Những thiên tài Việt
được thế giới đương đại vinh danh
-o0o-
Tiến sĩ Vật lý Võ
Đình Tuấn
Ông Võ Đình Tuấn,
tiến sĩ vật lý gốc Việt, Viện trưởng Viện Fitzpatrick của ĐH Duke (Bắc
Carolina, Mỹ), vừa được Công ty tư vấn và kinh doanh toàn cầu Creator Synectics
bình chọn là một trong “100 thiên tài đương thời thế giới".
Sinh ra và lớn lên
ở Việt Nam, sau khi tốt nghiệp trung học, ông Tuấn sang Thụy Sĩ du học và lấy bằng
cử nhân vật lý năm 1971.
Năm 2003, ông còn là một trong bốn nhà khoa học Mỹ gốc Á được Cơ quan Thương hiệu và phát minh Mỹ (USPTO) tôn vinh. Theo đánh giá của USPTO, những phát minh của TS Võ Đình Tuấn đã góp phần làm cho Mỹ trở thành một trong những nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới.
Năm 2003, ông còn là một trong bốn nhà khoa học Mỹ gốc Á được Cơ quan Thương hiệu và phát minh Mỹ (USPTO) tôn vinh. Theo đánh giá của USPTO, những phát minh của TS Võ Đình Tuấn đã góp phần làm cho Mỹ trở thành một trong những nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới.
Sau gần 30 năm hoạt
động khoa học, đến nay ông Võ Đình Tuấn đã có hơn 30 bằng phát minh và sáng chế
đang được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực môi trường, sinh học và y học.
Ngoài ra, ông Tuấn còn đoạt 5 giải thưởng Nghiên cứu & Phát triển, đồng thời
là tác giả của hơn 300 công trình được in ấn trên các tạp chí khoa học.
Nhà toán học Ngô Bảo Châu
Ngô Bảo Châu sinh
ngày 18 tháng 6 năm 1972 tại Hà Nội. Thời niên thiếu, ông là học sinh Trường Thực
nghiệm Giảng Võ, Trường THCS Trưng Vương, và sau đó học tại khối chuyên toán
Trường THPT chuyên Khoa Tự nhiên, trường ĐH Tổng hợp Hà Nội cũ, nay là Trường
ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội. Ông đã hai lần đoạt huy chương vàng
Olympic Toán Quốc tế tại Australia năm 1988 và Cộng hòa Liên bang Đức năm 1989
và cũng là người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán học
Quốc tế.
Là sinh viên trường
ĐH Paris VI và Trường Sư phạm Paris (một số ít người Việt Nam từng học tại trường
này bao gồm Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Trần Đức Thảo) từ năm 1992 đến năm
1994, rồi sau đó là sinh viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường ĐH Paris XI
dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Gérard Laumon. Ngô Bảo Châu bảo vệ Luận án
tiến sĩ năm 1997, trở thành nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học
Quốc gia Pháp từ năm 1998, lấy bằng Habilitation à Diriger les Rerchrches (HDR)
năm 2003, và sau đó được bổ nhiệm làm giáo sư toán học tại Trường ĐH Paris XI
năm 2004.
Cũng trong năm 2004, ông được trao tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng với Giáo sư Gérard Laimon vì đã chứng minh được Bộ đề cơ bản cho các nhóm Unita. Năm 2005, khi được 33 tuổi, Ngô Bảo Châu được nhà nước Việt Nam phong đặc cách hàm giáo sư.
Cũng trong năm 2004, ông được trao tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng với Giáo sư Gérard Laimon vì đã chứng minh được Bộ đề cơ bản cho các nhóm Unita. Năm 2005, khi được 33 tuổi, Ngô Bảo Châu được nhà nước Việt Nam phong đặc cách hàm giáo sư.
Năm 2007, ông đồng
thời làm việc tại Trường Đh Paris XI (Pháp) và Viện nghiên cứu Cap cấp
Princeton, New Jersey (Hoa Kỳ). Trong năm 2008, ông công bố chứng minh Bộ đề cơ
bản cho các đại số Lie hay còn gọi là Bổ đề cơ bản Langlands. Cuối năm 2009,
công trình này đã được Tashp chí Time bình chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học
tiêu biểu của năm 2009.
Với các công trình
khoa học của mình, Giáo sư Ngô Bảo Châu được mời đọc báo cáo trong phiên họp
toàn thể của Hội nghị toán học thế giới 2010 tổ chức ở Ấn Độ vào ngày 19
tháng 8 năm 2010. Tại lễ khai mạc, giáo sư đã được tặng thưởng Huy chương
Fields. Trước đó, khi biết tin sắp nhận giải Fields, ông đã tranh thủ nhập quốc
tịch thứ 2 với hy vọng giải thưởng cũng sẽ đem lại vinh dự cho các nhà toán học
Pháp.
Kể từ ngày 1 tháng
9 năm 2010, ông là giáo sư tại Khoa Toán, Viện ĐH Chicago. Ông đã phát biểu khi
nhận giải rằng "Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải
để chứng tỏ một cái gì nữa" hay vì đam mê giàu có hoặc sự nổi tiếng.
Tiến sĩ Chu Hoàng Long nhận giải thưởng
Eureka 2011
Đây là giải thưởng
khoa học uy tín và danh giá nhất Australia được trao cho công trình nghiên cứu
“Mô hình lưu lượng dòng chảy đo lường lượng nước có thể sử dụng cho sản xuất
nông nghiệp và lượng nước cần dự trữ để bảo vệ môi trường” của TS Long (ĐHQG
Australia) và GS GS Michael Stewardson (ĐH Melbourne).
Trường Kinh tế Quản
trị Crawford của ĐHQG Australia, nơi TS Long đang làm việc, là một trường
chuyên tập trung vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu ứng dụng cho chính sách.
Theo chia sẻ của
TS Chu Hoàng Long, anh sẽ trở về Việt Nam để tham gia vào công tác giảng dạy,
nghiên cứu, ứng dụng khoa học ở Việt Nam.
Cậu bé 12 tuổi được mời thỉnh giảng tại
trường ĐH Hoa Kỳ
Cậu bé gốc Việt Nguyễn Tường Khang, 12 tuổi trong năm 2011 đã được trường đại học ở bang Virginia mời làm giáo viên thỉnh giảng, thuyết giảng môn thuyết trình mỗi tuần 4 giờ. Được biết, mỗi giờ thuyết giảng, Khang được trả 250 USD. Thông tin về thần đồng nhí gốc Việt này lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các website thế giới.
Nguyễn Tường Khang sinh ngày 31.2.1999, đang học lớp 6 trường tiểu học Hunters Woods ở Fairfax. Khi mới 8 tuổi, cậu bé đã được bố cho học về diễn thuyết trước công chúng tại Câu lạc bộ diễn giả trẻ (YSC).
Tại cuộc thi tài năng diễn thuyết tổ chức vào năm 2010 với chủ đề giáo dục dành cho lứa tuổi từ 11 đến 19, do Hiệp hội Thăng tiến cho Người da màu bảo trợ và được tổ chức tại thành phố Suffolk (Virginia), Nguyễn Tường Khang đã giành chiến thắng với bài thuyết trình “Hòa bình có ý nghĩa thế nào với tôi”.
Tuy nhiên cậu bé lại nổi danh nhất với bài hùng biện về giáo dục. Những ý tưởng của Tường Khang được coi là đánh giá bổ sung vào bài phát biểu về giáo dục của Tổng thống Obama, đồng thời truyền đạt cho các bậc phụ huynh nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của giáo dục.
Bác sĩ gốc Việt làm cố vấn cho Tổng thống Mỹ Barack Obama
Ngày 7/10/2011, Tổng thống Brack Obama đã chính thức bổ nhiệm tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng, một người Mỹ gốc Việt vào làm thành viên Ủy ban Cố vấn Tổng thống về Người Mỹ gốc Châu Á –
Thái Bình Dương.
Ông Tùng hiện đang giữ chức Giám đốc Dự án nâng cao sức khỏe cộng đồng người Việt. Năm 2002, ông được trao giải thưởng Kiềm chế Phát triển bệnh ung thư của tổ chức American Cancer Society vì thành tích xuất sắc về điều trị và nghiên cứu của ông.
Nguyễn Thanh Tùng từng giành được học bổng toàn phần của đại học Harvard. Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Triết học tại Harvard, Nguyễn Thanh Tùng theo học ngành Y khoa tại ĐH Stanford.
Phát minh người Việt có khả năng ứng dụng rộng rãi thế giới
Phát minh người Việt có khả năng ứng dụng rộng rãi thế giới
Thạc sĩ Nguyễn Thành Đồng và kỹ sư Hoàng Diệu Hưng (từ phải sang trái)
Thạc sĩ Nguyễn Thành Đồng và kỹ sư Hoàng Diệu
Hưng giành chiến thắng tuyệt đối trong cuộc thi Giải pháp thông minh cho môi
trường do Bộ Môi trường và Viện Hàn lâm Khoa học Tổng hợp Cộng hoà Séc tổ chức
vào ngày 17/3/2011.
CH Séc đã đánh giá rất cao về đề tài này, với
phát minh của hai nhà khoa học trẻ và phát minh này có khả năng ứng dụng rộng
rãi tại các nước Châu Âu và trên thế giới.
Người Việt thành công nhất tại tập
đoàn IBM
Ông Dzung T. Bùi
(Bùi Tiến Dũng), Phó chủ tịch - phụ trách nhóm điều hành kinh doanh toàn cầu và
là người Việt thành công nhất tại tập đoàn máy tính IBM lớn nhất nước Mỹ.
Quê gốc ở Thái
Bình, sang Mỹ du học năm 17 tuổi, ông không ngại dấn thân trong mọi lĩnh vực.
Xa quê hương đã
hơn 30 năm, song Bùi Tiến Dũng vẫn nói tiếng Việt thành thạo. Ông tâm sự:
"Dù ở đâu, tôi luôn nhớ mình là người Việt Nam. Trong bất cứ hoàn cảnh
nào, tôi vẫn cố gắng sử dụng tiếng mẹ đẻ, như khi trò chuyện với các con, làm
thơ, viết văn, thậm chí lúc lái xe hay trao đổi với khách hàng. Không chỉ mình
tôi mà tất cả các thành viên trong gia đình vẫn giữ nguyên nếp sống đặc trưng của
người Việt. Tôi cho rằng điều này rất quan trọng, bởi nó giúp các con tôi sau
này luôn hiểu rõ về nguồn gốc của mình”.
---ooo0ooo---
1 nhận xét:
đặt vé máy bay eva air
giá vé máy bay đi mỹ giá rẻ
hãng korean airlines
vé máy bay đi mỹ bao nhiêu tiền
giá vé máy bay từ tphcm đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngẫu Hứng Du Lịch
Kien Thuc Du Lich
Đăng nhận xét