HANG ĐỘNG NHŨ ĐÁ
AVSHALOM – ISRAEL
Những thạch nhũ trong hang động có hình dáng kỳ lạ như kệ sách, tủ đồ
hay san hô...
Thiên nhiên luôn ưu đãi ban tặng cho con người biển xanh lung linh, rừng
núi hùng vĩ, những sản vật đa dạng, phong phú và vô vàn hang động kỳ ảo đến
không tưởng.
Cùng ghé thăm hang động Avshalom ở Israel để chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc
đáo nơi đây.
Hang Avshalom còn được
biết đến với tên gọi hang Soreq hoặc hang nhũ đá nằm trên sườn phía Tây của núi
Judean gần Bet Shemesh ở Israel.
Quần thể hang rộng
5.000 mét vuông này có một bộ sưu tập thạch nhũ và măng đá ấn tượng được hình
thành trong với nhiều hình dạng khác nhau. Một số nhũ đá dài đến 4 mét và trong
một số trường hợp, chúng kết hợp với măng đá phát triển từ dưới đất.
Một số nhũ đá khác có
hình dạng giống kệ sách, tủ đồ hoặc tấm vải, nhánh cây, san hô và chùm nho.
Những thạch nhũ và măng đá trong hang Avshalom kết hợp với ánh sáng ma quái đôi
khi tạo ra một bầu không khí khá đáng sợ trong hang động.
Thạch nhũ và măng đá
được hình thành bởi nước chảy từ trần hang xuống sàn đất, làm tan chảy lớp đá
vôi khi nước chảy qua.
Qua hàng nghìn năm,
mỗi giọt nước chứa đầy khoáng chất để lại một lớp canxi mỏng trên trần nhà và
trên mặt đất. Theo thời gian, lớp canxi mỏng ngày càng được bồi đắp thêm để tạo
thành các cột canxi cacbonat được gọi là nhũ đá, măng đá.
Hang Avshalom được vô
tình phát hiện vào tháng 5 năm 1968 sau khi xảy ra một vụ nổ tại khu vực này và
mở ra một vết nứt để lộ ra hang động huyền diệu và tuyệt vời ẩn bên dưới.
Theo các nhà địa chất,
hang động Soreq được hình thành khoảng 25 triệu năm trước đây, khi phạm vi núi
đồi Judean tăng lên trên bề mặt của nước.
Các lớp đá vôi, đá dolomit đã bị cuốn trôi và bao phủ bởi thời gian, tạo
thành các vết nứt giúp nước chảy qua.
Trong quá trình thấm qua các vết nứt và chảy qua đất, nước này hấp thụ
ngày càng nhiều lượng khí carbon dioxide từ rễ cây và các sinh vật phân hủy
xung quanh. Quá trình này chuyển đổi nước thành axit và giúp đỡ quá trình mở
rộng hang động.
Nhiều năm sau, khi
nước biển rút và hạ thấp mực nước ngầm, quá trình phân hủy đá dừng lại và bị
đảo ngược. Những giọt nước bão hòa với đá vôi trên trần hang khiến cho khí cacbon
dioxide thoát ra ngoài.
Phần đá vôi còn lại
được kết tinh lại, tạo ra sự đa dạng các loại nhũ đá mà chúng ta thấy ngày nay.
Trong một số khu vực của các hang động, nơi duy trì nhiệt độ và độ ẩm liên tục
quanh năm, các nhũ đá và măng đá tiếp tục phát triển.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét