Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

ĐỘNG VẬT "QUÁI LẠ"



ĐỘNG VẬT “QUÁI LẠ”
---o0o---
“Hòn đá máu” . Bạn hẳn sẽ ngạc nhiên khi biết “hòn đá máu”-một loài động vật có vỏ được xếp vào nhóm động vật có xương sống. Nhìn bề ngoài, loài này có hình thù như một hòn đá xù xì, nhưng bên trong lại trông như thịt tươi, đỏ. Đây cũng là một trong những món ăn phổ biến của người Chile. 
Nhện sừng dài. Loài nhện có tên Macracantha là loài nhện vườn khiến ban ngạc nhiên. Thay vì trông giống như những loài nhện thông thường, loài này cho bạn cảm giác như vừa nhìn thấy một cái đầu lâu bò. Sừng ở nhện đã là lạ, nhưng với kích thước gấp 4 lần chiều dài cơ thể của nó hẳn sẽ khiến bạn ngạc nhiên. Sừng của loài này không có tác dụng gì ngoài tác dụng “lấy le” khi đi tán tỉnh nhện cái.

Chim sơn ca 3 râu. Trong khi những loài chim sơn ca khác được biết đến bởi vẻ đẹp và tiếng hát êm dịu, loài chim sơn ca 3 râu này khiến mọi người ngạc nhiên bởi giọng to và ngoại hình xấu xí.
Cò mỏ giày châu Phi. Loài này có thể coi là loài chim quái lạ nhất của lục địa đen. Nó cao khoảng 1,5 m và nặng khoảng 7 kg. Chiếc mỏ là điểm khiến loài chim này nổi bật. Mỏ của nó có thể dài tới 24 cm, trông giống như một chiesc giày cổ truyền quá cỡ của Hà Lan.
Cá đầu cừu California. Loài cá “quái vật” này có thể là loài cá kỳ lạ nhất ở California, với một hàm răng thường thấy ở động vật có vú. Bộ hàm khỏe với những chiếc răng sắc nhọn cho phép nó tấn công được các loài có vỏ. Điều lạ lùng không kém ở loài cá này là tất cả cá con khi sinh ra đều là cá cái. Sau này, trong quá trình phát triển, giới tính của cá mới được định hình cụ thể.

Chim sơn ca Umbrellabird với “cái roi” trên ngực. Loài chim này sẽ khiến bạn “há hốc miệng” khi nhìn thấy. Nó có một phần phụ dài, phủ lông, nối từ cổ xuống, trông như một chiếc que. “Cái roi” này có thể phình to ra khi chủ nhân của nó đi tán tỉnh. Loài chim hiếm này sống ở một khu vực rất nhỏ ở Ecuador và Columbia. 
Linh dương Saiga.  Chú linh dương Saiga Mongolia này có một chiếc vòi trông thật ngớ ngẩn. Chiếc mũi này có tác dụng làm ấm không khí trước khi linh dương hít vào. Ngoài ra, nó còn có tác dụng lọc cát ở môi trường xung quanh.
Chuột chũi mù. Loài chuột này sống ở sâu dưới lòng đất, rất ít khi tiếp xúc với ánh sáng. Dù vẫn phân biệt được sáng, tối nhưng đôi mắt của chuột được bao phủ bởi một lớp da, khiến nó như bị mù. Làn da mỏng giúp bảo vệ đôi mắt của chuột khỏi bụi và bị xước.
Cóc giữ nước. Là một loài lưỡng cư, cóc cần một lượng lớn nước do da của nó liên tục hô hấp. Trong mùa khô, loài cóc này ẩn mình sâu trong lòng đất và sản sinh ra một cái “kén” chứa đầy chất dịch nhầy, dính với da, trải đều khắp trên toàn bộ cơ thể. Cái “kén” này cho phép cóc giữ nước, và ngủ đông trong vòng 2 năm cho đến khi có mưa trở lại.
Chim cú muỗi. Loài chim này có 2 chiếc lông kỳ lạ, với chiều dài lên tới 35 cm. 2 chiếc lông này có thể còn dài hơn cơ thể của chim, tuy vậy lại không gây cản trở nào cho chim khi bay. Nếu nhìn thoáng qua, chim cú muỗi trong giống như một nhóm 3 con chim đang đậu gần nhau. 
---ooo0ooo---

Không có nhận xét nào: