoặc có màu tối.
Tuyết có màu đen ở Nga.
Các nhà khoa học đang phân tích thêm nhưng ô nhiễm môi trường không khí
được cho là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tuyết có màu lạ như vậy.
Ô nhiễm không khí xảy ra thường do hoạt động của các nhà máy khai thác
sản xuất than đá, nhà máy nhiệt điện… xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào
bầu không khí. Các khí độc như cacbon mônôxít, điôxít lưu huỳnh, các chất
cloroflorocacbon(CFCs) và ôxít nitơ là chất thải của công nghiệp và xe cộ. Sự
có mặt của các chất trên làm cho không khí không sạch, có mùi khó chịu và giảm
tầm nhìn xa.
Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí
đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác
nhau như chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm
lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.
Ô nhiễm không khí đến từ cả con người lẫn tự nhiên, có rất nhiều nguồn
gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo.
Nguồn tự nhiên:
- Núi lửa: Núi lửa phun ra nham thạch nóng,
nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi
lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao.
- Cháy rừng: Các đám cháy rừng thường lan rộng,
thải ra nhiều bụi.
- Bão bụi xảy ra do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng
và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi cùng với sóng biển tung bọt
mang theo bụi muối lan truyền vào không khí.
- Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát
thải nhiều chất khí, các phản ứng hóa học giữa những khí tự nhiên hình thành
các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô
nhiễm không khí.
Nguồn nhân tạo:
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng nhưng chủ yếu là do hoạt động
công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện
giao thông.
- Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói
của các nhà máy vào không khí.
- Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và
trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể
được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
- Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt
điện, vật liệu xây dựng, hóa chất và phân bón, dệt và giấy, luyện kim, thực
phẩm; các xí nghiệp cơ khí, các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ, giao thông
vận tải và sinh hoạt của con người.
Như vậy, ngoài tuyết đen còn có tuyết vàng, tuyết xám… hiện tượng tuyết
có màu bất thường như trên là do ô nhiễm không khí gây ra. Tuyết đen, tuyết
vàng thường do các cơn bão cát tràn qua. Tuyết nâu thường do một khu công
nghiệp nào đó xả thải ra môi trường… Đó là những hiện tượng từng xảy ra và
không hiếm gặp.
Ngoài ra, bạn còn có thể thấy tuyết với đủ các màu sắc do nhiều nguyên
nhân khác nhau gây ra.
Tuyết màu đỏ ở dãy núi Nevada, Mỹ
Tuyết ở đây có màu đỏ vì có loại tảo cực nhỏ Chamydomonas di chuyển dưới
lớp tuyết. Người dân địa phương thường xuyên ăn tuyết bởi vì nó có vị ngọt của
hoa quả. Tuy nhiên, nhiều báo cáo cho rằng việc ăn loại tuyết màu đỏ có thể dẫn
đến tiêu chảy.
Ngoài ra, tuyết màu đỏ cũng từng xuất hiện tại thành phố Buffalo, New
York, Mỹ nhưng đây không phải một hiện tượng tự nhiên. Tuyết có màu đỏ là do
các công nhân phá hủy một nhà máy sản xuất đồ ăn nhuộm màu đỏ, đường ống chứa
2,3kg chất tạo màu đỏ đã vỡ và chảy xuống tuyết, tạo nên một màu đỏ hồng rất
đẹp. Tuy nhiên, tuyết này không hại gì cho sức khỏe của con người.
Tuyết màu vàng ở đảo Sakhalin, Nga
Tuyết màu vàng không thể ăn được giống như tuyết màu đỏ, thậm chí chúng
còn bị cho là rất nguy hiểm và độc bởi màu vàng ở đây chính là chất thải từ các
nhà máy lọc dầu và khí đốt.
Tuyết màu xanh ở dãy núi Alps, châu Âu
Tuyết có màu xanh lá cây tuyệt đẹp này là do tảo tạo nên.
Tuyết mu tím
Tuyết màu tím thường xuất hiện vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn, do
những tinh thể tuyết phản xạ và khuyếch đại màu hoa oải hương.
Tuyết màu cam ở Siberia, Nga
Tuyết màu cam xuất hiện tại 3 vùng miền khác nhau ở Siberia, Nga. Tuy có
màu đẹp nhưng những bông tuyết này có mùi rất khó chịu và rất trơn. Sự ô nhiễm
của các nhà máy nơi đây có thể là nguyên nhân.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét