Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

THIÊN TÀI ÂM NHẠC (3)

NHỮNG THIÊN TÀI ÂM NHẠC (3)
-o0o-
3. Ludwig Van Beethoven (1770-1827)
Khi viết về toàn bộ sự nghiệp âm nhạc của Beethoven, nhà văn hào Bizet đã viết: Theo nhận định của tôi, trong đời nầy không ai tranh đoạt được vòng nguyệt quế Prometheus trong ngành âm nhạc thế giớin của con người không lồ nầy; không một ai có thể sánh kịp với Beethoven cả.
Người đời thường nhắc đến tên tuổi của Beethoven với sự tôn kính và ngưỡng mộ. Tên tuổi của ông chẳng những ngang hàng với những bậc thầy âm nhạc lớn như Bach, Mozart, mà còn sánh với những nhà triết học như Kant, Hegel, đồng thời cũng là tấm bia lớn nhưn đức Khổng Tử, Jesus Christ trong lịch sử loài người. Những nhận định trên đây của nhiều nhà phê bình nghệ thuật khác không phải là quá đáng.
Ông sinh ngày 16 tháng 12 năm 1770 tại Bonn (Ðức Quốc). Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Thân phụ ông, Johann Van Beethoven, một thành viên trong đội hợp xướng cung đình, một nhạc công chơi đàn violon và đàn piano tại ngôi thánh đường tiểu trấn Bonn. Vốn là một nhạc sĩ cung đình chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm trong nghề, muốn Beethoven trở thành một người giỏi về âm nhạc, cho nên đã cho ông tập đàn clavico tức lúc 3 tuổi.
Tiếp đó là những bài luyện đàn violon, piano, organ và đi dần trong sáng tác những đoản khúc. Ngoài ra, ông còn phải theo học nhiều ngành văn chương, triết học khác.
Trong thời niên thiếu, Beethoven thường xuyên phải chịu những phương thức huấn luyện vô cùng nghiêm ngặt của thân phụ mình. Sự tàn bạo của người cha đã làm cho Beethoven ngay từ nhỏ đã mất đi tánh hồn nhiên, niềm thân tình; điều nầy đã khiến cá tính của ông trở bên cô độc và bướng bỉnh.
Nhưng nếu không có được sự huấn luyện và đức tính tự chủ, bất khuất như vậy, thì chúng ta sẽ không bao giờ có được một Beethoven cho ngày nay.
Vào năm 1781 (11 tuổi) Beethoven đã biểu diễn như một nghệ sĩ đàn dương cầm điêu luyện tại Hà Lan. Trong thời gian nầy, ông tự mình đã đọc được rành rẽ tất cả những bản nhạc, và có thể diễn tấu đàn piano cổ, đàn violon, đàn phong cầm lớn (orgue), thậm chí trong nhiều trường hợp trình diễn công cộng, cũng có thể thay thế nhiệm vụ của người chơi đàn phong cầm lớn.
Năm 1783, tác phẩm đầu tiên của Beethoven ra đời. Beethoven nhận được tình thương yêu của bạn bè và của gia đình quý tộc Breuning hết lòng giúp đỡ cho ông thành công trong thời niên thiếu. Do đó, tái năng diễn tấu của ông đã nhanh chóng thành tựu. Ông đã trở thành một nhân vật nổi tiếng trong giới âm nhạc của Bonn trong thời đó.
Gia đình Breuning có ảnh hưởng lớn trong việc tạo nên nhân cách cho chàng thiếu niên Beethoven. Trong môi trường tình bạn ấm áp đó, ông biết được phải xem trọng tình bạn, phải tôn trọng những đức tính tốt trong nhân tính là thế nào. Từ đó, ông dốc hết khả năng của mình cho nghệ thuật, bất luận phải trải qua những bước gian nan, khó khăn.
Năm 1787, do có năng khiếu âm nhạc đặc biệt, cho nên Beethoven được gửi đi Vienne, Áo, theo học nhạc sĩ thiên tài Mozart. Nhưng vì mẹ ông đau nặng. nên sau vài tháng, ông đã trở về Bonn. Và chẳng bao lâu thì mẹ ông qua đời, Beethoven trở thành cột trụ chính của gia đình, nên ông không có điều kiện học thêm mà phải đi dạy học để kiếm tiền.
Năm 1791, lúc Beethoven tròn 21 tuổi, một lần nữa ông trở lại Vienne và ông sống hẳn ở đó cho đến khi qua đời.
Tại đây, ông theo học với nhạc sĩ lừng danh Haydl và một số thầy dạy khác như Salieri, Aibretchsberger.

Tuy tính tình lập dị, cách cư xử đội khi có phần thái quá, tuy nhiên Beethoven được nhiều người bảo trợ và cũng được giới vua chúa, hoàng thân quốc thích đón tiếp. Nhưng ông là người theo tư tưởng tự do, tôn trọng dân chủ và cũng thường đả kích mãnh liệt chế độ phong kiến của thời đó.
Hoàn cảnh gia đình và xã hội đã tạo cho ông có một tinh thần “kiêu ngạo bình dân” như nhiều nhà chép sử thường viềt về ông. Cá tính cô độc và kiêu ngạo trong cuộc sống và trong cách ứng xử đó không phải là “ngông cuồng”, mà trái lại đã thể hiện qua con người của Beethoven một nét đẹp về lý trí, một phong cách ham học hiếm có. Ông từng học nhiều môn khác nhau, từ văn chương cổ, lịch sử loài người, văn chương Homère, yêu th ích môn triết học cũng như những phát minh khoa học.
Những tác phẩm của Beethoven hoàn thành trong khoảng thời gian từ năm 1803 đến 1805 vượt trội hẳn những gì mà ông đã sáng tác ra trước đó. Ðó là bản sonate Krayser (1803) viết cho đàn violon và piano; bàn Giao Hưởng số 3 Anh Hùng Ca (1804) của ông đề đề tặng Napoléon. Nhưng đến khi Napoléon lên ngai vàng, thì ông trở lại chống đối và xoá bỏ lời đề tặng nầy, như thái độ phản kháng. Ông cũng thành công vẻ vang khi sáng tác các sonate piano “Bình Minh” (1804) “Apasionata” (1805), “ca kịch Phidelio” (1805). Cho đến nay, những nhạc phẩm nầy vẫn giữ được giá trị nghệ thuật lớn lao.
5 năm đầu tiên sống tại Vienne đối với Beethoven là thời gian hạnh phúc nhất trong đời của ông. Năm 1795, Beethoven bắt đầu nổi danh là nghệ sĩ đàn piano với bản Concerto cung Do Trưởng.
Những thành công của ông đã khiến cho dư luận ngạc nhiên. Trên tờ tuần báo “Thông tin âm nhạc của những người yêu thích nhạc Ðức quốc” xuất bản hồi đó đã viết về Beethoven như sau: “Sau khi tôi nghe được buỗi diễn tấu đàn piano của Beethoven, điều làm cho tôi hứng thú nhất, chính là ở những đoạn diễu tấu ngẫu hứng đầy tính chất sáng tạo kỳ diệu của ông. Từ đó, có thể nhận thức được những tư tưởng vô cùng phong phú, thái độ tuyệt vời và cách diễn tấu điêu luyện. Ðiều nầy báo hiệu cho chúng ta một thiên tài lớn lao và kỹ năng tuyệt vời của người nghệ sĩ trẻ tuổi nầy...”
Những người từng lên tiếng đả kích ông trước đây, dần dà bị ông chinh phục và đã không ngới lời ca ngợi một thiên tài của nước Ðức son trẻ nầy.
Trong cuộc đời tư của ông đã có một sự kiện gây cho nhạc sĩ nỗi đau khôn xiết: đó là vào mùa xuân năm 1809, người nhạc sĩ say đắm cô học trò xinh đẹp, nàng Tereda, 18 tuổi, con gái nhà điền chủ Manphati. Nhạc sĩ đã lầm tưởng sự tận tụy và lòng kính mến của người con gái đó với nghệ sĩ vĩ đại là tình yêu. Nhưng đến năm 1810, cô gái nầy đã kiên quyết khước từ lời cầu hôn của Beethoven. Niềm hy vọng kết hôn tan vỡ.
Beethoven phải ngưng hết mọi hoạt động của mình trong một thời gian lâu dài, để may ra có thể lấy lại sự quân bình trong tình cảm và tư tưởng.
Cũng dễ hiểu vì sao số phận đau đớn đến với Beethoven. Bởi từ năm 1798, ông bắt đầu gặp nhiều đau khổ do bị chứng bệnh nặng tai, và càng ngày càng thêm trầm trọng. Ðến năm 1814, ông đã bị điếc hẳn khi ông soạn bản Giao Hưởng số 8. Sau đó ông còn sáng tác thêm bản Giao hưởng số 9, bản Lễ Ca Trang Trọng, những sonate cuối cùng Liên khúc biểu tấu cho đàn piano và các tứ tấu. Bệnh tật cũng ảnh hưởng không ít trong nội dung của những nhạc phẩm sau cùng trong đời ông.
Trong toàn bộ di sản âm nhạc của Beethoven, những tác phẩm nầy nổi bật hơn hết, chủ yếu vì chúng đã vượt ra ngoài phạm vi các truyền thống âm nhạc cổ điển, lối diễn đạt hết sức thoải mái những tâm trạng khác nhau của thế giới nội tâm.
Mặc dù có nhiều bạn bè và nhiều người ngưỡng mộ ở Vienne, nhưng ông vẫn phải sống trong những ngày cô đơn nhất khi cuộc tình tan vỡ. Tuy thẳng thắn, chân thật, nhưng Beethoven lại có tính đa nghi thái quá. Do đó, tất cả những cảm xúc nhân bản của Beethoven chỉ tìm thấy qua sự diễn tả trong tác phẩm âm nhạc của mình.
Nếu bảo con người của thiên tài Bach với tinh thần nhân đạo đậm đà, thì ở Beethoven, trong từng nốt nhạc một của ông đã tạo hình con người thành “một hình tượng rất vĩ đại, ngan nhiên đầu đội trời, chân đạp đất”.
Tất cả những điều nhận định trên đây của giới thưởng ngoạn âm nhạc đều được thể hiện một cáchn hoàn chỉnh trong những bản sonate “Số phận”, “Anh hùng”, “Số 9” của Beethoven. Âm nhạc của ông chứa đầy triết lý sinh tồn của nhân loại, giống như từng bản tuyên ngôn, cổ vũ con người trên thế gian cần “phải nắm lấy yết hầu của số phận mình”. Ðó cũng chính là cho tới ngày nay, Beethoven còn được nhiều người sùng bái trên thế giới.
Beethoven qua đời tại Vienne ngày 26 tháng 3 năm 1827. Ðám tang của ông có hàng chục ngàn người đưa tiễn. Ngày 3 tháng 4 năm 1827, người ta đã tổ chức biểu diễn Khúc tưởng niệm của Mozart để tưởng niêm người nhạc sĩ vĩ đại nầy. Và về sau đó, toàn bộ tài sản của ông đều được đem bán đấu giá. Nhưng khung cảnh nầy thật vô cùng thê lương, vì những tác phẩm lừng danh lại lọt vào tay của 2 nhà xuất bản hạng tồi với giá tiền rẻ mạt. Phải đợi hàng chục năm sau đó, người đời mới tìm đến, nhưng thành tựu đã không thuộc về những người thân thích còn lại của ông.
Trong những tác phẩm lớn của Beethoven, kỹ xảo về giai điệu, hoà âm... đều xuất hiện với những âm thanh, những hình ảnh hoàn toàn mới lạ. Tính chất sáng tạo của ông trong mọi thể tài âm nhạc, thậnm chí đến cả việc biên chế một đội nhạc giao hưởng, bao giờ cũng giữ đúng tinh thần toàn thiện, toàn mỹ, mà nghìn năm sau vẫn còn vang lừng trong thế giới.
Kiêm Thêm

---ooo0ooo---