Bạn Phan Lục (Chicago)
sưu tầm
Ý NGHĨA CÁC BIỂU TƯỢNG
GIÁNG SINH (1/2)
Ông già Noel
Nguồn gốc của từ
"ông già Noel" (Santa Claus) hay thánh Nicholas bắt đầu ở Thổ Nhĩ Kỳ
từ thế kỷ thứ 4. Từ lúc còn nhỏ thánh đã là một người rất ngoan đạo và đã hiến
cả cuộc đời của mình cho đạo Cơ Ðốc.
Thánh Nicholas đặc
biệt được ca tụng vì tình yêu đối với trẻ em và sự hào phóng của ngài. Thánh Nicholas
là người bảo trợ cho các thuỷ thủ, đảo Sicile, nước Hy Lạp và nước Nga và tất
nhiên thánh cũng là người bảo trợ của trẻ em.
Vào thế kỷ thứ 16, ở
Hà Lan trẻ em thường đặt những chiếc giày gỗ của mình bên cạnh lò sưởi với hy
vọng là chúng sẽ được thánh Nicholas thết đãi no nê. Người Hà Lan phát âm từ
St. Nicholas thành Sint Nicholaas, sau đó nói chệch thành Sinterklaas và cuối
cùng được những người theo giáo phái Anh đọc thành Santa Claus.
Năm 1882, Clement
Clarke Moore đã viết bài hát nổi tiếng của mình "A visit from St.
Nick" (chuyến thăm của thánh Nick) và sau đó được xuất bản với cái tên
"The night before Christmas" (Ðêm trước Giáng Sinh). Moore được coi
là người đã hiện đại hóa hình tượng ông già Noel bằng hình ảnh một ông già to
béo, vui tính trong bộ đồ màu đỏ.
Bộ
quần áo đỏ của ông già Noel:
Ông già tuyết chưa trở
thành ông già tuyết, vì ông vẫn mặc bộ quần áo tiều phu cũ kỹ, cưỡi ngựa mỗi
khi đến cho quà bọn trẻ. Một ngày nọ, ông địa chủ làng Nicholas đi ngang qua
nhà ông, và lập tức Nicholas bị mê hoặc bởi chiếc xe kéo với hai con tuần lộc
xinh đẹp, xe có gắn những cái chuông kêu lanh canh dễ thương.
Ông địa chủ mặc một bộ đồ đỏ tươi, đầu đội mũ lông cùng
màu. “Mình cũng đáng để có nó lắm chứ, con ngựa nhà mình đã quá già và hay than
thở, còn bộ quần áo này thì không chịu nổi cái giá rét mùa đông nữa”. Nicholas
tìm đến bà thợ may giỏi nhất vùng để có bộ đồ đỏ mơ ước ấy.
Nhưng lạ lùng thay,
khi bộ đồ hoàn thành thì nó to đến độ trông Nicholas như lọt thỏm vào trong ấy
“Ôi tôi đã làm hỏng bộ đồ của ông rồi, nó mới thùng thình làm sao! “. ” Không
sao cả, tôi sẽ ăn bánh kẹo cho người to lên như bộ quần áo.
Cái quần dài này ư?
Tôi sẽ mang một đôi ủng đen để bớt độ lùng xùng. Và bà cứ yên tâm, trông tôi sẽ
tuyệt vời trong bộ quần áo này đấy!” . Và như thế, ông già Noel đã ra đời như
một huyền thoại, nhưng đến mấy mươi năm sau, thì bộ trang phục đỏ gắn liền với
huyền thoại ấy mới có. Còn bây giờ, hãy tự tin mà bảo với mọi người rằng:
"Ông già Noel trên xe trượt tuyết với con tuần lộc là hoàn
toàn có thật."
Hang
đá và máng cỏ:
Nguồn gốc dùng hang đá
và máng cỏ trong lễ Giáng Sinh là do truyền thuyết Chúa sinh ra đời trong một
hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethelem.
Ðêm 24/12 tại các Giáo
đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ
Maria, chung quanh có những con lừa, các tượng Ba Vua một số thiên thần, thánh
Giuse trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn 3 vua tìm đến
với Chúa.
Mọi người đều hướng về
Chúa nhân từ, cầu nguyện Chúa cứu rỗi cho nhân loại tránh chiến tranh, nghèo
đói và độc tài. Ngày này, người ta vẫn dựng máng cỏ trong gia đình để tưởng
niệm nơi Jesus ra đời.
Qủa thực, Marie và
Joseph sống ở Nazareth.
Khi Marie mang thai, thì diễn ra sự kiện điểm dân số, người dân được sinh ra ở
thành phố nào phải trở về thành phố ấy để điểm danh. Joseph vốn là người
Bethleem. Nên, cả hai phải đi từ Nazareth
đến Bethleem. Trên đường di chuyển, hai người đã trú chân trong một chuồng cừu
và Marie đã sinh hạ Jesus ở đấy. Jesus được đặt nằm trong chiếc máng ăn cho
cừu.
Theo truyền thống, mỗi
gia đình theo đạo thiên chúa sẽ dựng một máng cỏ ở một vị trí trang trọng nhất
trong nhà vào ngày chủ nhật trước Noel. Máng cỏ phải dựa lưng vào tường, xung
quanh được trát bằng đất bùn, mái được lợp bằng một viên đá tảng, các thanh củi
dùng để làm kèo. Người ta còn dùng thêm trái thông, sợi rơm và sỏi trắng lượm
từ bờ biển, để trang trí sao cho khung cảnh trông thật tự nhiên. Ngoài ra,
không thể thiếu tượng của đức mẹ Marie đang bồng chúa hài nhi, Joseph, những
người chăn cừu, cừu, bò, thiên thần và một ngôi sao.
Gia đình sẽ cầu nguyện
trước máng cỏ trong ngày lễ. Chiếc máng cỏ sẽ ở trong nhà đến tận ngày mùng 2
tháng hai, ngày chúa Jésus được làm lễ rửa tội. Hình ảnh máng cỏ chỉ xuất hiện
trong hội họa Ý vào thế kỷ XIV và XV.
Cây
Thông (Noel)
Vào mùa đông, trong
khi mọi cây cối đều héo rũ thì riêng mình cây thông vẫn xanh tươi. Chính bởi
vậy, người cổ đại đã coi thông là loại cây phục sinh. Vào ngày đông chí, họ
trang trí cây thông với trái cây, hoa và lúa mì. Lần đầu tiên mà cây thông được
biết đến như loại cây của ngày lễ Noël là ở Đức.
Truyền thuyết kể lại
rằng vào cuối thế kỷ VII, thánh Boniface (sinh vào năm 680) đã cố gắng thuyết
phục các đạo sĩ rằng cây sồi không phải là cây thánh bằng cách cho đốn một cây
sồi.
Khi cây sồi đổ, nó đè bẹp mội vật nằm dưới đường đổ của nó, trừ một cây thông nhỏ. Từ đó, ra đời ý nghĩa cây thông là cây của chúa Jesus.
Khi cây sồi đổ, nó đè bẹp mội vật nằm dưới đường đổ của nó, trừ một cây thông nhỏ. Từ đó, ra đời ý nghĩa cây thông là cây của chúa Jesus.
Bởi vậy mà vào lễ
Noël, người Đức đã từng có truyền thống trồng những cây thông nhỏ. Người ta cho
rằng Martin Luther, nhà lãnh đạo phái cải cách tôn giáo Tin lành là người đầu
tiên thắp nến trên cây Noel.
Khi trở về nhà vào một
đêm mùa đông gần lễ Giáng Sinh, ông đã sững sờ trước vẻ đẹp của ánh sáng từ các
ngôi sao chiếu rọi trên cành cây thông nhỏ trước cửa nhà mình.
Ông tái hiện lại cảnh
tượng này bằng cách gắn các cây nến lên cành của cây thông Noel trong nhà. Đến
thế kỷ thứ 11, cây thông Noël còn được gán cho biểu tượng là cây thiên đường.
Điều này giải thích lý
do vì sao mà người ta còn treo thêm lên cây những trái táo đỏ, để gợi lại hình
ảnh trái cấm của Adam và Eva. Đến thế kỷ 14, cây thông Noël được gắn thêm ngôi
sao ở trên đỉnh cây.
Đây chính là biểu
tượng của ngôi sao Bethleem chiếu sáng trên bầu trời khi chúa hài nhi ra đời.
Ngôi sao này đã dẫn đường cho ba vị thần cư ngụ ở phương đông ( « Trois mages »
) Gaspard, Melchior và Balthasar đến gặp chúa. Đã từng có giả thuyết khoa học
cho đó chính là sao chổi Halley.
Mãi đến thế kỷ 19 thì
cây Noel mới được sử dụng rộng rãi ở Anh. Nó được những người Ðức ở Pennsylvania mang sang
nước Mỹ vào những năm 182.
Chiếc
gậy kẹo:
Vào những năm 1800,
một người làm kẹo ở Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh qua một biểu
tượng được làm bằng kẹo.
Ông bắt đầu thực hiện
ý tưởng của mình bằng cách uốn cong một trong những thỏi kẹo của mình thành
hình một chiếc gậy kẹo. Qua cây gậy kẹo của mình, ông đã kết hợp những biểu
tượng thể hiện tình yêu và sự hi sinh của Chúa Giê su. Màu trắng biểu hiện cho
sự trong trắng và vô tội của chúa Giê su.
Sau đó, ba sọc nhỏ
tượng trưng cho những đau đớn mà Ðức Chúa đã phải chịu trước khi ngài chết trên
cây thập ác. Ba sọc đó còn biểu hiện ba ngôi thiêng liêng của Chúa (sự hợp nhất
của Cha, Con và Thánh thần).
Ông thêm vào một sọc
đậm để tượng trưng cho máu mà Chúa đã đổ cho loài người. Khi nhìn vào cái móc
của cây gậy, ta thấy nó giống hệt cây gậy của người chăn cừu vì chúa Giê su
chính là người chăn dắt con người. Nếu bạn lật ngược cây gậy, nó sẽ trở thành
chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên chúa Giê su (Jesus). Nhờ có
người thợ làm kẹo đó mà mọi người đều biết được lễ Giáng Sinh nói về điều gì.
Ngôi
sao Giáng Sinh:
Các ngôi sao 5 cánh
thường xuất hiện rực rỡ đủ màu sắc trong mùa Giáng sinh. Một ngôi sao to lớn
được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía,
có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.
Ngôi sao trong lễ
Giáng Sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì
trên trời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn
thấy. Từ các vùng phía Đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị
vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ
gặp phép lạ gọi là lễ ba vua.
Từ đó ba vị tìm
theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được hang đá thành Bethelem nơi Chúa đã
ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các phẩm vật trầm
hương và châu báu vàng bạc.
Ngôi sao trở thành
biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng Sinh và được treo chỗ trang trọng nhất ở các
giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng Sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý
nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng Đế.
Quà tặng trong những chiếc bít tất
Tương truyền rằng, nhà
kia có 3 cô gái đến tuổi lập gia đình nhưng không có chàng trai nào nhòm ngó
đến vì gia cảnh quá nghèo. Đức giám mục Myra
rất thương xót nên đã ném những đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của 3 cô gái.
Những đồng tiền vàng
rơi từ trên nóc nhà xuống đúng các đôi bít tất mà các cô treo hong bên lò sưởi.
Khỏi phải nói cũng biết rằng các cô vui mừng đến mức nào.
Họ đã có cơ hội để
thực hiện nguyện ước của mình. Câu truyện thần kỳ kia được lan truyền đi khắp
nơi, ai ai cũng muốn mình trở thành người may mắn nên đều bắt chước 3 cô gái
treo bít tất bên lò sưởi dể hy vọng nhận được quà.
Trẻ em hy vọng nhận được nhiều quà nhất. Mọi người trong nhà cũng nhân
cơ hội này để tặng quà cho các em với mong muốn là các em sẽ ngoan ngoãn và học
giỏi. Từ đó có tục trẻ em treo bít tất bên cạnh lò sưởi dể nhận quà như ước mơ
từ ông già Noel.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét