Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

HOA TỐT CHO SỨC KHỎE

Những loài hoa cực tốt cho sức khỏe
Hỏi đáp Khoa học Kỹ thuật
-o0o-
Các loài hoa không chỉ có giá trị thẩm mỹ mà chúng còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Dưới đây là một số loài hoa quen thuộc, có tác dụng chữa trị một số bệnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
Hoa ngọc lan: Hoa ngọc lan chủ yếu dùng để uống trà, trà hoa ngọc lan có công dụng làm đẹp da, giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn.
Hoa cúc trắng: Đây cũng là loại hoa dùng để pha trà rất tốt cho sức khỏe. trà này có công dụng làm nhuận da khiến da trở nên hồng hào và thanh nhiệt, giải độc.
Tóc tiên leo: Theo Đông y, tóc tiên leo có vị ngọt đắng, tính hàn, có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận táo, sinh tân hóa đờm, lợi tiểu. Hạt có tác dụng nhuận tràng. Một số bài thuốc thường dùng: Chữa cảm sốt gây háo khát; Chữa táo bón; Chữa các chứng tân dịch hao tổn, miệng khô khát sau ốm dậy, da xanh, gầy, người mệt mỏi …
Ít ai có thể biết rằng Thuỷ tiên với vẻ đẹp quý phái, hương thơm dịu mát không chỉ tô điểm cho hương vị ngày xuân thêm ấm áp mà còn được dùng làm thuốc. Theo dược học cổ truyền, Hoa thuỷ tiên vị đạm, tính mát; rễ cây hoa vị đắng, tính lạnh, có công dụng khứ phong, thanh nhiệt, hoạt huyết điều kinh, tiêu thũng giải độc. Được dùng chữa kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, viêm loét tuyến vú, quai bị viêm hạch…
Hoa hướng dương có vị hơi ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng tùy theo bộ phận dùng: cụm hoa hạ huyết áp, giảm đau; rễ và lõi thân lợi tiểu, chống ho; lá tiêu viêm, giảm đau; hạt làm se, bổ cho dịch thể. Cụm hoa hướng dương chữa tăng huyết áp, đau đầu, choáng váng, ù tai, đau bụng, đau gan, đau khớp, viêm vú, thở khò khè. Ngày dùng 30-90g, sắc uống.
Sim:Theo tài liệu Đông y, cây sim rừng chứa khá nhiều chất sắc. Loại chất này có chứa nhiều pelargonidin dùng làm màu nhuộm tự nhiên trong chế biến thực phẩm. Bên cạnh những sản phẩm từ sim rừng như trà hoa sim, rượu, mật, xi-rô... người ta còn chiết xuất phần tinh chất từ thân cây sim để chế biến thành các loại mỹ phẩm như nước hoa, xà phòng... Không dừng lại ở những ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm và mỹ phẩm, các bộ phận của cây sim rừng, từ thân, lá, rễ đến quả, hoa còn là những bị thuốc tốt đối với sức khỏe.
Nhiều người không khỏi trầm trồ trước sắc tím biếc của hoa sim nhưng ít ai biết đến các công dụng tuyệt vời của chúng. Hoa sim, dù màu tím hay trắng, đều chứa nhiều chất tannin, a-xít nicotinic, riboflavin (vitamin B2), flavonoic. Ngoài tác dụng sát khuẩn, các chất này còn có tác dụng chống ô-xy hóa và trung hòa các gốc tự do trong cơ thể.
Chính vì vậy, hoa sim ngâm nước có thể dùng để vệ sinh các vết loét. Ngoài ra, bạn có thể lấy lá sim sắc thành nước để rửa vết thương, vế trày xước. Hoặc bạn có thể rửa sạch lá sim tươi, giã nát, đắp vào vế thương giúp cầm máu và mau lành da.
Bạn cũng có thể dùng búp sim sắc lấy nước uống, chữa bệnh tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa khá hiệu quả. Bên cạnh đó, lá sim chứa nhiều chất ellagi tannim, khi kết hợp với các chất từ hoa, quả sim để tạo thành một loại thuốc chữa trị bệnh viêm gan khá tốt.
Hoa gạo: Theo Đông y hoa gạo có vị đắng chát hơi ngọt, tính bình, có công hiệu làm se, thu sáp, sát khuẩn, tiêu viêm, thông huyết nên được sử dụng làm thuốc chữa trị mụn nhọt. Dược liệu được thu hoạch từ những bông hoa gạo lành lặn đem sấy khô bằng lửa nhỏ hay phơi khô dưới nắng nhẹ cất đi sử dụng làm thuốc chữa trị bệnh.

Hoa gạo chữa các bệnh như: Chữa mụn nhọt sưng tấy; Chữa tiêu chảy, kiết lỵ; Cầm máu, thông tiểu; Trị rong kinh, thiếu máu; Trị xuất huyết dạ dày …
Hoa quỳnh: Hoa quỳnh chữa được rất nhiều bệnh như: sỏi thận, niệu quản, bàng quang theo kinh nghiệm dân gian: Hoa quỳnh thu hái lúc mới nở, để tươi hoặc phơi, thái nhỏ, tẩm mật, sao vàng. Hãm với nước sôi như pha trà hoặc sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống 1 lần trong ngày. Liều dùng hằng ngày: 20-30 g, dùng liền trong vài tuần.
Ngoài ra, còn là vị thuốc bổ mát, chữa ho có đờm, ho do lao và hen: Hoa quỳnh mới nở để tươi, thái nhỏ, hấp với mật ong hoặc nấu với trứng gà ăn nóng trong ngày. Người lớn 2 - 3 hoa, trẻ em 1- 2 hoa…
Hoa Ngâu: Đây là loại hoa màu vàng, mọc thành chùm ở kẽ lá, rất thơm, thường được dùng để ướp trà và làm vị thuốc, mùa hoa vào tháng 7, tháng 8. Hoa ngâu có vị cay ngọt, giúp giải uất kết, làm thư giãn bên trong người, giúp tỉnh rượu, sạch phổi, tỉnh táo đầu óc, sáng mắt, ngưng phiền khát. Nó được dùng chữa chứng đầy trướng khó chịu ở ngực, chứng nghẹn hơi mới phát, chữa ho hen và váng đầu, nhọt độc.
Hoa ngâu chữa được các bệnh như: Chữa tăng huyết áp; Chữa chứng bế kinh; Chữa chứng thương tích do vấp ngã, bị đòn; Chữa chứng say rượu
---ooo0ooo---