Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

THẮNG CẢNH THÁI LAN (40 - CHIANG MAI



THẮNG CẢNH THÁI LAN (4)
---o0o---
4 – THÀNH PHỐ CHIANG MAI

Chiang Mai ngày nay

Là thủ đô của một vương quốc hùng mạnh trong nhiều thế kỉ, ngày nay, thành phố Chiang Mai vẫn tiếp tục đóng vai trò là đầu tàu cho toàn bộ vùng lãnh thổ ở phía Bắc Thái Lan, một trong những vùng còn kém phát triển về kinh tế nhưng khá ổn định về chính trị (ngoại trừ sự bất ổn ở một phần lãnh thổ Thái Lan thuộc Tam giác vàng, nhưng với sự quyết tâm của chính phủ Thái, việc đầu hàng của thủ lĩnh Khun Sa, sự hoạt động cầm chừng, lẻ tẻ và ngày càng phân tán của các tập đoàn thuốc phiện, người ta cho rằng giai đoạn thiếu ổn định về chính trị của khu vực này đã trôi qua). Với lợi điểm về du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch lịch sử, Chiang Mai là một trong những địa điểm hấp dẫn nhất và được biết đến nhiều nhất của Thái Lan. Nhiều sự kiện văn hóa chính trị đã diễn ra tại đây, một trong số đó là SEA Games 17 vào năm 1995.
 Hiên nay, có khoảng 60 đến 70 vạn dân, trên tổng số 1,6 triệu của tỉnh Chiang Mai, đang sinh sống và làm việc tại thành phố Chiang Mai. Với sức vóc mới, thành quả của những năm tăng trưởng mạnh mẽ gần đây, dân Thái còn hay gọi thành phố Chiang Mai là "Vùng đô thị Chiang Mai", dẫu rằng về quy mô cũng như về mối quan hệ chiến lược với các khu vực ngoại ô và các thành phố nhỏ phụ cận, Chiang Mai chưa hẳn đã là một "đô thị" theo đúng nghĩa của từ.

Du lịch tại Chiang Mai

Ngoài những cảnh quan tuyệt đẹp thiên nhiên, Chiang mai còn nổi tiếng với nhiều hàng hóa phục vụ cho việc mua sắm của du khách với giá cả phong phú và tương đối rẻ.
Song song đó chính quyền bắt đầu bảo vệ rừng, biến núi rừng thành những vùng đất dành riêng để bảo tồn và những công viên có tính cách thiên nhiên. Trong đợt khủng hoảng kinh tế vừa qua, ngành kỹ nghệ và thương mại ít chịu ảnh hưởng và được phát triển, đem lại sự thịnh vượng cho cư dân; cộng với sự nhận thức tiến bộ về di sản kế thừa riêng của thành phố, đang phát độntg một chiến dịch bảo toàn truyền thống ngành nghề thủ công.
Mặc dù thành phố Chiang Mai hiện đại với diện tích rộng lớn với nhiều nhà hàng , khách sạn nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những bức tường thành kiên cố được xây dựng vào thế kỷ thứ 19 – một thành phố hiện đại pha trộn thành phố cổ kính.
Vùng dành riêng cho du lịch tập trung quanh cổng Tha Phae, có nhiều khách sạn, cửa hàng và nhà khách. Một hình thức tân kỳ của ngành du lịch, bằng cách lôi cuốn càng nhiều du khách càng tốt, tham gia vào các lớp học nấu ăn, các lớp huấn luyện xoa bóp theo đúng truyền thống Thái, trường dạy võ nghệ chuyên những cú đá hóc hiểm chết người, và câu lạc bộ thiền định. Đại lộ Huai Kaeo dẫn đến Doi Suthep cũng thay da đổi thịt thành một trung tâm có nhiều khánh sạn, các khu thị tứ mua sắm hàng hóa, nơi tụ tập mua bán và những quán rượu.

Các điểm tham quan du lịch trong thành phố

Lịch sử thành phố khởi sự từ Wat Chaing Mai (mở cửa hằng ngày đón du khách tham quan; vào cửa có vé), được người Chieng Mai xem là “nền tảng của Thành phố”. Đây là ngôi chùa được Hoàng đế Mangrai xây dựng, khi Đức vua trú ngụ tại đây suốt thời kỳ kiến thiết thành phố vào năm 1296. Tọa lạc trên một phần đất phía Đông Bắc của thành phố cổ xưa, đó là đền thờ xưa nhất của Chiang Mai trong số hơn 300 đền thờ. Có hai pho tượng của Đức Phật xa xưa được tôn kính lưu giữ nơi Tu Viện của vị sư Trưởng tu viện, du khách có thể chiêm ngưỡng, sùng bái khi có yêu cầu. Một pho tượng của Đức Phật làm bằng pha lê cao 10 cm do Hoàng đế Mangrai lấy từ Chieng Mai thời Lamphun, mệnh danh là Phra Sae Tang Taman. Người ta nói, ngôi đền thờ này đã hiện diện nơi đây ngót 600 năm.
Bức tượng thứ hai, bằng đá chạm nổi ở chân tượng của Đức Phật, có tên gọi Phra Sila, được tín đồ tin tưởng xuất xứ từ Ấn Độ vào thế kỷ thứ tám sau Công Nguyên. Cư dân nói, hai bức tượng này có năng lực đem mưa đến bảo vệ thành phố khi có hỏa hoạn. Còn có cấu trúc quan trọng khác trong đền thờ Chiang Mai là Wat Chang Lom. Chiếm cứ một trong bốn đường phố chủ yếu là Wat Phra Singh, được xây dựng vào thế kỷ thứ 15, mái hình vuông được trụ trên những hàng voi xây bằng vữa hồ (mở cửa hằng ngày) đây là chùa đồ sộ nhất của Chiang Mai, kiến thiết vào năm 1345, những bức tượng dày của đền thờ, có những cánh cửa đóng ra ngoài. 
 

Wat Chedi Luang (mở cửa hằng ngày), xây dựng vào năm 1401 từ phía Đông của Wat Phra Singh. Sau 150 năm có trận động đất dự dội, làm rung động ngôi chùa có chiều cao 90 mét, ngôi chùa chỉ còn cao 42 mét. Từ đó, ngôi chùa không bao giờ được tái thiết, mặc dù có nhiều sự cố gắng tu sửa. Nhưng ngay trong những tàn tích đổ nát, đền kỷ niệm đồ sộ vẫn gây ấn tượng đẹp cho du khách tham quan. Viên Ngọc Lục Bảo của Đức Phật đã được cất giữ nơi này trong suốt 84 năm ròng rã, trước khi chuyển đến thủ đô của nước Lào. Kề sát lối đi vào đền thờ, có cây bạch đàn đứng cao chót vót, người nào có tuổi thọ cao được bọc vào cây, tiêu biểu nét cao thượng của thành phố. 
Tọa lạc về phía Bắc của bức tường thành bao quanh thành phố, đó là Wat Chet Yok (mở cửa hằng ngày đón du khách), được Hoàng đế Trailokaraja thiết dựng, hoàn thành vào năm 1455. Như tên gọi gợi ý “bảy chóp nhọn”, đó là mô hình chùa Mahabodhi tại Bodhgaya của Ấn Độ. . Tại đây, Đức Phật đã đạt được điều mong muốn, trong lúc Ngài phải dùng thời gian bảy tuần lễ, lưu lại trong các khu vườn này. Các thiên thần làm bằng vữa hồ có nét đẹp tuyệt vời, đem trang trì trên những bức tường của đền thờ xứng hợp những khuôn mặt hào hoa của gia đình Trailokraija. Quân Miến Điện đã tàn phá một cách nghiêm trọng đền thờ này suốt thời kỳ xâm lăng của họ vào năm 1566.
Một trong những đền thờ của thành phố phức tạp gây ảnh hưởng nhất là Wat Suan Dok (mở cửa hằng ngày) xây dựng vào thế kỷ 14 ở phía Tây .
Ngay gốc phía Tây Bắc ngôi đền, căn nhà mái lớp bằng ngói màu trắng cất giữ cốt tro gia đình Hoàng tộc của Chiang Mai. Người ta nói, ngôi nhà đồ sộ ở giữa cất giữ ít nhất là tám xác thánh cao quý vị cao tăng Phật giáo. Wat Chetawan (mở cửa hằng ngày), gần cổng lớn ra vào phía Đông , có ngôi nhà mái lớp ba tầng, lưu giữ tượng các con vật có tính cách thần thoại.

 ---ooo0ooo---

Các điểm tham quan ngoài thành phố

Men theo quốc lộ rời khỏi thành phố cổ xưa, ngay tại góc phía tây Bắc, du khách phải đi ngang qua Viện Giáo dục nổi tiếng nhất của miền Bắc, đó là Đại học Chiang Mai , mở cửa chính thức đón sinh viên vào năm 1965, khu đất chung quanh trường Đại học rộng 200 héc ta. 
 
Gần Trường Đại Học, trong công viên Ratchamankla, là trung tâm nghiên cứu về các bộ lạc thiểu số(mở cửa từ thứ hai đến thứ sáu; từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều, điện thoại: 053. 210872, vào cửa có vé), ở đây còn có Viện bảo tàng nhỏ về dân tộc học . Tại đây, người ta có thể so sánh trang phục và những dụng cụ thuộc nhiều bộ lạc thiểu số của Thái . Gần bên khu vườn này là sở thú Chiang Mai (mở cửa từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều; vào cửa có vé), khởi sự từ năm 1978, do một phái bộ Hoa Kỳ có tính cách tư nhân sưu tập thú hoang dã. Việc săn trộm chim, thú trong nhiều thập niên vừa qua, được đem tặng cho vườn bách thú, sự kiện này có thể kiểm soát được, thú vật hoang dã ở trong Sở thú nhiều hơn trên rừng núi.
Từ chân nú Doi Suthepi, leo núi 12 km là đến Wat Doi Suthep. Đây là đền thờ nổi tiếng nhất của Chiang Mai, có tên gọi là Wat Doi Suthep (mở cửa hằng ngày). Địa thế ngôi đền được chọn lựa vào giữa thập niên 1300, theo truyền thuyết kể lại thì có một voi bị thả lỏng không bị xiềng xích, với một xác thánh của vị cao tăng Phật giáo buộc chặt trên lưng, chùa được dựng lên ngay điểm voi ngừng bước và không thể đi xa hơn nữa. Từ bến đậu xe của Wat Doi Suthep, có con đường đi lên cung điện Phuping  – khi gia đình Hoàng tộc  dời đi, khu vườn thuộc cung điện được chăm sóc chu đáo, mở cửa đón khách tham quan từ thứ sáu đến chủ nhật hằng tuần và các ngày nghỉ lễ chính thức.
---ooo0ooo---














 




Không có nhận xét nào: