8 môn võ nổi tiếng thế
giới
-o0o-
1 – Kick-boxing
Kick-boxing
là môn võ phát triển từ quyền Thái, quyền Anh và karate. Nếu như boxing cổ điển
chỉ sử dụng những cú đấm thì kick-boxing kết hợp cả đấm và đá. Hiện môn võ này
được được giới trẻ yêu chuộng không chỉ để tự vệ, đối kháng mà còn để rèn luyện
sức khỏe. Trong môn này, các võ sĩ đánh tự do hơn môn boxing (quyền Anh) nhiều.
Quá trình di chuyển bằng chân, quan sát và đấm đỡ bằng tay của kick-boxing tạo
sự vận động tối đa cho mọi cơ bắp. Chính việc vừa vận động vừa quan sát sẽ giúp
người tập rèn luyện thêm về độ nhanh nhạy - một sự khác biệt lớn so với việc tập
thể hình hay chạy điền kinh
2 – Karate-Do
Karate
hay Karate-Do là một môn võ thuật truyền thống của vùng Okinawa (Nhật Bản).
Karate có tiếng là nghệ thuật chiến đấu với các đòn đặc trưng như đấm, đá, cú
đánh cùi chỏ, đầu gối và các kỹ thuật đánh bằng bàn tay mở. Trong Karate còn có
các kỹ thuật đấm móc, các kỹ thuật đấm đá liên hoàn, các đòn khóa, chặn, né, quật
ngã và những miếng đánh vào chỗ hiểm. Để tăng sức cho các động tác tấn đỡ,
Karate sử dụng kỹ thuật xoay hông để tập trung lực năng lượng toàn cơ thể vào
thời điểm tác động của cú đánh
3 – Aikido
Aikido là một môn võ
thuật hiện đại của Nhật Bản được Ueshiba Morihei (1883-1969) sáng tạo ra trên
cơ sở các môn võ thuật cổ truyền của Nhật Bản như Nhu thuật (Jujitsu), Kiếm thuật
(Kenjutsu), và Thương thuật (Sojutsu). Trong Aikido, cũng như tất cả các môn võ
Nhật Bản khác, vừa có sự luyện tập thể chất, vừa có sự luyện tập về mặt tinh thần.
Việc luyện tập thể chất trong Aikido rất phong phú, bao gồm cả luyện tập thể chất
và trau dồi kinh nghiệm nói chung, cũng như các kĩ thuật đặc biệt. Bởi một phần
quan trọng trong việc luyện tập Aikido luôn bao gồm đòn ném đối thủ, nên điều đầu
tiên môn sinh cần học là làm thế nào để ngã hoặc lăn an toàn. Các kĩ thuật đánh
đặc biệt bao gồm đánh và nắm; các kĩ thuật phòng thủ bao gồm ném và khóa. Sau
khi học xong các kĩ thuật cơ bản, môn sinh bắt đầu phòng thủ tự do chống lại
nhiều đối thủ, và trong nhiều trường hợp là các kỹ thuật chống vũ khí.
4 – Vịnh Xuân quyền
Vịnh Xuân quyền là một
môn võ thuật có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Bên
cạnh thiểu số cho rằng rất có thể môn phái đã có lịch sử không dưới 400 năm, hầu
hết đều khẳng định nguyên khởi Vịnh Xuân quyền từ phong trào Phản Thanh phục
Minh cách đây khoảng 2 thế kỷ. Môn phái đã du nhập đến các quốc gia lân cận và
phương Tây trong thời hiện đại. Sự thành đạt của Lý Tiểu Long trên màn ảnh những
thập niên 70 đã giúp phát dương quang đại hình ảnh môn phái khắp thế giới, đưa
Vịnh Xuân quyền từ chỗ chỉ được truyền dạy âm thầm trong các gia tộc trở thành
một trong những phái võ thuật được nhiều người biết đến và say mê luyện tập nhất,
với hàng triệu đệ tử và hàng chục hệ phái trên toàn thế giới.
5 – Nhu thuật
Nhu thuật là một từ gọi
chung cho nhiều môn phái võ thuật cổ truyền của người Nhật. Nhu Thuật xuất nguồn
từ giai cấp võ sĩ samurai xưa ở Nhật Bản dùng tay không để tự vệ và chống cự lại
đối thủ có võ trang hay không võ trang. Vì các samurai nhận thấy rằng phương
pháp đấm đá của các bộ môn võ khác không có hiệu nghiệm khi chống lại địch thủ
mặc áo giáp, họ phát minh ra phương pháp dùng quật ngã, đè, siết cổ, khóa tay,
khóa chân… để kháng cự địch thủ. Những phương pháp này nói chung là dựa trên lý
thuyết dùng sức công của đối phương để kềm chế địch thủ, thay vì chống trả trực
tiếp. Nhu thuật có rất nhiều phương pháp khác nhau, vì thế từ nó đã nảy sinh ra
nhiều môn phái khác nhau. Nhu Đạo (Judo) là môn võ nổi tiếng nhất được bắt nguồn
từ Nhu thuật. Ngoài ra còn có các môn võ khác như Aikido,… hoặc môn phái hiện đại
khác như Nhu thuật Brazil,… đều có nguồn gốc chính thức từ Nhu thuật. Đây còn
là một môn võ được coi là tổng hợp các tinh hoa của võ thuật phương Đông vì nó
bao gồm cả các cách tấn công như: vật, khóa, đè, đấm, đá, điểm huyệt, đánh vào
quan tiết. Tuy nhiên, do tính chất nguy hiểm và tàn bạo của nó mà ngày nay, môn
võ này rất ít được lưu truyền.
6 – Triệt quyền đạo
Triệt quyền đạo là
môn võ do Lý Tiểu Long sáng lập ra với sự kết hợp của nhiều môn võ như Vịnh
Xuân Quyền và các môn thể thao phương tây như quyền Anh, thể dục thể hình. Quan
trọng hơn cả, Triệt quyền đạo vận dụng bộ tấn và cách di chuyển từ môn đấu kiếm
của phương Tây. Triệt quyền đạo còn có tên khác là Tiệt quyền đạo. Chữ “tiệt”
có nghĩa là "cắt đứt" hay "một đoạn". Ý nghĩa này theo Lý
Tiểu Long là vì môn võ khi đánh cắt đứt đường quyền của đối thủ, trước khi đối
thủ có thì giờ phản ứng. Tuy nhiên, nhiều người dịch lầm là Triệt quyền đạo, với
ý tưởng là "triệt tiêu" địch thủ. Tên này nghe hay hơn nên trở nên phổ
thông ở Việt Nam, mặc dù không đúng ý nghĩa của người sáng lập là Lý Tiểu Long.
7 – Quyền Anh
Quyền Anh hay Boxing, Đấm bốc là môn võ và thể thao đối kháng giữa
2 người xuất phát từ phương Tây, sử dụng cú đấm kết hợp với di chuyển chân, đầu
và thân mình. Quyền Anh nghiệp dư là một nội dung thi đấu của nhiều đại hội thể
thao trên toàn thế giới, trong đó có Olympic. Võ sĩ Muhammad Ali là một huyền
thoại của môn võ này.
8 – Nhu thuật Brazil
Nhu thuật Brazil hay
Nhu thuật Ba Tây là môn võ tự vệ và môn thể thao thi đấu đối kháng thông qua
hình thức ứng dụng các đòn vật và khóa tay chân ở tư thế nằm trong những cuộc
thi đấu trên võ đài. Môn võ thuật này bắt nguồn từ quá trình truyền thụ võ học
tại quốc gia Brasil của võ sư Nhu Đạo Maeda Mitsuyo và được cải tiến từ người đệ
tử Carlos Gracie, người đã kết hợp các thế võ căn bản của Nhu Thuật với tinh
hoa quyền thuật Ba Tây và sáng chế ra môn "Nhu Thuật Ba Tây”. Gia tộc
Gracie đã phát triển sau này, do đó môn võ này còn được gọi là "Nhu Thuật
Gracie"
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét