Trang

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

DI SẢN TG TẠI BOSNA VÀ HERZEGOVINA


DI SẢN THẾ GIỚI
1.   Tại Bosna và Herzegovina
BKTT Wikipedia
-o0o-
Khu Cầu Cổ  trong Thành phố cổ Mostar
Mostar là một thành phố và đô thị ở Bosnia và Herzegovina, thành phố lớn nhất và quan trọng nhất trong khu vực Herzegovina và trung tâm của bang Herzegovina-Neretva thuộc Liên bang. Mostar nằm hai bên dòng sông Neretva  và là thành phố lớn thứ năm của Bosna và Herzegovina. Mostar được đặt tên theo cây cầu kiểu vòm (nguyên bản: mostari), cũng là một pháo đài thời trung cổ tên là Stari Most (tức Cầu Cổ) trên sông Neretva. Cầu Cổ là một trong những địa danh nổi tiếng và dễ nhận biết nhất của thành phố.
Cầu Mehmed Paša Sokolović ở Visegrad, bắc qua sông Drinatại miền đông Bosna và Herzegovina , được xây dựng và hoàn thành năm 1577 bởi kiến trúc sư Sinan, triều đình Đế quốc Ottoman  theo lệnh của thủ tướng Mehmed Pasa Sokolovic. Cầu này đã được UNESCO  công nhận là di sản thế giới  năm 2007.
Cầu Mehmed Paša Sokolović gồm 11 vòm xây bằng vữa, mỗi vòm dài từ 11 tới 15 m, và một đường dốc tới cầu vuông góc với 4 vòm ở phía tả ngạn sông. Cầu có chiều dài tổng cộng 179,50 m, là tuyệt phẩm của kiến trúc sư Mimar Koca Sinan , một trong các kiến trúc sư và kỹ sư của thời Đế quốc Ottoman - cùng thời với kiến trúc Phục hưng của Ý . Công trình xây dựng này của Sinan có thể sánh ngang các công trình xây dựng kiểu Phục Hưng. Về tổng thể, nét cân xứng và thanh nhã của cầu này là bằng chứng về sự tuyệt vời của phong cách kiến trúc.
3 trong số 11 vòm cầu đã bi phá hỏng trong Thế chiến thứ nhất và 5 vòm khác bị hư hại trong Thế chiến thứ hai  nhưng sau đó đã được tu sửa.
Trong cuộc Chiến tranh Bosna và Herzegovina cầu này là nơi diễn ra cuộc tàn sát thô bạo dân chúng ở Višegrad năm 1992.
Cầu này ngày nay rất nổi tiếng vì tác phẩm Cầu trên sông Drinado Ivo Andric, người đoạt Giải Nobel Văn học viết.
-o0o-
2.1 Tại Bulgaria
Tu viện Rila
Tu viện Saint Ivan của Rila, được biết đến như tu viện Rila là lớn nhất và nổi tiếng nhất  ở Bulgaria. Nó nằm ở phía Tây Nam dãy núi Rila , 117 km (73 dặm) về phía nam của thủ đô Sofia ở thung lũng sâu của sông Rilska ở độ cao 1.147 m trên mực nước biển. Tu viện được đặt theo tên người sáng lập của nó, là ẩn sĩ Ivan của Rila (876-946 AD).
Được thành lập vào thế kỷ thứ 10, các tu viện Rila được coi là một trong những di tích văn hóa, lịch sử và kiến trúc quan trọng nhất của Bulgary là một điểm thu hút du lịch trọng điểm cho cả Bulgaria và Nam Âu . Trong năm 2008, đã thu hút 900.000 khách tham quan.  Các tu viện được mô tả trên các tờ tiền giấy, ban hành vào năm 1999. 
Nhà thờ Boyana
Nhà thờ Boyana ở vùng ngoại ô thủ đô Sofia, cách trung tâm thành phố 8km. Nhà thờ được biết đến như một trong những di tích được bảo quản nguyên vẹn và hoàn chỉnh nhất của nền nghệ thuật Đông Âu thời Trung cổ.

Ở ngay dưới chân núi Vitosha, chìm giữa các cây cổ thụ tán lá xanh tươi tốt, nhà thờ bao gồm ba tòa nhà. Tòa nhà nhỏ phía Đông được xây dựng vào thế kỷ thứ 10, sau đó vào đầu thế kỷ 13 theo ý nguyện của Kaloyan, người cai quản Sredets (tên của Sofia thời Trung cổ), nhà thờ cũ đã được mở rộng, xây thêm một nhà thờ hai tầng mới và cả hai đều được trang trí bên trong. Các bích họa trong nhà thờ này là một trong những bộ sưu tập quan trọng nhất các bức tranh thời Trung cổ. Quần thể này được hoàn thành khi một nhà thờ thứ ba được xây dựng vào đầu thế kỷ 19. Năm 1979, UNESCO đã công nhận nhà thờ Boyana là Di sản văn hóa thế giới.

Kỵ sĩ Madara
Kỵ sĩ Madara (là khối đá lớn khắc hình nổi từ đầu thời Trung cổ ở cao nguyên Madara , gần làng Madara, phía đông tỉnh Shumen  thuộc vùng đông bắc Bulgaria.
Hình kỵ sĩ Madara đã được 25.44% người Bulgaria bầu chọn để in trên đồng tiền euro đúc bằng kim loại tương lai của mình trong cuộc bỏ phiếu ngày 29.6.2008.
Quần thể các công trình tôn giáo được đục trong đá tại làng Ivanovo là một quần thể các nhá thờ, giáo đường, thánh đường và tu viện được đục trong đá tại làng Ivanovo, Bulgaria. Có rất nhiều bức tranh được chạm trổ trên đá. Năm 1979, UNESCO  đã công nhận quần thể các công trình tôn giáo này là di sản thế giới.

---ooo0ooo---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét