Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN - 4. MÂY XÀ CỪ



HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN KỲ LẠ
4. Mây xà cừ
-o0o-
Mây xà cừ hay mây tầng bình lưu vùng cực là một dạng mây tại tầng bình lưu vùng cực về mùa đông, ở cao độ khoảng 15.000–25.000 m
Nó có liên quan chặt chẽ đến sự hình thành của các lỗ hổng ôzôn; các hiệu ứng của chúng đối với sự suy giảm ôzôn nảy sinh do chúng hỗ trợ các phản ứng hóa học sinh ra clo hoạt hóa, là chất xúc tác cho sự phá hủy ôzôn, cũng như do chúng loại bỏ axit nitric dạng khí, làm xáo trộn các chu trình nitơ và clo về hướng phá hủy ôzôn.
Không giống như tầng đối lưu, tầng bình lưu rất khô và hiếm khi cho phép hình thành mây. Tuy nhiên, trong điều kiện cực lạnh của mùa đông vùng cực thì các đám mây tầng bình lưu thuộc các kiểu khác nhau có thể được hình thành, và chúng được phân loại theo trạng thái vât lý và thành phần hóa học của chúng.
Do độ cao lớn của chúng và độ cong của bề mặt Trái Đất, các dạng mây này sẽ nhận được ánh sáng mặt trời từ dưới đường chân trời và phản xạ chúng xuống mặt đất, tạo ra ánh sáng rực rỡ ngay trước rạng đông hay sau hoàng hôn.
Các đám mây xà cừ hình thành ở nhiệt độ rất thấp, dưới −78 °C. Nhiệt độ như thế có thể xảy ra ở phần dưới của tầng bình lưu tại vùng cực về mùa đông.
Tại châu Nam Cực, nhiệt độ dưới −88 °C thường xuyên tạo ra mây xà cừ. Nhiệt độ thấp như thế rất hiếm ở vùng cận Bắc Cực. Tại Bắc bán cầu, sự phát sinh của các sóng núi bởi các dãy núi có thể làm lạnh cục bộ phần dưới của tầng bình lưu và dẫn tới sự hình thành của mây xà cừ. Vì thế nói chung , các dạng mây xà cừ chỉ thấy xuất hiện trên bầu trời ở một số khu vực như Scandinavia, Alaska, châu Nam Cực.
---ooo0ooo---

Không có nhận xét nào: