Bạn Phan Lục (Chicago)
sưu tầm
Ý NGHĨA CÁC BIỂU TƯỢNG
GIÁNG SINH (2/2)
Cây tầm gửi và cây ô rô
Hai trăm năm trước khi
Chúa Giê su ra đời, người ngoại đạo dùng cây tầm gửi để kỉ niệm ngày Mùa Ðông
đến. Họ thường hái loại cây kí gửi này và dùng nó để trang trí cho ngôi nhà của
mình. Họ tin tưởng rằng loại cây này có một khả năng chữa trị đặc biệt đối với
mọi loại bệnh tật từ bệnh vô sinh của phụ nữ cho đến ngộ độc thức ăn.
Những người dân ở bán
đảo Xcăngđinavi cũng coi cây tầm gửi là biểu tượng của hòa bình và sự hòa
thuận. Họ còn đồng nhất hình tượng cây tầm gửi với nữ thần tình yêu của họ là
thần Frigga. Phong tục hôn nhau dưới bóng cây tầm gửi hẳn là xuất phát từ từ
niềm tin này.
Lúc đầu nhà thờ cấm sử
dụng cây tầm gửi trong lễ Giáng Sinh vì nguồn gốc ngoại đạo của nó. Thay vì sử
dụng tầm gửi, các cha đạo đề nghị dùng cây ô rô làm loại cây dùng cho Lễ Giáng
Sinh.
Bài hát Giáng sinh:
Bài Jingle bell do
nhạc sĩ J.Pierpont sáng tác nhưng lại đặt vào chùm bài hát trong danh sách
những bản nhạc dân ca nổi tiếng của Mỹ với tên gọi American song bag của nhà
thơ Carl Sandburg.
Bài này không phải
sáng tác cho đêm Noel như người ta lầm tưởng. Lời bài hát đậm tính dân dã mộc
mạc, diễn tả tâm hồn của người dân Mỹ hướng đến một mùa tuyết rơi thật tốt
lành.
Hình ảnh ông Noel với
túi quà đồ chơi, ngồi trên xe tuần lộc với tiếng chuông leng keng diễn tả sinh
động, quyến rủ làm cho người ta thích nghêu ngao, nó vô tình trở thành bài hát
Giáng sinh.
Bài Silent Night, Holy Night có xuất xứ từ Đức với tựa đề “Stille Natch,
Heiligo Natch” do linh mục Joseph Mohr sáng tác khi cuộc chiến Đức – Áo - Phổ
kết thúc. Sau này được phổ biến sang Áo, Mỹ… nay đã được dịch ra gần 100 thứ
tiếng.
Bữa ăn
Reveillon:
Tại Alsace, Pháp, bữa
ăn này phải gồm có tam hành là thủy (cá chép, con hàu), không khí (gà tây hay
ngỗng) và mộc (thịt heo). Tập tục ăn gà tây là do thủy thủ của nhà thám hiểm
Christophe Colomb du nhập từ Mehico.
Bánh Buche Noel:
Tổ tiên người phương
Tây thường nhóm củi trong ống khói nhà, họ tin rằng lửa càng kêu lách cách thì
các thần dữ sẽ tránh xa.
Ngày nay, tập tục biến dần vì không mấy nhà còn ống khói. Thay vào đó,
theo sáng kiến của một thợ làm bánh ở Pháp, năm 1875, người ta làm chiếc bánh
ngọt có hình cây củi để mọi người thưởng thức trong đêm Noel và lưu truyền cho
đến nay.
Chuông Thánh Đường:
Trong vài nền văn hóa
Á Châu, tiếng chuông được dùng báo hiệu cho quần chúng biết một biến cố hoan hỉ
hay một sự kiện buồn não vừa xảy đến.
Sau khi Chúa hài đồng giáng sinh, tục lệ này được truyền đến cho những
quốc gia Tây phương để rung lên chào mừng Chúa Cứu thế xuống trần. Tại đất nước
Tây Ban Nha, các chuông nhà thờ ngân vang vào lúc nửa đêm báo hiệu Chúa ra đời.
Thiệp Giáng Sinh:
Vào thời cổ Ai Cập và La Mã, người ta có thói quen gửi lời chúc mừng đầu
năm khắc trên những mảnh gỗ. Đến năm 1843, tại Anh quốc, Sir Henry Cole, vì quá
bận bịu trong công việc làm ăn không thể viết thư được nhân mùa Giáng Sinh và
muốn giúp phát triển hệ thống Bưu điện nên đã in một số thiệp gửi đến các đồng
sự của ông. Lần ấy, đã có hàng ngàn tấm thiệp được in và bán với giá một
“shilling”. Nến Giáng Sinh:
Có nhiều truyền thuyết
kể về những cây nến đêm Giáng Sinh. Nhiều người cho rằng Martin Luther là người
đầu tiên có sáng kiến thắp nhiều cây nến trên các cành cây thông mùa Giáng
Sinh.
Khi trở về nhà vào một
đêm mùa đông gần lễ Giáng Sinh, ông đã sững sờ trước vẻ đẹp của ánh sáng từ các
ngôi sao chiếu rọi trên cành cây thông nhỏ trước cửa nhà mình. Ông tái hiện lại
cảnh tượng này bằng cách gắn các cây nến lên cành của cây thông Noel trong nhà
để tượng trưng cho Ngôi Sao trên làng Bê-lem.
Có một huyền thoại khác kể rằng một bé trai nọ đi lạc trong đêm
Giáng Sinh nhưng nhờ ánh đèn nến từ cửa sổ phòng mẹ, đã tìm được lối về đến
nhà.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét