NHỮNG NGÔI CHÙA Ở NGŨ HÀNH SƠN
Cư sĩ Trần Kiêm Đạt
---o0o---
4.1 – Ngũ
Hành Sơn
Cách thành phố Đà Nẵng khoảng 7 km về phía đông nam, mọc lên giữa đồng
bằng gần sát biển, một cụm năm hòn núi đá nhấp nhô, xa trông như một đàn voi
khổng lồ chen chúc nhau nhào ra biển. Ngũ Hành Sơn hay Núi Non Nước là
một địa danh được cả nưóc biết đến từ lâu, là một trong
những thắng cảnh đẹp nhất của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Cụm núi Ngũ Hành nằm trên một vùng đất rộng phẳng sát biển xanh,
trên bãi cát vàng, hình thù kỳ dị với những ngọn lô nhô, cây cối um
tùm mọc lên giữa các hốc đá, màu sắc núi thay
đổi theo thời tiết, từ xám sang tím, từ tím sang xanh thẫm, đen. Giữa
cảnh đất trời sông biển bao la này, Ngũ Hành Sơn xuất hiện từ thời xa xưa, như
những hòn đảo nổi giữa mây nước bồng bềnh, như bức tranh sơn thủy, xứng danh
sánh với Hạ Long, Phong Nha, Hà Tiên; đây cũng là cái đẹp độc đáo của
hang động, đền chùa, thạch nhũ, thạch bích, của gió trăng lồng
lộng qua cửa động, của ánh sáng huyền diệu thay đổi
từng mùa, từng ngày, từng giờ trên vách đá, khiến cho các
tượng Phật, các hình đá thiên nhiên trở nên sinh động
lạ thường.
Ngũ Hành Sơn là một quần thể núi nằm trên bờ biển miền Trung Việt
Nam, cho nên quá trình hình thành cũng như những đặc điểm
hình thái chịu ảnh hưởng rất lớn giữa dãy Trường Sơn một bên, biển Nam Hải một
bên. Về địa chất, Trường Sơn được hình thành sau đợt vận động tại núi phù
hợp với thời gian "biển thoái" Hersini. Khối núi Trường Sơn Bắc
nguyên là một màng biển sâu (Địa máng) tồn tại từ đầu thời
đại Cổ Sinh, nổi lên ngay từ đợt vận động tại
núi Hersini. Trường Sơn Bắc được bắt đầu từ
cao nguyên Trấn Ninh (Lào), kéo dài theo hướng Tây bắc - Đông
nam, ra tận biển, vào tận dãy Bạch Mã nối liền với đèo Hải
Vân, tận cùng tại núi Sơn Trà và các hòn núi nhỏ ngoài vịnh Đà
Nẵng.
Mạch núi Trường Sơn Bắc chạy dài 753 cây số. Còn khối núi cao của Trường
Sơn Nam là một cấu trúc Hersini, bắt đầu từ phía nam đèo Hải Vân
trở đi, cho đến miền đông Nam Phần, từ vĩ tuyến 16 độ B
cho đến vĩ tuyến 11 độ B. Chiều dài của Trường Sơn Nam là 512
cây số. Khối núi cao nguyên Trường Sơn Nam bao chiếm gần hết diện tích
miền trung Trung Phần và miền cực nam Trung Phần.Quảng Nam - Đà Nẵng ở
vùng phía bắc của Trường Sơn Nam, giáp với phần rìa của Trường Sơn Bắc.
Trước kia, nơi đây là một vụng biển cắm sâu vào giữa hai khối
núi, đá hoa cương A Tuất (2,500m) ở phía Bắc giáp với
Thừa Thiên - Huế và núi Ngọc Linh (2598m) ở phía Nam,
giáp với Kontum, như một cái nêm lớn ở giữa.
Vào giữa thời kỳ Tri - Át, thời đại Trung Sinh, cách
đây khoảng hơn 200 triệu năm, có một cuộc vận động tạo núi mới, gọi
là "Indonesy". Sau đợt vận động tạo núi này hầu hết lãnh
thổ Việt Nam đều nổi lên trên mặt biển, ngoại trừ một số vịnh
và vụng nhỏ, trong đó có vùng đồi núi sông Bung. Sau khi nước rút, do vận động
nâng lên của Trường Sơn Nam, sông Thu Bồn và các sông nhánh khác của nó đã bồi
lên một vùng đất rộng 540 km2, bao gồm cả vùng cửa sông
Hội An, thu hẹp ở vùng Thăng Bình và mở rộng ra ở vùng Tam Kỳ
rộng 510 km2.
Nhưng do bị kẹp giữa Trường Sơn và Biển Đông, các con sông này
đều ngắn, cho nên quá trình bồi đắp những vụng biển lớn đã diễn ra
rất chậm chạp, phải nhờ những cuộc vận động kiến tạo mới và địa
hình lục địa, cho nên các đồng bằng ven biển miền Trung
nói chung, Quảng Nam - Đà Nẵng nói riêng chỉ mới được hình thành
rất gần đây, vào thời Đệ Tứ, cách đây khoảng 1 triệu 800
nghìn năm.
Sự bồi đắp vẫn tiếp diễn, vào thế kỷ thứ IV và thứ V, con
người vẫn chứng kiến sự hoạt động đó. Các vùng biển bị lấp vẫn còn để lại
những lạch nước chảy gần như liên tục, từ Bắc xuống Nam. Người ta vẫn nạo
vét các lạch nước đó, để sử dụng trong nhiều thế kỷ sau này.
Vào thời điểm đồi núi sông Bung còn là vùng biển, vùng Ngũ Hành Sơn cũng
như Sơn Trà, những hòn núi cuối cùng của Trường Sơn Bắc, là những
hòn đảo nằm chơ vơ giữa vùng biển khơi.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét