Bạn Phan Lục
(Chicago) chuyển tiếp
TÌM HIỂU VỀ ỚT
BKTT Wikipedia
-o0o-
1 - Ớt
Ớt là một loại quả của các cây thuộc chi Capsicum của họ Cà
(Solanaceae). Ớt là một loại quả gia vị cũng như loại quả làm rau (ớt Đà Lạt)
phổ biển trên thế giới.
Ớt có nguồn gốc từ châu Mỹ; ngày nay nó được trồng khắp
nơi trên thế giới và được sử dụng làm gia vị, rau và thuốc.
Ớt đã là một phần trong ẩm thực của loài người ít nhất là
7500 năm trước Công nguyên và có lẽ sớm hơn. Có những bằng chứng khảo cổ ở các
khu vực ở tây nam Ecuador cho thấy ớt đã được thuần hóa hơn 6000 năm về trước,
và là một trong những loại cây trồng đầu tiên ở châu Mỹ.
Người ta cho rằng ớt đã được thuần hóa ít nhất năm lần
bởi những cư dân tiền sử ở các khu vực khác nhau của Nam và Bắc Mỹ, từ Peru ở
phía nam đến Mexico ở phía bắc và một số vùng của các bang Colorado và New
Mexico bởi các dân tộc Pueblo Cổ đại.
Trong cuốn sách đã xuất bản Svensk Botanisk Tidskrift
(1995), Giáo sư Hakon Hjelmqvist đã viết về ớt trong thời kỳ tiền-Columbia ở
châu Âu. Trong một nơi khai quật khảo cổ của St. Botulf ở Lund, các nhà khảo cổ
đã tuyên bố tìm thấy một Capsicum frutescens trong một lớp có niên đại
thế kỷ 13. Hjelmqvist cũng tuyên bố rằng Capsicum đó đã được miêu tả bởi
Therophrasteus người Hy Lạp (370-286 BC). Ông cũng đề cập đến các nguôn cổ
khác. Nhà thơ La Mã Martialis (khoảng thế kỷ 1) đã mô tả "Pipervee
crudum" (ớt tươi) có hình dài và có nhiều hạt. Các mô tả này không phù hợp
với tiêu đen (Piper nigrum), cây không mọc tốt trong điều kiện khí hậu
châu Âu.
Christopher Columbus đã là một trong những người châu Âu
đầu tiên thấy ớt (ở Caribe), và gọi chúng là "tiêu" vì chúng có vị
cay tương tự (không phải bề ngoài giống nhau). Ớt đã được trồng khắp nơi trên
thế giới sau thời Columbus. Diego Alvarez Chanca, một thầy thuốc trong chuyến
đi thứ hai của Columbu đến West Indies năm 1493, đã mang những hạt ớt đầu tiên
về Tây Ban Nha, và đã lần đầu viết về các tác dụng dược lý của chúng vào năm
1494.
Từ Mexico, vào thời đó đang là thuộc địa của Tây Ban Nha,
cũng là một nước giao tiếp thương mại với châu Á, ớt đã nhanh chóng được chuyển
qua Philippines và sau đó là Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản với sự trợ giúp
của các thủy thủ châu Âu. Gia vị mới này đã nhanh chóng được sử dụng trong chế
biến thức ăn của các quốc gia này.
Một con đường khác mà ớt di chuyển là do người Bồ Đào Nha
lấy từ Tây Ban Nha, sau đó đưa qua Ấn Độ, như được miêu tả bởi Lizzie
Collingham trong cuốn sách của bà Curry. Bằng chứng là ớt được sử dụng
rất nhiều trong chế biến thức ăn ở vùng Goan của Ấn Độ, Goan vốn là một thuộc
địa của Bồ Đào Nha. Collingham cũng miêu tả chuyến hành trình của ớt từ Ấn Đô,
qua Trung Á và Thổ Nhĩ Kỳ, đến Hungary, nơi nó trở thành một gia vị quốc gia
dưới dạng papprika.
Hiện nay, Ấn Độ là nước sản xuất ớt lớn nhất thế giới với
khoảng 1 triệu tấn mỗi năm. Chỉ riêng Chợ Guntur (lớn nhất châu Á) có 1 triệu
bao ớt (100 lb mỗi bao).
---ooo0ooo---
1 nhận xét:
vé máy bay eva air khuyến mãi
vé máy bay 2 chiều đi mỹ
hãng máy bay korean airline
cách mua vé máy bay đi mỹ
săn vé máy bay giá rẻ đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thuc Du Lich
Đăng nhận xét