NHẠC CỤ CHỈ CÓ Ở VIỆT NAM
(8)
Sưu tầm
---o0o---
8. Đàn nhị Việt Nam
Đàn nhị là nhạc cụ thuộc bộ dây có cung vĩ, do đàn có 2 dây nên gọi là đàn nhị.
Đàn xuất hiện ở Việt Nam
khoảng thế kỷ 10. Ngoài người Kinh, nhiều người dân tộc thiểu số Việt Nam cũng sử
dụng rộng rãi nhạc cụ này (Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Giấy, H’Mông v.v…)
Tuy phổ biến tên gọi "đàn nhị", nhiều dân tộc tại Việt Nam
còn gọi đàn bằng tên khác nhau. Người Kinh gọi là "líu" (hay "nhị
líu" để phân biệt với "nhị chính"), người Mường gọi là
“Cò ke”, người miên Nam gọi là “Đờn cò”. Hình dáng, kích cỡ và nguyên liệu làm
đàn nhị cũng khác nhau đôi chút tùy theo tộc người sử dụng nó.
Loại đàn nhị thông dụng hiện nay có những bộ phận chính như sau:
1. Bát nhị (còn gọi là ống nhị): là bộ phận tăng âm
(bầu vang) rỗng ruột, hình hoa muống, làm bằng gỗ cứng. Bát nhị có 2 đầu, đầu
này bịt da rắn hay kỳ đà, còn đầu kia xòe ra không bịt gì cả. Ngựa đàn nằm ở
khoảng giữa mặt da.
2. Dọc nhị (còn gọi là cần nhị, cán nhị): dáng thẳng đứng, đầu hơi ngả về phía sau, gốc cắm xuyên qua lưng bát
nhị, gần phía mặt da.
3. Trục dây : trục trên và trục dưới đều
gắn xuyên qua đầu dọc nhị nằm cùng hướng với bát nhị.
4 Dây nhị : Trước đây dây đàn được làm
bằng sợi tơ se, ngày nay làm bằng nilon hoặc kim loại. Dây kim loại cho âm
thanh chuẩn hơn nhưng không ngọt ngào bằng dây tơ hay dây nilon. Dây đàn chỉnh
theo quãng 4 đúng, quãng 5 đúng, quãng 7 thứ... nhưng phổ biến nhất là quãng 5
đúng.
5. Cử nhị (hay khuyết nhị): là một sợi dây tơ se
neo 2 dây đàn vào gần sát dọc nhị, nơi dưới hai trục dây. Có khi cử nhị là một
khung áo buộc gần sát dọc nhị, hai dây đàn xỏ qua hai lỗ khung này. Cử nhị là
bộ phận để điều chỉnh cao độ âm thanh. Nếu bạn kéo cử nhị xuống, 2 dây đàn sẽ
ngắt quãng hơn, tạo ra âm thanh cao hơn. nếu bạn đẩy cử nhị lên khi đàn 2 dây
sẽ phát ra âm thanh trầm hơn vì quãng dây dài hơn. Tuy nhiên để lên dây đàn
người ta còn vặn trục dây nữa.
6. Cung vĩ: làm bằng cành tre, cành lớp hay gỗ
có mắc lông đuôi ngựa. Những lông đuôi ngựa nằm giữa hai dây đàn để kéo đẩy, cọ
xát vào dây đàn tạo ra âm thanh. Do những lông đuôi ngựa kẹt hai dây đàn nên ta
không thể tách rời cung vĩ khỏi thân đàn.
---o0o---
---o0o---
---oo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét