LỄ HỘI ĐUA
BÒ Ở ĐẢO MADURA, INDONESIA (1/3)
---o0o---
Vào thế kỷ thứ 16, hoàng tử Katandur
của Indonesia
khuyên dân đảo Madura dùng bò kéo cày để tăng năng suất.
Hoàng tử đã cho nhập nhiều đàn bò
‘banteng’ từ Java và Bali đến đảo Madura.
Thuật ngữ 'kerapan' ra đời từ đó với
nghĩa 'cày xới đất'.
Cùng với việc cày bừa, nghề nuôi bò
và lễ hội Kerapan Sapi dần dần phổ biến ở Madura.
Dân đảo nhận ra rằng, kinh tế sẽ
phát triển nếu sử dụng những con bò thắng cuộc để cải thiện giống bò to và khỏe
hơn.
Lễ hội đua bò được chuẩn bị công
phu. Bò đua được nuôi cẩn thận với chế độ ăn uống cao: mật ong, trứng sống,
dược thảo, ớt khô và bia để phát triển thể trạng đến mức tốt nhất.
Chúng ở trong chuồng rộng và được
'mát xa' hàng ngày để cơ bắp cân đối và mềm dẻo.
Trong khi đó, nài bò - thường là
trai làng có tài, nhiều tuần trước cuộc đua, họ phải theo một chế độ ăn kiêng
nghiêm ngặt gồm gạo và rau; sau đó là ngồi thiền, đọc kinh và ăn chay để 'tẩy
sạch đầu óc'
Những nài bò không ngại cực nhọc vì
khi chiến thắng sẽ có uy tín rất lớn trong cộng đồng và bò giống thắng cuộc có
giá bán rất cao.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét