THẮNG CẢNH VIỆT NAM –
MIỀN BẮC (2)
---o0o---
Núi Yên Tử
Núi Yên Tử (1.068 m) là ngọn núi cao trong dãy
núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Núi thuộc xã Thượng Yên Công,
thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Vốn là là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn
Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh "đất tổ Phật giáo
Việt Nam".
Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân sơn.
Tổng chiều dài đường
bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là khoảng 6000m với 6 giờ đi bộ liên tục qua
hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi... Hành trình lên Yên Tử ngày nay sẽ không vất
vả như xưa nữa vì hệ thống cáp treo 1 lên gần Hoa Yên đã hoàn thành năm 2002 và
hệ thống cáp treo 2 lên cổng trời (khu vực đỉnh Yên Tử) đã được đưa vào sử dụng
từ mùa lễ hội 2008.
Ruộng bậc thang Tây
Bắc
Tây Bắc nổi tiếng với núi non hùng vĩ, nổi tiếng với những ruộng bậc thang màu mỡ. Tây Bắc vào mùa lúa chín, những sườn núi như được nhuộm một màu vàng óng cùng mùi lúa chín thơm khiến bất cứ ai cũng phải ngỡ ngàng.
Văn miếu – Quốc Tử
Giám
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích
đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành
Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào
danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu -
Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến
trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học
đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh,
phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp
không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa
chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là:
cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700
năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước.
Ngày nay, Văn
Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời
cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng
năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu
may" trước mỗi kỳ thi.
Hồ Hoàn Kiếm
Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm, là một hồ nước ngọt tự nhiên
của thành phố Hà Nội. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước
có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và
Hữu Vọng (trong thời Lê mạt).
Tên gọi Hoàn Kiếm xuất
hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho
Rùa thần. Tên hồ được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội (quận Hoàn
Kiếm) và là hồ nước duy nhất của quận này cho đến ngày nay.
Cấu Thê Húc
Cầu Thê Húc là cây cầu ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, thủ đô của Việt Nam.
Nối từ Bờ Hồ ra hòn đảo nhỏ nơi có đền Ngọc Sơn, cây cầu này màu đỏ son,
làm bằng gỗ, có nhiều trụ liên tiếp. Cầu được Thần Siêu Nguyễn Văn Siêu xây
dựng vào năm 1865. Tên của cầu có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi
sáng sớm".
Cầu đã trải qua hai lần tái thiết kể từ khi hoàn tất năm 1865 triều Tự
Đức. Lần thứ nhất là vào năm 1897 triều Thành Thái. Lần thứ nhì là vào năm 1953
sau khi một nhịp cầu gãy vào đêm Giao thừa Kỷ Tỵ vì khách đi lễ đền Ngọc Sơn
đông quá. Dưới sự giám sát của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng cầu được xây lại
thay vì bằng gỗ thì móng cầu được đúc lại bằng xi măng cốt thép, sàn và lan can
làm bằng gỗ. Cầu có thiết kế cong cong và uốn luợn như hình con tôm.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét