Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

DI TÍCH QUỐC GIA

DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT
CẦU HIỀN LƯƠNG & THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ
vnexpress.net
-o0o-
Ngày 30/4, tại Kỳ đài Hiền Lương (thuộc khu di tích lịch sử đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải), tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ thượng cờ và đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt với các địa danh đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị.
hienluong17-5998-1395886383-8503-1398916
Cầu Hiền Lương được phục dựng hai màu sơn. Ảnh: Quang Hà.
Cầu Hiền Lương được Pháp xây dựng năm 1952, nối liền hai bờ sông Bến Hải giữa huyện Vĩnh Linh và Gio Linh. Theo Hiệp định Genève 1954, Việt Nam tạm thời chia làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 với con sông Bến Hải làm ranh giới. Cũng từ đây, cầu trở thành chứng tích lịch sử của 20 năm chia cắt đất nước.
Đến nay, di tích cầu Hiền Lương được phục chế với cổng chào, nhà liên hiệp, đồn công an giới tuyến, tháp canh... Tháng 3/2014, cầu Hiền Lương được phục chế nguyên trạng 2 màu sơn xanh và vàng, như từng tồn tại trong lịch sử.
Thành cổ Quảng Trị và những điểm lưu giữ dấu ấn sự kiện 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ và thị xã Quảng Trị nằm trên địa bàn các huyện thị Quảng Trị, Hải Lăng và Triệu Phong. Năm 1809, vua Gia Long quyết định xây dựng thành Quảng Trị trên một khu đất cao tại xã Thạch Hãn, huyện Hải Lăng (ngày nay thuộc thị xã Quảng Trị).
1-1148-1398874151.jpg
Tỉnh Quảng Trị nhận bằng di tích quốc gia đặc biệt với đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải và Thành cổ. Ảnh: Quang Hà.
Xuyên suốt lịch sử tồn tại cho đến khi bị tàn phá nặng nề vào mùa hè đỏ lửa 1972, Thành cổ Quảng Trị luôn được coi là vị trí quan yếu qua các thời kỳ. 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ và thị xã Quảng Trị bắt đầu từ 28/6 đến 16/9/1972, là cuộc đối đầu cam go, ác liệt với nhiều hy sinh, mất mát của các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam.
Ðôi bờ Hiền Lương - Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc đấu tranh vì khát vọng thống nhất đất nước.

---ooo0ooo--

CUNG ĐIỆN POTALA (2/2)

DI SẢN THẾ GIỚI TẠI TÂY TẠNG
Kienthuc.net.vn
-o0o-
Cung điện Potala (2/2)
Cung điện Potala về đêm
Cung điện Potala gồm 3 khu vực chính: Khu cung thành phía trước núi, khu cung thất trên đỉnh núi – gồm Hồng Cung và Bạch Cung, và khu hồ phía sau núi.  
Khu cung thành Potala
Khu cung thành có 3 cửa Đông, Nam, Tây và 2 vọng gác, là nơi đặt các cơ quan quản lý phục vụ cung như viện in kinh, nơi ở của các quan viên, tăng ni và có cả nhà giam, chuồng ngựa.  
Vẻ đẹp cung điện Potala
Nằm ở đỉnh cung điện Potala là Hồng Cung, quần thể kiến trúc mang tính chất tôn giáo gồm các điện Phật có linh tháp đặt thi thể các Đạt Lai Lạt Ma đã viên tịch và một số sảnh điện khác. Tường hồng cung đắp màu son đỏ mà theo văn hoá người Tạng đó là biểu trưng quyền lực.  
Bạch cung cung điện Potala
Bên phải Hồng Cung là Bạch Cung (White Palace) có tường đá trát đất sét trắng, được người Tạng coi là biểu tượng của hoà bình, cũng là nơi sinh hoạt của các Lạt Ma khi còn tại vị.  
Lịch sử cung điện Potala
Về mặt lịch sử, cung điện Potala được vua Songtsen Gampo cho xây dựng vào năm 637 sau Công nguyên như cột mốc đánh dấu cuộc hôn nhân giữa ông và Công chúa Văn Thành của nhà Đường. 
vẻ đẹp cung điện Vẻ Potala
Tên cung điện được đặt theo tên của một cung điện huyền bí ở Nam Ấn Độ của Đức Phật bảo trợ Tây Tạng Avalokiteshvara.  
---ooo0ooo---






CUNG ĐIỆN POTALA (1/2)


DI SẢN THẾ GIỚI TẠI TÂY TẠNG
Kienthuc.net.vn
-o0o-
Cung điện Potala (1/2)
Cung điện Potala
Nằm ở trái tim của thành phố Lhasa, thủ phủ Tây Tạng, cung điện Potala được coi là viện bảo tàng sống động nhất cho văn hoá Tây Tạng và là biểu tượng quyền lực gắn liền với các đời Tạng Vương và Đạt Lai Lạt Ma.  
Lâu đài Potala
Đứng bất kỳ hướng nào ở Lhasa, du khách cũng có thể thấy được quần thể lâu đài tráng lệ, nguy nga này.
Tọa lạc Potala
Potala toạ lạc trên đồi Marpori cao 91m so với mặt bằng thành phố. Đây là ngọn đồi được tin là tượng trưng cho Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara), là 1 trong 3 ngọn đồi thiêng của thủ đô Lhasa.
Tổng thể  cung điện Potala
Tổng thể cung điện Potala cao 117m, từ Đông sang Tây có chiều dài 360m, chiều rộng theo trục Bắc - Nam  là 270m. Công trình gồm 13 tầng, bên trong chia thành hơn 1.000 căn phòng nhỏ.  
Cung điện Potala tây tạng
Vật liệu xây dựng cung điện là gỗ, đá, và bùn. Tường của cung điện dày từ 1m trở lên, có chỗ dày đến 5m, dùng những hòn đá to để khảm vào. Nằm ở độ cao trung bình 3.600m so với mặt nước biển, Potala là cung điện xây dựng ở độ cao ấn tượng nhất thế giới. 

---ooo0ooo---

30. PHẬT TÁNH

BƯỚC VÀO CỬA PHẬT
Hoằng hữu NGUYỄN VĂN PHÚ

30. PHẬT TÁNH
Chúng ta hay được nghe nhắc đến câu: “Ai ai cũng có Phật tánh” [thật ra trong kinh Phạm Võng, câu đó có nghĩa rộng hơn, như sau: “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh, Tất cả chúng sanh đều có tánh giác ngộ nơi mình”; theo Phật học Từ điển Đoàn Trung Còn].  Nói nhiều lần rồi quen đi, nhưng tôi vẫn không hiểu kỹ Phật tánh là gì.
Khi tụng kinh Phổ Môn, đến câu “nguyện cho con sớm được đồng thân Pháp tánh” tôi thắc mắc thế nào là Pháp tánh, có khác Phật tánh không, tại sao nói “đồng thân”?  Và trong mấy chữ “tu tâm dưỡng tánh” thì tánh này là gì?
Nghe nói về tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma và Thiền tông, lại biết câu: “kiến tánh thành Phật”, tôi tự hỏi “tánh” là gì, có khác “tâm” không.  Chắc quý vị cũng muốn hiểu một chút như chúng tôi, cho nên tôi tra cứu trong vài cuốn sách để tìm tài liệu.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma
Trước hết, chúng ta bỏ ra ngoài chữ “tánh” nói thường ngày: tánh nóng nảy, tính trầm lặng, tính hồ đồ, tính bốc đồng, tính dữ tợn, tính hiền lành v.v ... Đó là nói về tánh nết, tánh người.
Rồi chúng ta phân biệt hai chữ Pháp tánh và Phật tánh.  Pháp tánh là một thứ gì đó mà đạo Phật nói rằng thấm nhuần vạn sự vạn vật,  còn Phật tánh thì chung cho chúng sinh.  Vậy thì hơi có sự khác nhau giữa hai chữ đó.  Tuy nhiên trên thực tế, không thấy phân biệt gì lắm, trừ khi muốn nhấn mạnh.  Muốn “đồng thân Pháp tánh” là muốn “nhập” vào cái Pháp tánh đó, nôm na là muốn thành Phật, muốn lên Niết-bàn.  “Người ta cũng dùng chữ Pháp tánh để gọi Niết-bàn của Phật, vì nó là cái thể tánh thường trụ chẳng biến đổi” (Đ.T.Còn) [Niết-bàn của Phật là rốt ráo, cao hơn Niết-bàn của các vị thanh văn chẳng hạn].
Bắt gặp chữ “thể tánh” vừa rồi, tôi tìm ngay cuốn  Thế giới quan Phật giáo của HT Thích Mật Thể, và thấy: “Đi vào Phật giáo, ta thấy có hai nguyên lý căn bản:
1/ Hết thảy hiện tượng đều chuyển biến vô thường  
2/ Bản thể bất sinh bất diệt.”
Thật là gọn, thật là rõ, hay quá. Phật tánh mà chúng ta nghe nói luôn luôn đó chính là cái bản thể mà HT Mật Thể vừa nêu ra.  Vậy quý bạn thanh niên ở đây chắc vui bụng, các phénomènes thì vô thường, còn essence của chúng là bất sinh bất diệt.  Nếu các bạn cần cho người Canadien ở đây nghe một chút thì không cần dùng chữ nature-de-Bouddha tiếng Pháp (hay chữ Buddha-nature tiếng Anh), nên dùng chữ essence, hay  chữ noumène.  Nói rằng họ có nature-de-Bouddha thì chắc họ không thích vì họ có phải là bouddhistes đâu!
Đạo Phật lấy một hình ảnh rất hay như sau: Tất cả các hiện tượng trên thế gian khác biệt nhau, được ví với muôn vàn ngọn sóng trên mặt đại dương.  Bao nhiêu sóng đó có một thứ chung, đó là nước.  Nước dụ cho bản thể.  Cần nhấn mạnh thêm vào lập trường sau này của đạo Phật: sóng và nước không rời nhau, nghĩa là chớ tách riêng hai thứ hiện tượng và bản thể, chúng là hai mặt của một đồng tiền, có cái này là có cái kia.  Sở dĩ cần nói vậy vì ở ngoài đời có phái cho rằng bản thể có trước, có phái cho rằng hiện tượng có trước.

Sóng – Nước
HT Mật Thể viết tiếp: “Bản thể ấy, Phật giáo gọi là Tâm.  Chớ hiểu lầm chữ tâm theo nghĩa chật hẹp của triết học là tinh thần chủ quan sinh ra vũ trụ khách quan, lại không nên hiểu lầm tâm là ý tưởng thuần túy của nhà triết học duy tâm Hégel là ý niệm của cộng đồng khách quan.  Theo nghĩa của Phật giáo, tâm là ‘bản thể chung của vũ trụ’.” ...  “Chỉ có một bản thể bình đẳng như nhất, Phật giáo thường gọi bản thể này là ‘chân không’ hay ‘không tướng’, như trong Bát-nhã tâm kinh nói ‘ thị chư pháp không tướng bất sinh bất diệt’ nghĩa là ‘tướng chân không của các pháp (= hiện tượng) không sinh không diệt.  Kinh Lăng Nghiêm nói: ‘ thể tính của cái sắc bản nhiên trong sạch trùm khắp pháp giới (= vũ trụ) ”.
Nói một chữ tâm không thôi thì dễ hiểu lầm, cho nên người ta phải dùng chữ kép “chân tâm” hay viết theo kiểu mới Tâm với chữ T hoa, T lớn.  Cái tâm mà chúng ta nói đến hàng ngày, cái tâm “con vượn chuyền cành” của người phàm như chúng ta thì được gọi là vọng tâm hay chúng sinh tâm.


Bây giờ đến một thắc mắc:  “Phật tánh là bản thể.  Làm sao mà thấy?  Không tai nghe mắt thấy thì tin sao được!  Nếu cứ bắt công nhận mà không chứng minh thì đúng là ‘giaó điều’ mất rồi.”.  Câu hỏi này hay lắm vì nó bộc lộ điều thắc mắc của một số đông.  Bản thể là một cái gì tuyệt đối, không dùng ngôn ngữ nơi thế gian tương đối của chúng ta (đen trắng, xấu đẹp, cao thấp, ngày đêm, yêu ghét ...) mà mô tả được, vì thế Tâm kinh đưa ra một loạt những phủ định “không thêm không bớt, không nhơ không sạch, không sinh không diệt...”.  Người ta còn trích dẫn câu đầu trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử nói về Đạo của Lão Giáo: “Đạo khả đạo phi thường Đạo”, Đạo mà đem ra nói được thì không còn là Đạo thường nữa.
“Này chư tỳ-khưu, chính Như Lai cũng đã chịu cảnh sinh lão bệnh tử, phiền não và ô nhiễm.  Nhưng Như Lai đã sớm nhận thức đặc tánh vô thường của vạn pháp, thấy rằng tất cả đều phải chịu chung cảnh sinh lão bệnh tử, phiền não và ô nhiễm.  Vì nhận thấy như vậy, Như Lai đi tìm trạng thái tuyệt đối châu toàn, vô sanh bất diệt, không bệnh, không già, không phiền não, không nhiễm ô và Như Lai đã thành tựu đạo quả Niết -bàn, không sanh, không chết, không phiền não, không nhiễm ô.  Như Lai đã thấy và đã chứng nghiệm.  Như Lai đã hoàn toàn giải thoát.  Đây là kiếp sống cuối cùng của Như Lai và khi nhập diệt rồi, Như Lai không còn trở lại nữa” (Lời Phật dạy).
Điều ấy chưa đủ thuyết phục các bạn trẻ, được huấn luyện trong duy lý và thực nghiệm, trong khi sự chứng Niết-bàn đòi hỏi sự tu hành đắc trí huệ bát-nhã khác hẳn phàm trí.  Cái trí do thiện tri thức, thày, tổ, Phật luyện cho mà có gọi là trí hữu sư, có thấy tánh cũng chỉ phần nào thôi; cái trí do mình tu hành cao mà được gọi là trí vô sư, có cái trí này mới thấy tánh một cách trọn vẹn.  Dùng lý luận thì không thấy tánh, dùng trực giác ở một độ cao nào đó thì thấy tánh, lúc ấy gọi là ngộ; ngộ một phần gọi là giải ngộ, ngộ toàn phần gọi là chứng ngộ; ngộ thì tự mình biết.  Ai ăn thì người đó no, tả cho người khác thì chỉ tàm tạm thôi, khi nào chính cái người khác đó no thì người ấy biết.  Xưa kia nghe nói “lạnh thấu xương”, nay tới Canada không cần ai mô tả cũng biết thế nào là lạnh!  Chính mình trực tiếp với cái lạnh mà.
Chúng ta lại đi tìm thêm.  Trong sách Yếu chỉ Thiền tông, HT Thích Thanh Từ giảng như sau: “Giác tánh (hay tánh giác) và chân tâm là hai tên mà một thể.  Nhận ra chân tâm là thấy giác tánh.  Vọng tâm là tâm phức tạp, dao động, không thực.  Chân tâm là tâm chân thực, không dao động, thường hằng ... Lấy thí dụ về mắt, mắt thấy cảnh, cảnh đổi thay trăm ngàn thứ, nhưng cái thấy không đổi.  Có cảnh thì mắt thấy cảnh, không cảnh thì mắt thấy không cảnh, cảnh khi có khi không, cái thấy lúc nào cũng có.  Mở mắt thấy sáng, nhắm mắt thấy tối.  Thấy sáng thấy tối là do sự mở nhắm của con mắt, chớ không can hệ gì đến cái thấy.  Ví như bóng đèn với điện.  Gắn bóng thì sáng, bỏ bóng thì tối.  Sáng, tối do bóng đèn gắn vào hay tháo ra, không can hệ gì đến điện.  Cái thấy không thuộc về cảnh, không thuộc về con mắt, nó chính là tâm, vì có thấy là có biết, biết tức là tâm.  Lấy thí dụ về tai: tiếng có đến trăm ngàn nhưng cái nghe vẫn là một, cái nghe quả thực là tâm.  Thế là tâm thấy, tâm nghe vẫn hiện hữu thường trực nơi chúng ta. Nhưng tối kỵ khi có ý thức hợp tác với nó, vì ý thức là cái so lường phân biệt, luôn luôn biến động không dừng.
Tuy nhiên, có một cái gì bên trong chúng ta nó theo rõi được sự rong ruổi của ý thức, nó thấy được vọng niệm khi dấy khi lặng.  Cái biết được vọng, nó không phải là vọng, nó chính là tâm vậy.  Vọng dấy lên là do vin theo bóng dáng trần cảnh, nó do nhân duyên, có hợp có tan, có còn có mất, có sanh có diệt.  Cái biết vọng chưa từng dấy lên, chưa từng vin theo trần cảnh, không thuộc nhân duyên, nó thường hằng, bất biến, chân thực, nó chính là chân tâm.
Vì thể nó rỗng lặng nên gọi là Pháp thân thanh tịnh, thể này hằng giác tri nên gọi là Phật tánh, chân tâm.  Mắt tai mũi lưỡi thân ý đều hiển lộ tánh giác nên nơi mắt gọi là tánh thấy, nơi tai gọi là tánh nghe, nơi mũi gọi là tánh ngửi, nơi lưỡi gọi là tánh nếm, .... sáu nơi để sáu chữ giác đứng đầu, tất cả đều do tánh giác phát ra. Trên dụng, dường như có sáu, bản thể vẫn là một.  Kinh Lăng Nghiêm nói: ‘Từ một tinh minh sinh sáu hòa hợp’... Các thiền sư thường dùng xảo thuật để làm cho đệ tử nhận ra tánh giác của mình qua biểu hiện ở sáu căn, đặc biệt ở hai căn dễ nhận nhất là mắt và tai....”  
---ooo0ooo---


















TÍNH NHÂN

VÀI PHÉP TÍNH NHÂN “ĐẶC BIỆT”
1   x  8  +  1  = 9
12   x  8  +  2  = 98
123   x  8  +  3  = 987
1234   x  8  +  4  = 9876
12345  x  8  +  5  = 98765
123456  x   8  +  6  = 987654
1234567  x   8  +  7  = 9876543
12345678  x   8  +  8  = 98765432
123456789   x  8  +  9  = 987654321
                  ---o0o---
1  x  9  +  2   =  11
12  x  9  +  3   =  111
123  x  9  +  4   = 1111
1234  x  9  +  5  =  11111
12345  x  9  +  6  =  111111
123456  x  9  +  7  =  1111111
1234567  x  9  +  8  =  11111111
12345678  x  9  +  9  =  111111111
123456789  x  9  + 10  = 1111111111
               ---ooo0ooo---
9 x 9 + 7  =  88
98 x 9 + 6  =  888
987 x 9 + 5  =  8888
9876 x 9 + 4  =  88888
98765 X 9 + 3  =  888888
987654 X 9 + 2  = 8888888
9876543 x 9 + 1  =  88888888
98765432 x 9 + 0  = 888888888
            ---ooo0ooo---
1 x 1 =  1
11 x 11 = 121
111 x 111 =  12321
1111 x 1111 =  1234321
11111 x 11111 =  123454321
111111 x 111111 =  12345654321
1111111 x 1111111 =  1234567654321
11111111 x 11111111 =  123456787654321
111111111 x 111111111 =  12345678987654321

                     ------ooo0ooo------

NHẠC SĨ PHAN HUỲNH ĐIỂU

NHẠC SĨ PHAN HUỲNH ĐIỂU
Sưu tầm
-o0o-
 
Phan Huỳnh Điểu (sinh 1824 ) là một trong những nhạc sĩ  tiêu biểu nhất của nền âm nhạc đương đại Việt Nam  với những đóng góp to lớn cho sự phát triển của âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ XX. Phần lớn các ca khúc của Phan Huỳnh Điểu là nhạc đỏ , nhưng ông cũng có nhiều ca khúc trữ tình đặc sắc. Ông được mệnh danh là "Con chim vàng của nền âm nhạc Việt Nam" và được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chì Minh  về văn học nghệ thuật vì những đóng góp của mình cho sự nghiệp âm nhạc Việt Nam. Rất nhiều các bài hát của ông có lời từ các tác phẩm thơ.
-o0o-
Trang Nhung - Thuyền và biển (Phan Huỳnh Điểu)
-      Thơ tình cuối mùa Thu – Bảo Yến
-      Ở hai đầu nỗi nhớ - Bảo Yến
-      Cuộc đời vẫn đẹp sao – Ánh Tuyết
TRẦU CAU (Phan Huỳnh Điểu)
Đan Trường, Mai Tuấn, Thanh Thúy
Sợi nhớ ,sợi thương - Phan Huỳnh Điểu - Bảo Yến

---ooo0ooo---

CÂY THÂN THẢO (9)

CÂY THÂN THẢO (9)
-o0o-
Cây Cỏ Mây
Cây Huyết Môn
Cây Hồng Môn Hoa Tím
Cây Hoa Ngũ Sắc
Cây Dừa Treo Hoa Đỏ
Cây Hoa Dừa Thái

---ooo0ooo---

TRANG PHỤC PHỤ NỮ CHÂU A1 (3)










Trang phục truyền thống phụ nữ các nước châu Á (3)
Sưu tầm
-o0o-
Campuchia
Đài Loan
Hong Kong
Inonesia
Iran
Iraq

---ooo0ooo---








RỪNG TƯỢNG ĐÁ BÍ ẨN

Rừng tượng đá bí ẩn thời tiền sử ở nước Pháp
-o0o-
Ở tây bắc nước Pháp có một khu “rừng tượng đá” bí ẩn, thu hút nhiều nhà khảo cổ đến tìm hiểu giải mã. “Rừng tượng đá” đó thuộc ngôi làng Carnac, nơi có 4.000 cư dân, thuộc vùng Brittany, gồm một triền đồi với hệ thống hơn 3.000 tảng đá chôn dựng đứng.
Hơn 3.000 tảng đá chôn đứng này được xếp theo 13 dòng, trải dài tới hơn 12km. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được câu trả lời chính xác, thuyết phục vì sao người xưa dựng những tảng đá này thành hàng lối như vậy, chỉ biết rằng, chúng được tạo ra bởi người tiền sử, từ nhiều ngàn năm trước.
Rừng tượng đá bí ẩn thời tiền sử ở nước Pháp
Có nhà khoa học cho rằng, những tảng đá được chôn đứng để tạo ra con đường thần thánh, nơi các vị thần đi lại. Cũng có lý thuyết phức tạp hơn thì chứng minh rằng, những tảng đá là một kếu cấu nào đó để nghiên cứu thiên văn, xác định ánh sáng mặt trời, mặt trăng, cùng các thiên thể trong vũ trụ.
Rừng tượng đá bí ẩn thời tiền sử ở nước Pháp
Tuy nhiên, truyền thuyết mà người dân Carnac kể lại thì khác hoàn toàn. Chuyện rằng, mỗi tảng đá là một chiến binh La Mã. Theo đó, thánh Kito giáo đã sử dụng quyền năng của mình để biến đội quân La Mã hành quân qua đây thành những tảng đá.




Rừng tượng đá bí ẩn thời tiền sử ở nước Pháp
Bằng các phương tiện hiện đại, các nhà khoa học khẳng định khu cự thạch này được xây dựng trong một thời gian rất dài, cách nay từ 7.000 đến 4.000 năm, tức là, nó được xây dựng liên tục trong 3.000 năm. Quá trình xây dựng kéo dài, trên một vùng rộng lớn, khiến ngôi làng Carnac trở thành vùng đất có hệ thống cự thạch lớn nhất thế giới.
Rừng tượng đá bí ẩn thời tiền sử ở nước Pháp
Tất cả những khối đá chôn đứng đều nguyên khối và đơn lẻ. Kích thước các tảng đá cũng khác biệt. Có tảng đá chỉ cao 1 mét, song có tảng cao đến 20 mét. Hầu hết các tảng đá đều được chạm khắc những hình thù giản đơn. Nhiều nhất là hình tam giác, là biểu tượng mà người Celta cổ thường dùng, mang ý nghĩa Thiên chúa giáo. Biểu tượng này cũng thể hiện sự hòa hợp vũ trụ.

Rừng tượng đá bí ẩn thời tiền sử ở nước Pháp
Gần đây, các nhà khoa học nghiêng về giả thuyết đây là một nghĩa địa khổng lồ. Người tiền sử khi xưa có thể chôn xác ở chỗ khác, hoặc thú vật ăn mất xác và họ cắm tảng đá để thể hiện sự tưởng nhớ. Người ta chỉ việc nhìn vào những khối đá là biết thân phận của người chết. Người nghèo chỉ có khối đá nhỏ, nhưng người giàu thì được tưởng nhớ bằng khối đá khổng lồ, nặng hàng chục tấn.
Rừng tượng đá bí ẩn thời tiền sử ở nước Pháp
Qua hàng ngàn năm, cư dân trong vùng khai thác đá nung vôi, dựng nhà cửa, nên nghĩa địa cổ xưa đã bị thu hẹp đáng kể. Nếu không có sự phá hoại của con người, thì quy mô khu cự thạch này lớn đến mức không tưởng tượng nổi, có thế gấp cả chục lần hiện tại.

---ooo0ooo---




Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

SƯNG RUỘT DƯ (2/2)

SƯNG RUỘT DƯ (APPENDICITIS) (2/2)
BS Nguyễn Văn Đức
-o0o-
Các thử nghiệm và phim chụp
image

Định bệnh sưng ruột dư chính dựa vào lời kể bệnh có duyên, mạch lạc, rõ ràng của bạn, thêm vào đấy là bàn tay thăm khám của bác sĩ. Các thử nghiệm không giúp vào sự định bệnh cho lắm, song giúp ta loại bỏ nhiều bệnh khác có thể gây những triệu chứng tương tự, như sạn đường tiểu, nhiễm trùng đường tiểu, thai ngoài tử cung, v.v..
Hai thử nghiệm căn bản cho bất cứ ai đau bụng dưới là “complete blood count” (viết tắt CBC, xin tạm dịch “đếm máu toàn diện”) và phân tích nước tiểu (urinalysis). Nếu người đau bụng thuộc phái nữ, ta cần làm thêm trắc nghiệm thử thai (pregnancy test), xem người phụ nữ có đang mang bầu hay không.
image
Thử nghiệm máu “complete blood count” (CBC) cho thấy các trị số của bạch cầu (white blood cells), hồng cầu (red blood cells) và các tiểu cầu (platelets), những loại tế bào chính trong máu. Khi sưng ruột dư, thường “complete blood count” cho thấy các bạch cầu tăng cao trong máu, khoảng 12.000 đến 15.000 bạch cầu trong mỗi phân khối máu (bình thường, ta có 5.000-10.000 WBC/mm3). Nhưng đến 10% số người sưng ruột dư có số lượng bạch cầu trong máu hoàn toàn bình thường, nên ta không thể chỉ dựa vào “complete blood count” để định bệnh hoặc loại trừ sưng ruột dư.
Trong mẫu nước tiểu được phân tích (urinalysis), nếu ta thấy có nhiều máu (hematuria) hoặc nhiều tế bào bạch cầu quá (pyuria), chắc bạn không sưng ruột dư đâu, chỉ bị sạn đường tiểu hoặc nhiễm trùng đường tiểu thôi, xin mừng cho bạn. Bạn là phái nữ, thử nghiệm thử thai cho thấy bạn có bầu, chết, ta nên nghĩ đến bệnh thai ngoài tử cung (ectopic pregnancy) là vừa, nếu thực bạn không sưng ruột dư.
Một lần nữa, đời lại vẫn chưa dễ như ta tưởng. Xin lỗi, bạn kể bệnh lơ mơ, khám đi khám lại, định bệnh vẫn lờ mờ, các thử nghiệm “đếm máu toàn diện” (complete blood count), phân tích nước tiểu không giúp gì hơn. Và bạn vẫn còn đau nhiều, chẳng lẽ lại cứ đem bạn đi mổ bừa, mở bụng bạn ra xem có đúng bạn sưng ruột dư hay không, nếu không thì đóng lại cũng chẳng sao? Có lẽ ta phải nhờ đến các phương pháp siêu âm (ultrasound) hoặc Cat scan vậy.
image
Siêu âm rất chính xác (specific) trong việc xác định bạn không bị sưng ruột dư, nếu siêu âm cho thấy rõ cái ruột dư của bạn hoàn toàn bình thường, chả sưng to tí nào cả, ta có thể chắc ăn là bạn không bị sưng ruột dư. Nhưng độ nhạy (sensitivity) của nó chỉ khoảng 86%, tức nó không khám phá được 14% các trường hợp thực sự sưng ruột dư.
Gần đây, người ta thấy phương pháp chụp Cat scan có độ nhạy hơn hẳn siêu âm, đến 96%, chỉ sót có 4% các trường hợp thực sự sưng ruột dư. Nếu bạn đau không phải vì sưng ruột dư, Cat scan cũng khám phá những bệnh khác trong bụng khiến bạn đau hay hơn siêu âm.
Chữa trị
image
Trong trường hợp rõ ràng, không còn nghi ngờ gì nữa (bạn kể bệnh có duyên, mạch lạc, tả đúng diễn tiến của các triệu chứng, bác sĩ khám thấy đúng là sưng ruột dư), ta nhờ bác sĩ giải phẫu mổ ngay đi thôi, bạn nhé, lấy cái ruột dư đang làm phiền bạn ra, và rồi bạn sẽ thơ thới rời nhà thương, về lại nhà trong vòng vài ngày. Sưng ruột dư, ai cũng có thể bị, đây là việc Trời kêu ai nấy dạ, bạn chẳng nên buồn bã, ruột dư nó... thừa, cắt đi cũng chả sao. Và nếu mổ đúng lúc, khi ruột dư chưa bể vỡ, vết mổ sẽ nhỏ thôi, chỉ chừng 3 cm.
Trường hợp ta còn phân vân chưa rõ, bạn chịu khó... vào nhà thương nằm, để bác sĩ theo dõi. Cứ độ vài giờ, bác sĩ lại đến thăm bạn, xem các triệu chứng của bạn tiến triển thế nào, và khi khám cho bạn, có thêm những dấu chứng gì mới. Cứ 4 tiếng, ta làm lại thử nghiệm “đếm máu toàn diện” (complete blood count), xem lượng bạch cầu trong máu vẫn vậy, hoặc nó từ từ tăng lên. Nếu càng lúc càng có thêm bằng chứng bạn đúng bị sưng ruột dư, ta sẽ mổ cắt nó đi, trước khi nó bể vỡ, xì mủ vào trong bụng bạn. Còn may mắn, bạn bớt đau dần, không sưng ruột dư, thường 24 tiếng sau, bác sĩ sẽ để bạn hân hoan ra về.
image
Ôi, cái ruột dư, vì nó trước bao người đã mất mạng, hoặc nếu sống sót, cũng bao biến chứng. Nay tỉ lệ tử vong do sưng ruột dư đã giảm thiểu nhiều (không đến 1 người mất mạng trong 100 trường hợp sưng ruột dư). Nhờ vào trình độ y học cao hơn, nên bệnh được định ra sớm hơn, kỹ thuật giải phẫu, gây mê cũng tân tiến hơn trước.
---ooo0ooo---


SƯNG RUỘT DƯ (1/2)


SƯNG RUỘT DƯ (APPENDICITIS) (1/2)
BS Nguyễn Văn Đức
-o0o-
image
Ruột dư (vermiform appendix) hình như con sâu, thân hẹp, dài khoảng 3 inches (7.5 cm), bám vào đầu ruột già nằm phía bụng dưới bên phải.
Giá nó đặc thì không sao, nhưng khổ nỗi lòng nó lại rỗng, ăn thông với lòng của ruột già qua một lỗ nhỏ. Cớ sự chính ở chỗ đó, do nếu có gì (như một miếng phân nhỏ chẳng hạn) trên bước đường phiêu du từ ruột non sang ruột già, lỡ lọt vào lòng nó, là ta có chuyện. Hoặc một hạch bạch huyết trong lòng nó to lên (lymphoid follicle hyperplasia), cũng khiến lòng nó tắc nghẽn, nó sưng lên. Người có giun kim, giun đũa, hoặc sán Taenia trong ruột, có thể bất chợt sưng ruột dư do giun, sán bò vào lòng ruột dư nằm chơi.
Sưng ruột dư là một trong những nguyên nhân hay làm chúng ta đau bụng cấp tính rồi bác sĩ phải đem ta đi mổ. Trẻ, già, nam, nữ, nó chẳng tha ai, song nó hay xảy ra nhất cho người trẻ trong hạn tuổi thanh xuân, mười mấy hai mươi mấy. Sưng ruột dư hiếm khi đến thăm các trẻ em dưới 1 tuổi. Hàng năm ở Mỹ, có 250.000 trường hợp sưng ruột dư xảy ra.
image
Khi ruột dư mới sưng trong vòng 24 tiếng đầu, chưa kịp bể ra, xì mủ vào trong bụng, ta định bệnh được ngay và đem mổ, tốt lắm, song nếu nó đã bể, mủ đã vào bụng, vấn đề trở thành trầm trọng, nhiêu khê hơn nhiều. Khổ cái, sự định bệnh thường muộn, do chỉ 55% các trường hợp sưng ruột dư (hơn một nửa một chút) cho những triệu chứng điển hình khiến chúng ta mau chóng nhận diện được căn bệnh. Trong rất nhiều trường hợp, nó giả hình che mắt, gây những triệu chứng giống những bệnh khác, nhất là ở trẻ em dưới 3 tuổi, người trên 60.
Triệu chứng
image
Nhưng khi ruột dư càng lúc càng sưng, cái đau trở thành rõ rệt, liên tục, và cũng nặng hơn, bò dần về phía vùng bụng dưới bên phải. Khi cử động và ho, bạn thấy đau thêm. Bạn ăn chẳng ngon miệng tí nào. (Triệu chứng ăn không ngon rất quan trọng, do thế, nếu bạn vẫn ăn ngon như thường, thì chắc không phải sưng ruột dư rồi.) Bạn có thể cảm thấy buồn nôn hoặc thực sự ói ra thức ăn, song có ói, thì cũng không ói dữ lắm, như khi bị trúng độc thức ăn (food poisoning). Thường, bạn không bị tiêu chảy khi sưng ruột dư.
image
Đấy là những triệu chứng điển hình của sưng ruột dư, nhưng ôi, đời thường dành nhiều thử thách cho các bác sĩ, vì chỉ 55% các trường hợp sưng ruột dư cho những triệu chứng điển hình như vậy. Trẻ em, những vị có tuổi, và phụ nữ mang thai, sưng ruột dư, hay có những triệu chứng chả điển hình tí nào. Chẳng hạn, trẻ em 11 tháng đến 35 tháng, khi sưng ruột dư, thường hay tiêu chảy, và nhiều trẻ dưới 1 tuổi vẫn đòi ăn như thường. Những vị lớn tuổi, già yếu, hay có những triệu chứng mơ hồ, không theo những diễn tiến như kể trên. Phụ nữ mang thai, sưng ruột dư, có khi thay vì đau vùng bụng bên phải phía dưới, lại đau bụng vùng bên phải phía trên, do tử cung mang thai đẩy ngược ruột dư ra khỏi vị trí bình thường của nó, lên cao hơn.
Ngay với những người trẻ, khỏe mạnh, không mang thai, sưng ruột dư, nhiều trường hợp, cũng có những triệu chứng không điển hình của căn bệnh.
Thăm khám
image
Khi thăm khám cho bạn, những gì bác sĩ nhận thấy nơi bạn sẽ tùy vào hai yếu tố: bạn đã có triệu chứng bao lâu, và vị trí của cái ruột dư trong bụng bạn (nó nằm đúng chỗ của nó, hoặc nằm thấp sâu phía dưới, nằm cao phía trên, nằm nấp sau ruột già xa phía đằng sau lưng, hoặc cắc cớ nằm ở bụng dưới bên trái thay vì bên phải).
Khi ruột dư bị sưng như vậy, lúc bác sĩ sờ nắn bụng bạn, đúng vào chỗ nằm của cái ruột dư, bạn sẽ cảm thấy đau, và bụng bạn chỗ ấy gồng cứng hơn những chỗ khác. Đau khi bị sờ nắn (tenderness) là dấu chứng quan trọng, vì nếu không có dấu chứng này, ta không thể định được bệnh sưng ruột dư. Dấu chứng này có thể chưa xuất hiện trong giai đoạn đầu của căn bệnh, khi bạn mới cảm thấy đau mơ hồ vùng bụng trên hoặc quanh rốn. Khi cái ruột dư của bạn chơi ngang, nằm nấp sau ruột già (retrocecal appendix) mãi tận về phía lưng, hoặc nằm thấp sâu dưới vùng chậu (pelvic appendix), bụng bạn có thể chẳng đau tí nào khi sờ nắn, nhưng bạn đau khi bác sĩ đấm đấm phía sau lưng bạn hoặc khi bác sĩ dùng ngón tay khám trực tràng (rectal examination) và khám vùng chậu của bạn (pelvic examination).
image
Quan sát bạn trong tư thế nằm, bác sĩ có thể thấy bạn co chân phải lên, cố không cử động nhiều bên phải vì đau. Nhiệt độ của bạn bình thường hoặc hơi tăng một chút (99 đến 100.5 độ F, hoặc 37.2-38 độ C). Nếu bạn sốt cao trên 103 độ F (39.4 độ C), chết rồi, chắc cái ruột dư bạn bị lủng rồi (perforation), mủ đã xì vào trong bụng, đồng thời dính vào các cơ quan chung quanh, đưa đến nhiễm trùng vùng quanh ruột dư, hoặc nặng hơn nữa, nhiễm trùng toàn bụng. Ruột dư ít khi bị lủng khi mới sưng trong vòng 24 giờ đầu, ta định được bệnh và đem đi mổ ngay, nhưng dễ bị lủng sau 48 tiếng đồng hồ.

---ooo0ooo---

DI SẢN TG TẠI BẮC TRIỀU TIÊN

Di sản thế giới tại Bắc Triều Tiên
-o0o-

Di tích lịch sử Kaesong Triều Tiên được UNESCO công nhận di sản

 (GDVN) - Ngày 23/6/2013 trong phiên họp lần thứ 37 tại Phnom Penh - Campuchia, Ủy ban Di sản thế giới UNESCO đã quyết định đưa vào danh sách di sản thế giới 12 di tích lịch sử của Bắc Triều Tiên.
Tiềm năng khai thác du lịch ở Bắc Triều Tiên rất lớn một khi Bình Nhưỡng mở cửa và đầu tư khai thác. Du lịch hiện cũng là một trong những ngành kinh tế quan trọng thu về ngoại tệ cho quốc gia này, trong đó nguồn khách chủ yếu đến từ Trung Quốc.
Hình ảnh di chỉ cung điện Manwoldae trong thành phố cổ Kaesong, thủ đô của triều đại Goryeo (918 - 1392).



Cầu Sonjuk trong thành phố cổ Kaesong.
Lăng vua Gongmin thuộc triều đại Goryeo (918 - 1392).
Cổng thành Namdaemun trong thành cổ Kaesong.
Lăng vua Wang Geon, người sáng lập ra triều đại Goryeo tại Kaesong.
---ooo0ooo---