HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
KỲ LẠ (13- 14-15)
-o0o-
13. Hiện tượng “chớp
Catatumbo”
Vào buổi tối tại cửa sông Catatumbo, Venezuela, bầu trời thường xuất
hiện khoảng 150 – 200 ánh chớp mỗi phút nhưng hầu như không có tiếng sấm đi
kèm.
Giới khoa học gọi đây là hiện tượng “chớp Catatumbo” hay “lò sản xuất
ozone” lớn nhất thế giới, được hình thành do khí ozone (O3) liên tục được sản
sinh do tương tác của tia chớp với oxy trong khí quyển, do sự tiếp xúc của các
khối khí lạnh từ dãy Andes với không khí nóng ẩm từ khu vực hồ lân cận.
Ước tính hiện tượng này xảy ra khoảng 150 đêm/năm, xuất hiện nhiều nhất
khi độ ẩm môi trường lên cao.
14. Sóng trọng lực
Một trong những hiệu ứng nhìn thấy được của sóng trọng lực là mô hình
đám mây xen kẽ không gian của không khí ở giữa. Các dòng này luân phiên cho
thấy những nơi mà không khí đang tăng lên và những nơi bị đánh chìm do sóng.
Hiện tượng xảy ra do sự luân chuyển không khí theo chiều thẳng đứng,
thường là kết quả của những khối khí trườn xuống từ núi hay trong những cơn bão
lớn có sét. Sóng này chỉ sinh ra khi khối không khí bị dồn vào trong một
"túi khí" ổn định. Đà di chuyển hướng lên của khối không khí vào túi
khí sẽ gây ra thay đổi về khí quyển, làm biến đổi dòng động lực. Sau đó, dòng
động lực được thiên nhiên cân bằng lại trong khí quyển, gây ra những dao động
có thể thấy bằng mắt thường trong khối mây.
15. Bãi đá tảng
Moeraki
Những tảng đá khổng lồ ở Moeraki thường nặng đến vài tấn và có đường
kính hơn 2m.
Bãi đá có lịch sử hình thành cách đây 65 triệu năm. Đây là kết quả của
quá trình bào mòn và ngưng kết của những lớp bùn cổ đại từ canxi và cacbonat
xung quanh các mảnh vụn ở dưới đáy đại dương, hình thành trong trầm tích đáy
biển tương tự như sự hình thành ngọc trai.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét