100 KHOA HỌC GIA (96-100)
Sưu tầm
---o0o---
96 - Alfred
Kinsey
Alfred Charles Kinsey (23 tháng 6 năm 1894 – 25 tháng 8 năm 1956) là một nhà sinh vật học
người Mỹ, giáo sư về côn trùng học và động vật học. Năm 1947 ông thành lập Học
viện Nghiên cứu Tình dục, Giới và Sinh sản tại Đại học Indiana ngày nay nó có
tên đầy đủ là Viện nghiên cứu Kinsey về Tình dục, Giới và Sinh sản. Ông có
nhiều nghiên cứu có giá trị nhưng cũng gây tranh cãi về tình dục loài người.
97 - Alexander
Fleming
Alexander Fleming (6 tháng 8 năm 1881 – 11 tháng 3 năm 1955) là một bác sĩ, nhà sinh học
và đồng thời là một nhà dược lý học người Scotland. Ông được coi là người mở
ra kỉ nguyên sử dụng kháng sinh trong y học. Ông đã được trao Giải thưởng Nobel
về Y học năm 1945 cùng với Ernst Boris Chain và Howard Walter Florey về việc
tìm ra và phân tách được penicilline – được coi là loại kháng sinh đầu
tiên trong việc điều trị những bệnh nhiễm khuẩn.
98 - B. F. Skinner
Burrhus Frederic "BF"
Skinner (20 tháng ba năm 1904 - ngày 18
tháng 8 năm 1990) là một nhà tâm lý học người Mỹ, nhà phát minh, và triết học xã hội. Ông là Giáo sư Tâm lý Đại
học Harvard từ năm 1958 cho đến khi ông nghỉ hưu vào năm 1974.
Skinner đã phát minh ra buồng huấn luyện theo, còn được gọi là Hộp
Skinner. Ông đổi mới triết lý riêng của ông về khoa học gọi là cấp tiến
behaviorism, và thành lập trường riêng của mình về tâm lý học nghiên cứu thực
nghiệm phân tích thí nghiệm của hành vi . Phân tích của ông về hành vi của con
người lên đến đỉnh điểm trong công việc của mình hành vi bằng lời nói, mà gần đây đã gia tăng rất lớn trong quan tâm
thực nghiệm và cài đặt ứng dụng.
Skinner phát hiện và nâng cao tỷ lệ phản ứng như là một biến phụ
thuộc trong nghiên cứu tâm lý. Ông đã phát minh ra máy ghi âm tích lũy
để đo lường tỷ lệ đáp ứng như là một phần của công việc có ảnh hưởng lớn của
ông về lịch trình tăng cường. Trong một cuộc khảo sát tháng 6 năm 2002, Skinner
đã được liệt kê như là nhà tâm lý học có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.
99 - Wilhelm
Wundt
Wilhelm Wundt ( 16 tháng 8 năm 1832 – 31 tháng 8 năm 1920) là một nhà tâm lý học và
sinh lý học người Đức. Cùng với William James, ông được coi là cha đẻ của ngành
tâm lý học. Năm 1879, Wundt thành lập phòng thí nghiệm chính thức đầu tiên cho
nghiên cứu tâm lý học tại Đại học Leipzig, đồng thời ông cũng cho ra đời tạp
chí khoa học đầu tiên cho bộ môn này năm 1881.
100 - Archimedes
Archimedes (284 - 212
trước Công nguyên) - là nhà giáo, nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ đại, ông
sinh tại thành phố Syracuse, một thành bang của Hy Lạp cổ đại. Cha của
Archimedes là một nhà thiên văn và toán học nổi tiếng Phidias, đã đích thân
giáo dục và hướng dẫn ông đi sâu vào hai bộ môn này. Năm 7 tuổi ông học khoa
học tự nhiên, triết học, văn học. Mười một tuổi ông đi du học Ai Cập, là học
sinh của nhà toán học nổi tiếng Ơclit; rồi Tây Ban Nha và định cư vĩnh viễn tại
thành phố Cyracuse, xứ Sicile. Ðược hoàng gia tài trợ về tài chính, ông cống
hiến hoàn toàn cho nghiên cứu khoa học. Dựa trên kinh nghiệm của thực tế kỹ
thuật, ông đã tìm ra quy tắc đòn bẩy, đã định nghĩa trọng tâm của một vật và
tìm ra được trọng tâm của các vật phẳng như hình tam giác, hình bình hành, hình
thang...Ông là người đã chế tạo các loại máy móc cơ học để nâng nước sông lên
tưới ruộng đồng, như xoắn ốc. Ông còn chế tạo được các máy ném đá, cần cẩu để
móc và nhận chìm thuyền địch khi quân địch tấn công.
Trong tác phẩm Về các vật nổi ông đã phát biểu định luật Archimedes về sức đẩy của chất lỏng. Ông còn nghiên cứu đến tính bền vững của sự cân bằng các vật nổi có hình dạng khác nhau. Đó là cơ sở khoa học rất cần thiết cho kỹ thuật đóng tàu biển.
Trong tác phẩm Về các vật nổi ông đã phát biểu định luật Archimedes về sức đẩy của chất lỏng. Ông còn nghiên cứu đến tính bền vững của sự cân bằng các vật nổi có hình dạng khác nhau. Đó là cơ sở khoa học rất cần thiết cho kỹ thuật đóng tàu biển.
Năm 212 TCN, trong
cuộc tấn công của quân La Mã vào Syracuse, Archimedes bị lính La Mã giết chết
khi ông đang làm toán.
Ông được đánh giá là
nhà bác học đỉnh cao ở thời Hy Lạp cổ đại.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét